Bộ Y tế chỉ ra nguyên nhân cán bộ dân số không được hưởng phụ cấp theo Nghị định 05

Đời sống - TRẦN LƯU

“Như tôi và rất nhiều anh chị em ở Bộ Y tế đã đi các địa phương, tham gia phòng chống dịch, nhưng chúng tôi không được hưởng những phụ cấp theo Nghị định 05, bởi vì chúng tôi không được bổ nhiệm chức danh nghề theo quy định của Nghị định này”, Thứ trưởng Bộ Y tế nói như vậy khi đề cập đến việc: Vì sao cán bộ dân số không được hưởng phụ cấp của Nghị định 05?
Bộ Nội vụ nói gì về Nghị định 05/2023/NĐ-CP? Viên chức dân số: "Phụ cấp ưu đãi nghề phải 100% mới xứng đáng!" Bộ trưởng Bộ Y tế trả lời về phụ cấp của cán bộ dân số Viên chức dân số nói gì về câu trả lời của Bộ trưởng Bộ Y tế? Cán bộ dân số mong muốn được ghi nhận và nhìn nhận đúng công việc đang làm

Những người luôn được vinh danh

Ngày 6/8, Truyền hình Quốc hội Việt Nam tổ chức Chương trình “Cử tri hỏi, đại biểu Quốc hội trả lời”, xoay quanh nội dung Nghị định 05 và những bất cập trong phụ cấp ưu đãi cho cán bộ dân số.

Tham gia chương trình có bà Nguyễn Thị Liên Hương, Thứ trưởng Bộ Y tế; bà Trần Thị Nhị Hà, Ủy viên Ủy ban Xã hội của Quốc hội khóa XV; và đại diện cho cử tri gồm: bà Nguyễn Thị Thu Thủy, đại diện Trung tâm Y tế quận Nam Từ Liêm, TP Hà Nội; bà Phạm Thị Hưởng, cán bộ dân số tỉnh Hà Nam.

Khi được hỏi về vai trò của cán bộ dân số hiện nay, bà Nguyễn Thị Liên Hương, Thứ trưởng Bộ Y tế, khẳng định: Đảng và Nhà nước luôn đánh giá cao vai trò của cán bộ dân số trong hệ thống y tế, nhất là vài trò của họ trong việc chăm sóc và bảo vệ sức khỏe cộng đồng, Nhân dân. Đặc biệt, trong công tác dân số, họ luôn hoàn thành nhiệm vụ, để đảm bảo đạt được và duy trì cơ cấu dân số vàng, đảm bảo chất lượng dân số, cân bằng giới tính khi sinh. Và một nhiệm vụ mới hiện nay họ phải làm là chăm sóc sức khỏe người cao tuổi, và người tàn tật. Những đóng góp đó, luôn được Bộ Y tế đánh giá rất cao.

Bộ Y tế chỉ ra nguyên nhân cán bộ dân số không được hưởng phụ cấp theo Nghị định 05
Bà Nguyễn Thị Liên Hương, Thứ trưởng Bộ Y tế trả lời câu hỏi của cử tri. Ảnh: Truyền hình Quốc hội.

Từ khi sáp nhập về trung tâm y tế, cán bộ dân số luôn nỗ lực hết mình để hoàn thành nhiệm vụ. Trong đại dịch Covid-19, cán bộ dân số đã hy sinh hết mình, để lại gia đình phía sau để tham gia vào công cuộc chống dịch. Chúng ta luôn luôn ghi nhận và tôn vinh những đóng góp đó.

Bà Trần Thị Nhị Hà, Ủy viên Ủy ban Xã hội của Quốc hội khóa XV, nhấn mạnh: Khi đã đứng chung một “mái nhà” y tế, chúng ta không phân biệt giữa cán bộ y tế hay dân số. Hiện tại, ngoài công việc chuyên môn, cán bộ dân số đang phải làm thêm nhiều việc như là một cán bộ y tế. Tại Hà Nội, hiện có khoảng 920 cán bộ dân số trên tổng số 26.000 cán bộ y tế toàn ngành, bên cạnh đó là 11.000 cộng tác viên dân số phủ khắp các địa bàn. Trong đại dịch Covid-19 vừa qua, sự đóng góp của lực lượng y tế là rất lớn, trong đó, cán bộ dân số đóng vai trò rất quan trọng. Không chỉ cống hiến mà còn có cả cán bộ dân số đã hy sinh tính mạng của mình cho công cuộc chống dịch.

Do thiếu chức danh nghề?

Trả lời câu hỏi của cử tri về những bất cập trong Nghị định 05, ở đó, cán bộ dân số đã bị “bỏ lại phía sau”, dù mức độ công việc và cống hiến của họ không khác gì cán bộ y tế; bà Hương cho biết: Về vấn đề phụ cấp hiện có 2 loại. Thứ nhất là phụ cấp phòng chống dịch, mà ở đó, tất cả những người tham gia đều được hưởng như nhau. Thứ hai là phụ cấp ưu đãi nghề với những đặc thù riêng.

Bộ Y tế chỉ ra nguyên nhân cán bộ dân số không được hưởng phụ cấp theo Nghị định 05
Bà Phạm Thị Hưởng, cán bộ dân số tỉnh Hà Nam thay mặt các cử tri đặt câu hỏi về những bất cập trong Nghị định 05. Ảnh: Truyền hình Quốc hội.

Bà Hương phân tích: Những năm qua, Đảng và Nhà nước luôn rất quan tâm đối với các chế độ, chính sách dành cho cán bộ dân số. Ngoài tiền lương, cán bộ dân số cũng được hưởng một số phụ cấp, như: Phụ cấp ưu đãi nghề, chế độ phụ cấp đặc thù,… Đặc biệt, trong đại dịch Covid-19 vừa qua, đã có chế độ phụ cấp phòng chống dịch dành cho mọi đối tượng tham gia. Trong đó, viên chức dân số cũng được hưởng đầy đủ tất cả những chính sách này. Nghị quyết 80 của Quốc hội ban hành năm 2023 đã cho phép tất cả các địa phương tiếp tục chi trả phụ cấp phòng chống dịch cho những người tham gia – từ nguồn ngân sách năm 2023. Như vậy, từ Quốc hội, đến Chính phủ và các bộ ngành đều tạo điều kiện hết sức. Không có ai bị bỏ lại phía sau, không một ai bị phân biệt đối xử, kể cả cán bộ dân số trong hưởng phụ cấp phòng chống dịch Covid-19. Các chế độ chính sách với người tham gia phòng chống dịch Covid-19 là đầy đủ, rõ ràng cho tất cả đối tượng, phù hợp với tất cả thành phần.

Còn đối với phụ cấp ưu đãi nghề, thì phải gắn với chức năng nghề. “Như tôi và rất nhiều anh chị em ở Bộ Y tế đã đi các địa phương, tham gia phòng chống dịch, nhưng chúng tôi không được hưởng những phụ cấp theo Nghị định 05, bởi vì chúng tôi không được bổ nhiệm chức danh nghề theo quy định của Nghị định này.

Hiện nay cán bộ dân số phải làm rất nhiều công việc khác, như: tiêm chủng, dinh dưỡng học đường, truyền thông giáo dục sức khỏe cộng đồng…, nhưng lại không được hưởng phụ cấp nghề. Lý do là họ không được bổ nhiệm chức danh nghề y tế, mặc dù làm nhiệm vụ chuyên môn y tế. Từ việc bổ nhiệm không đúng chức danh nghề, dẫn đến không được hưởng phụ câp đúng theo công việc thực tế họ đang làm. Ở đây, các cơ sở y tế đã xem xét phân công và sắp xếp vị trí việc làm chưa đúng với công việc của cán bộ dân số”, bà Hương nói.

Bộ Y tế chỉ ra nguyên nhân cán bộ dân số không được hưởng phụ cấp theo Nghị định 05
Cán bộ dân số ở An Giang làm công tác chống dịch Covid-19. Ảnh: Tr.L.

Cũng theo bà Hương, Nghị định 05 không sai và hoàn toàn đúng đối với chủ trương của Đảng, Nhà nước. Bất cập ở đây là cán bộ dân số phải làm nhiều công việc khác.

Do đó, các địa phương cần phải khẩn trương làm ngay những việc sau:

Thứ nhất, nếu cán bộ dân số có trình độ chuyên môn y tế, do yêu cầu nhiệm vụ được bố trí các công việc về chuyên môn y tế (chẳng hạn như y tế dự phòng) thì phải khẩn trương xem xét bổ nhiệm chức danh nghề cho họ; để từ đó, giúp họ được hưởng phụ cấp chức danh nghề từ 40% trở lên. Và khi đó là trở thành những đối tượng thuộc Nghị định 05.

Thứ hai đối với viên chức dân số không có trình độ chuyên môn y tế, nhưng do điều kiện thiếu nguồn nhân lực để bố trí việc làm tại y tế cơ sở thì phải cho họ đi đào tạo nghề chuyên môn. Khi đã được đào tạo thì phải bổ nhiệm chức danh nghề chuyên môn y tế để được hưởng phụ cấp của Nghị định 05. Tất cả vướng mắc đều nằm ở đó. Phải nói rõ: Nghị định 05 là phụ cấp ưu đãi nghề chứ không phải phụ cấp phòng chống dịch.

“Nghị định 05 là bố trí cho những người làm công tác y tế dự phòng, và y tế cơ sở được hưởng phụ cấp từ 40%. Nghĩa là họ làm chuyên môn y tế, trực tiếp tham gia công tác phòng chống dịch, công tác y tế dự phòng. Còn các cán bộ dân số ở đây được bổ nhiệm chức danh nghề là dân số viên, nghĩa là họ chỉ làm công tác dân số, không tham gia vào bất cứ công việc chuyên môn y tế nào. Nhưng bây giờ họ được giao thêm nhiệm vụ thì phải được bổ nhiệm chức danh nghề y tế”, bà Hương nhấn mạnh.

Trước trả lời của bà Hương, bà Phạm Thị Hưởng, cán bộ dân số tỉnh Hà Nam đặt vấn đề rằng: “Bây giờ chúng tôi đi đào tạo chức danh nghề nghiệp thì phải đào tạo bằng cấp như thế nào cho phù hợp với yêu cầu phân bổ chức danh nghề nghiệp? Vì trên thực tế chúng tôi đã có bằng y dược và có cả bằng y tế công cộng… Tới đây, Bộ Y tế có những chính sách hay hướng dẫn nào để y tế cơ sở dễ thực hiện việc này hay không?”

Trả lời câu hỏi trên, Thứ trưởng Bộ Y tế cho rằng: Từ Chính phủ đến Bộ Y tế đã có đầy đủ hướng dẫn về việc bổ nhiệm chức danh nghề cũng như đào tạo. Nếu có đầy đủ các bằng cấp y tế thì có thể chuyển đổi chức danh nghề. Khi một đơn vị có vị trí việc làm và có nhu cầu thì phải yêu cầu họ chuyển đổi chức danh nghề cho mình.

Tạp chí Lao động và Công đoàn sẽ tiếp tục thông tin về nội dung này.

Sở Y tế Hải Dương báo cáo UBND tỉnh về kiến nghị, đề xuất của viên chức dân số Sở Y tế Hải Dương báo cáo UBND tỉnh về kiến nghị, đề xuất của viên chức dân số

Sở Y tế Hải Dương cho rằng, Nghị định 05 chưa rõ về đối tượng hưởng mức phụ cấp ưu đãi nghề 100%. Vì vậy, ...

Rất nhiều kiến nghị của viên chức dân số về Nghị định 05 gửi đến Tổng LĐLĐ Việt Nam Rất nhiều kiến nghị của viên chức dân số về Nghị định 05 gửi đến Tổng LĐLĐ Việt Nam

Nhằm phục vụ cho Diễn đàn người lao động (NLĐ) năm 2023, Tổng LĐLĐ Việt Nam tổ chức lấy ý kiến của đông đảo đoàn ...

“Cần đề xuất từ Bộ Y tế để viên chức dân số không tủi thân và được ghi nhận công bằng” “Cần đề xuất từ Bộ Y tế để viên chức dân số không tủi thân và được ghi nhận công bằng”

Liên quan đến những ý kiến, đề xuất cần thiết điều chỉnh, bổ sung đối tượng được hưởng nâng phụ cấp ưu đãi nghề trong ...

Chia sẻ
In bài viết

Tin cùng chuyên mục

Cải thiện sức khỏe bà mẹ và trẻ sơ sinh trong cộng đồng dân tộc thiểu số

Kinh tế - Xã hội -

Cải thiện sức khỏe bà mẹ và trẻ sơ sinh trong cộng đồng dân tộc thiểu số

TS. Trần Đăng Khoa, Phó Vụ trưởng Vụ Sức khỏe Bà mẹ - Trẻ em, Bộ Y tế, cho biết tỷ lệ tử vong mẹ ở vùng sâu, vùng xa, miền núi cao gấp 3,5 lần so với vùng đồng bằng, đô thị; tỷ lệ tử vong mẹ ở dân tộc Mông cao gấp 7-8 lần so với dân tộc Kinh, Tày.

Trẻ sinh non - đối tượng đặc biệt cần được chăm sóc trong giai đoạn đầu đời

Kinh tế - Xã hội -

Trẻ sinh non - đối tượng đặc biệt cần được chăm sóc trong giai đoạn đầu đời

Mỗi năm, Việt Nam có khoảng 100.000 trẻ sinh non, đối mặt với nguy cơ suy dinh dưỡng, bệnh tật và tử vong cao. Làm thế nào để trẻ sinh non được chăm sóc toàn diện, có cơ hội phát triển khỏe mạnh là vấn đề đòi hỏi sự quan tâm đặc biệt từ gia đình, hệ thống y tế và toàn xã hội.

Thu nhập người lao động tại các doanh nghiệp Nhà nước tăng thế nào trong năm 2024?

Đời sống -

Thu nhập người lao động tại các doanh nghiệp Nhà nước tăng thế nào trong năm 2024?

Năm 2024, thu nhập bình quân của người lao động tại các tập đoàn, tổng công ty Nhà nước tăng trên 10%. Kết quả này không chỉ phản ánh sự phục hồi và tăng trưởng của nền kinh tế mà còn là minh chứng cho sự đóng góp của tổ chức Công đoàn trong việc chăm lo đời sống người lao động.

Bí quyết cải thiện chỉ số thông minh, giúp trẻ phát triển toàn diện

Đời sống -

Bí quyết cải thiện chỉ số thông minh, giúp trẻ phát triển toàn diện

Để trẻ em được phát triển toàn diện, cần phải hỗ trợ can thiệp những năm đầu đời, mang tính đa ngành, toàn diện và liên tục.

Vĩ thanh - trở lại Hua La mùa cà phê

Đời sống -

Vĩ thanh - trở lại Hua La mùa cà phê

Một năm sau, đầu tháng 11/2024, chúng tôi trở lại xã Hua La (Sơn La), nơi có những cây cà phê đang vào mùa thu hoạch.

Công đoàn cơ sở kiện doanh nghiệp đòi quyền lợi cho người lao động

Đời sống -

Công đoàn cơ sở kiện doanh nghiệp đòi quyền lợi cho người lao động

Mới đây, Ban Chấp hành Công đoàn Công ty TNHH Kobelco E&M Việt Nam (Khu Công Nghiệp Biên Hòa II, thành phố Biên Hoà, tỉnh Đồng Nai) đã có đơn khởi kiện doanh nghiệp này để đòi tiền lương và quyền lợi cho người lao động.

Người lao động cần làm gì để tránh mắc “bẫy” khi làm thủ tục xuất khẩu lao động Podcast

Người lao động cần làm gì để tránh mắc “bẫy” khi làm thủ tục xuất khẩu lao động

Thời gian gần đây, ngày càng có nhiều vụ việc về các đối tượng mạo danh là cán bộ/nhân viên doanh nghiệp dịch vụ xuất khẩu lao động để lừa đảo, thu tiền của người lao động. PV Tạp chí Lao động và Công đoàn có cuộc trao đổi với luật sư Vũ Ngọc Hà - Giám đốc Trung tâm Tư vấn pháp luật công đoàn (LĐLĐ tỉnh Đồng Nai) và ông Nguyễn Văn Vị - Chủ tịch HĐQT Công ty CP Phát triển Quốc tế VTC1 về vấn đề này.

Hết thời “nhập siêu” văn hóa? Cà phê tối

Hết thời “nhập siêu” văn hóa?

Lễ hội Thiết kế Sáng tạo Hà Nội 2024 đã kết thúc vào hôm qua (17/11). Thành công vang dội của Lễ hội cùng những sự kiện gần đây của các đêm nhạc “nội địa” đang cho thấy nhiều chỉ dấu tích cực về công nghiệp văn hóa.

Đón xem Talk Công đoàn: TƯLĐTT nhóm: “Lợi ích kép” cho doanh nghiệp và người lao động Talk Công đoàn

Đón xem Talk Công đoàn: TƯLĐTT nhóm: “Lợi ích kép” cho doanh nghiệp và người lao động

Talk Công đoàn 20 giờ, ngày 23/11/2024 là cuộc trò chuyện với đồng chí Đỗ Thị Phương, Chủ tịch LĐLĐ thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh về thỏa ước lao động tập thể nhóm doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực du lịch, dịch vụ, đem lại lợi ích cho cả người lao động và chủ doanh nghiệp.

08 quyền của người thụ hưởng chế độ bảo hiểm xã hội Công đoàn

08 quyền của người thụ hưởng chế độ bảo hiểm xã hội

Khoản 2, Điều 10 Luật BHXH 2024 quy định người thụ hưởng chế độ bảo hiểm xã hội có các quyền sau đây:
Muôn nẻo yêu thương số 9: Sưởi ấm cuộc đời nữ công nhân tảo tần Muôn nẻo yêu thương

Muôn nẻo yêu thương số 9: Sưởi ấm cuộc đời nữ công nhân tảo tần

Chương trình Muôn nẻo yêu thương số 9 là câu chuyện về chị Nguyễn Thị Thúy – đoàn viên công đoàn cơ sở Công ty TNHH Quốc tế Cerie (Việt Nam), KCN Bình Xuyên 1, tỉnh Vĩnh Phúc được Công đoàn các KCN tỉnh Vĩnh Phúc hỗ trợ chương trình Mái ấm Công đoàn để chị Thúy có nền tảng tài chính đầu tiên xây nên tổ ấm của riêng mình.

Đề xuất nhiều giải pháp xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam hiện đại, lớn mạnh Video

Đề xuất nhiều giải pháp xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam hiện đại, lớn mạnh

Sáng ngày 22/11/2024, tại Hà Nội, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam phối hợp với Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Hội đồng Lý luận Trung ương tổ chức hội thảo khoa học quốc gia “Xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam hiện đại, lớn mạnh”.

Đọc thêm

Rục rịch công bố thưởng Tết, người lao động kỳ vọng mức tương xứng

Người lao động -

Rục rịch công bố thưởng Tết, người lao động kỳ vọng mức tương xứng

Còn hơn 2 tháng nữa đến Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, một số doanh nghiệp và công đoàn cơ sở đang dần lên kế hoạch chi lương, thưởng, quà Tết, sao cho vừa phù hợp với tình hình kinh doanh, vừa đáp ứng nguyện vọng của người lao động.

Phòng trọ tối thiểu 5m2/người: Công nhân vừa mừng vừa lo

Đời sống -

Phòng trọ tối thiểu 5m2/người: Công nhân vừa mừng vừa lo

Được ở trong phòng trọ rộng rãi, thoáng mát là điều ai cũng mong muốn. Nhưng với công nhân lao động sẽ đi kèm với nỗi lo chi phí thuê trọ tăng cao, vì “tiền nào của nấy”…

Lao động nhập cư và làn sóng “bỏ phố về quê”

Người lao động -

Lao động nhập cư và làn sóng “bỏ phố về quê”

Nhiều năm gần đây, người lao động nhập cư ở nhiều thành phố, đô thị lớn dần có xu hướng quay trở về quê hương làm việc. Có nhiều yếu tố tác động đến quyết định này, trong số đó là quan điểm “muốn về gần nhà” và sự thay đổi trong chính sách thu hút nhân lực của các địa phương.

Hàng trăm công nhân tham gia Giải chạy tiếp sức Ekiden lần thứ 2

Người lao động -

Hàng trăm công nhân tham gia Giải chạy tiếp sức Ekiden lần thứ 2

Công ty TNHH Khu công nghiệp Thăng Long Vĩnh Phúc vừa tổ chức Giải chạy tiếp sức Ekiden lần thứ 2, thu hút sự tham gia của vận động viên tại 17 doanh nghiệp.

Sống xa cha mẹ, con công nhân dễ sống khép kín, thiếu tự tin

Đời sống -

Sống xa cha mẹ, con công nhân dễ sống khép kín, thiếu tự tin

Có đến 30,2% trẻ em từ độ tuổi 0 đến dưới 16 là con của công nhân đang phải sống xa cha mẹ. Điều này khiến trẻ đối mặt với nguy cơ thiếu thốn tình cảm và giảm khả năng phát triển toàn diện.

Vay lãi suất thấp, công nhân bị loại vì… thu nhập cao!

Đời sống -

Vay lãi suất thấp, công nhân bị loại vì… thu nhập cao!

“Tôi nghĩ thu nhập càng cao thì càng dễ vay vốn, vì có đủ khả năng trả nợ, đằng này hồ sơ của tôi lại bị loại”, một nam công nhân chia sẻ khi nói về những quy định mới thuộc Thông tư 33 của Ngân hàng Nhà nước.

Dồn tiền bán đất ở quê hơn 1 năm vẫn chưa mua được chung cư Hà Nội

Người lao động -

Dồn tiền bán đất ở quê hơn 1 năm vẫn chưa mua được chung cư Hà Nội

Nhiều năm tích góp, thậm chí bán đất ở quê để nuôi hy vọng mua nhà ở Hà Nội, nhưng người lao động vẫn chật vật vì số tiền gom được không “kịp” theo tốc độ tăng của giá nhà.

Bộ đội giúp dân khắc phục sau cơn bão Trà Mi

Đời sống -

Bộ đội giúp dân khắc phục sau cơn bão Trà Mi

Miền Trung đang bước vào mùa bão lũ. Tại tỉnh Thừa Thiên Huế nhiều địa phương đã bị thiệt hại nặng trong những đợt mưa bão tháng 10, nhất là cơn bão Trà Mi. Cùng với lực lượng công an, các chiến sĩ, bộ đội, lực lượng dân quân đại phương cũng tất tả ngược xuôi giúp, giầm mình trong mưa bão để gia cố từng mét kè biển, nhặt từng tấm tôn, tấm ngói bão thổi bay để giúp nhân dân ổn định đời sống, vượt qua những khó khăn, mất mát.

Giá chung cư Hà Nội tăng chóng mặt, người lao động hụt hơi "giấc mơ an cư”

Người lao động -

Giá chung cư Hà Nội tăng chóng mặt, người lao động hụt hơi "giấc mơ an cư”

Giá chung cư tăng phi mã từ quý IV/2023 đến nay khiến công nhân, người lao động nhập cư ngày càng khó tiếp cận.

Xót thương nam thanh niên xung kích bị lũ cuốn trôi khi tham gia cứu hộ

Đời sống -

Xót thương nam thanh niên xung kích bị lũ cuốn trôi khi tham gia cứu hộ

Vừa thực hiện xong nghĩa vụ quân sự, trở về quê lập nghiệp, anh Lê Ngọc Hơn (huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình) xung phong tham gia Tổ xung kích phòng, chống thiên tai. Trong quá trình hỗ trợ bà con dọn dẹp tránh lụt, anh không may bị nước lũ cuốn trôi.