Bộ trưởng Bộ Y tế trả lời về phụ cấp của cán bộ dân số
Đời sống - 29/07/2023 16:33 TRẦN LƯU
Chiều ngày 28/7 tại Phòng họp Diên Hồng, Tòa nhà Quốc hội đã diễn ra “Diễn đàn Người lao động năm 2023” do Tổng LĐLĐ Việt Nam và Văn phòng Quốc hội phối hợp tổ.
Tại Diễn đàn, cử tri là đoàn viên, người lao động có dịp bày tỏ tâm tư, nguyện vọng, đề xuất, kiến nghị với Quốc hội, lãnh đạo Quốc hội về chính sách, pháp luật liên quan đến người lao động và hoạt động công đoàn; đề xuất ý tưởng, giải pháp thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội.
Đặc biệt, Bộ trưởng Bộ Y tế - Đào Hồng Lan đã trả lời các kiến nghị liên quan đến Luật An toàn thực phẩm (ATTP); kiến nghị bổ sung viên chức dân số trong Nghị định số 05 và đảm bảo chất lượng y tế cho công tác khám chữa bệnh.
Cán bộ dân số ở An Giang làm công tác phòng, chống dịch Covid-19. Ảnh: Tr.L. |
Theo đồng chí Đào Hồng Lan, Quốc hội đã ban hành Luật ATTP quy định rất rõ chức năng của địa phương, cơ quan, đơn vị liên quan. Cơ quan liên ngành bao gồm Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Công thương và Bộ Y tế cùng các ban, bộ, ngành liên quan khác đã tích cực triển khai nhiều hoạt động kiểm tra, giảm sát đảm bảo công tác ATTP. Tuy nhiên, vì đây là lĩnh vực rộng nên trên thực tế còn tồn tại những hạn chế. Bộ Y tế đã tích cực tham mưu Chính phủ về các giải pháp tăng cường công tác đảm bảo ATTP cũng như ban hành các nghị định quy định cụ thể về tăng cường công tác đảm bảo ATTP.
Về kiến nghị của đại biểu ở Thanh Hóa liên quan đến bổ sung viên chức dân số vào đối tượng được hưởng nâng phụ cấp ưu đãi nghề lên 100% trong Nghị định số 05: Đối với ngành Y có 6 loại phụ cấp ưu đãi nghề với các mức 20% - 70% tùy theo tính chất công việc. Trong đó, mức 70% áp dụng với những công chức thường xuyên, trực tiếp, chăm sóc người bệnh HIV/AIDS, cán bộ y tế ở vùng sâu vùng xa… 30% áp dụng với cán bộ dân số và 20% với cán bộ quản lý và không làm công tác chuyên môn. Trong bối cảnh dịch Covid-19 và nhiều dịch bệnh khác, để động viên cán bộ y tế là công tác chống dịch, Bộ Chính trị đã có Kết luận số 25 ưu tiên đối tượng đang hưởng phụ cấp từ 40% - 70% sẽ tăng lên 100% áp dụng 2 năm 2022 và 2023.
“Thời gian qua, chúng tôi cũng nhận được nhiều phản ánh của viên chức dân số vì sao không được tăng phụ cấp lên 100%. Chúng tôi xin trả lời vấn đề này như sau: Hiện chúng ta chỉ ưu tiên cho những nghề được Bộ Chính trị cho phép; trên thực tế, những đối tượng này cũng được đào tạo trong thời gian dài và cũng phải thường xuyên trực tiếp làm việc trong điều kiện nguy hiểm. Nghị định số 05 đã cụ thể hóa Kết luận số 25 của Bộ Chính trị theo những nội dung như trên”, Bộ trưởng Bộ Y tế cho hay.
Hình ảnh cán bộ dân số thực hiện giám sát công tác dân số tại huyện Phú Tân, tỉnh An Giang. Ảnh. Tr.L. |
Bộ trưởng Đào Hồng Lan phát biểu thêm: “Chúng tôi đã báo cáo các cơ quan chức năng về những kiến nghị của cán bộ dân số. Và theo Nghị quyết số 99 của Quốc hội ban hành tháng 6/2023 vừa qua đã giao các bộ, ngành tiếp tục nghiên cứu, đề xuất các chính sách tiền lương thỏa đáng cho các cán bộ công chức nói chung, trong đó có y tế cơ sở, y tế dự phòng. Điều này hoàn toàn phù hợp với Nghị quyết số 20, với ngành đặc biệt cần đào tạo sử dụng và đãi ngộ đặc biệt, cải cách tiền lương, trong đó, ưu tiên hơn đối với ngành Y. Về ý kiến cán bộ y tế đang có thời gian học dài hơn các ngành khác, chúng tôi cũng đã đề xuất khi học được hưởng lương bậc 2, tuy nhiên đang là đề xuất, chờ chính sách cải cách tiền lương nói chung. Về vấn đề liên quan đến vấn đề đảm bảo chất lượng y tế cho công tác khám chữa bệnh, trong thời gian qua, Chính phủ, Bộ Y tế cũng đã có rất nhiều các giải pháp để giải quyết vấn đề này. Bây giờ cũng đã có rất nhiều luật, các nghị định, thông tư… các vấn đề, khúc mắc trong năm 2022 cơ bản đã được tháo gỡ”.
Trước thông tin trên, nhiều cán bộ dân số đã bày tỏ sự vui mừng, vì tâm tư, nguyện vọng của họ đã được Bộ Y tế lắng nghe.
Bạn đọc L.X.H (viên chức y tế làm công tác dân số hơn 11 năm ở tỉnh Long An) cho rằng: “Trong thời gian chống dịch vừa qua, đối tượng được hưởng chế độ phụ cấp đặc thù của Nghị quyết số 58/NQ-CP, ngày 08/6/2021 của Chính phủ có cả cán bộ y tế cơ sở. Nhưng đến Nghị định số 05 ban hành, thì đối tượng được hưởng phụ cấp ưu đãi lại loại bỏ viên chức y tế làm công tác dân số và truyền thông giáo dục sức khỏe. Như vậy là không công bằng. Hiện tại, ngoài công tác dân số như tôi còn kiêm luôn Chương trình Người khuyết tật (phần mềm quản lý), cập nhật hồ sơ sức khoẻ điện tử, chương trình chăm sóc sức khoẻ người cao tuổi, thế mà phụ cấp ưu đãi chỉ có 30%. Chúng tôi mong chờ một sự sửa đổi từ Nghị định số 05”.
Cùng quan điểm trên, cán bộ dân số P.H cho biết, tất cả các khoản chi hỗ trợ cho chống dịch Covid-19 vừa qua đều được chia đều cho tất cả các nhân viên y tế đã tham gia chống dịch chứ không phải dành riêng cho cán bộ dân số. Vậy tại sao Nghị định số 05 của Chính phủ lại loại bỏ viên chức y tế cơ sở phụ trách công tác dân số ra ngoài, trong khi làm việc và cống hiến như nhau.
Theo cán bộ dân số H, từ khi được tuyển dụng mới hay sáp nhập về trạm y tế, họ luôn nỗ lực làm việc phát huy hết vai trò và trách nhiệm của mình, chấp hành tốt sự phân công của lãnh đạo cơ quan, làm việc luôn tạo sự hòa thuận, vui vẻ, đoàn kết trong nội bộ cơ quan, đơn vị, để chăm sóc tốt sức khỏe Nhân dân. Nhưng giờ đây, họ đã trở thành những người "bị bỏ lại phía sau". Liệu có một sự bất cập trong Nghị định số 05? Liệu trong tương lai, Nghị định số 05 có được sửa đổi? Rất mừng là hiện nay Bộ Y tế đã lắng nghe.
“Không sợ thiếu, chỉ sợ không công bằng” Ngày 29/12/1966, khi họp Hội đồng Chính phủ, bàn đến khuyết điểm trong lưu thông phân phối, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã căn dặn: ... |
"Nghị định 05 chưa đảm bảo sự công bằng, thiếu đồng thuận" Trong cuộc trò chuyện cùng Phóng viên Tạp chí Lao động và Công đoàn, Phó Trưởng ban Chính sách – Pháp luật, Tổng LĐLĐ Việt ... |
MTTQ tỉnh Nghệ An kiến nghị đảm bảo công bằng cho viên chức dân số Uỷ ban MTTQ tỉnh Nghệ An đề nghị Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh kịp thời tổng hợp phản ánh, kiến nghị của cử tri ... |
Tin cùng chuyên mục
Kinh tế - Xã hội - 22/11/2024 18:55
Cải thiện sức khỏe bà mẹ và trẻ sơ sinh trong cộng đồng dân tộc thiểu số
TS. Trần Đăng Khoa, Phó Vụ trưởng Vụ Sức khỏe Bà mẹ - Trẻ em, Bộ Y tế, cho biết tỷ lệ tử vong mẹ ở vùng sâu, vùng xa, miền núi cao gấp 3,5 lần so với vùng đồng bằng, đô thị; tỷ lệ tử vong mẹ ở dân tộc Mông cao gấp 7-8 lần so với dân tộc Kinh, Tày.
Kinh tế - Xã hội - 20/11/2024 12:28
Trẻ sinh non - đối tượng đặc biệt cần được chăm sóc trong giai đoạn đầu đời
Mỗi năm, Việt Nam có khoảng 100.000 trẻ sinh non, đối mặt với nguy cơ suy dinh dưỡng, bệnh tật và tử vong cao. Làm thế nào để trẻ sinh non được chăm sóc toàn diện, có cơ hội phát triển khỏe mạnh là vấn đề đòi hỏi sự quan tâm đặc biệt từ gia đình, hệ thống y tế và toàn xã hội.
Đời sống - 19/11/2024 14:53
Thu nhập người lao động tại các doanh nghiệp Nhà nước tăng thế nào trong năm 2024?
Năm 2024, thu nhập bình quân của người lao động tại các tập đoàn, tổng công ty Nhà nước tăng trên 10%. Kết quả này không chỉ phản ánh sự phục hồi và tăng trưởng của nền kinh tế mà còn là minh chứng cho sự đóng góp của tổ chức Công đoàn trong việc chăm lo đời sống người lao động.
Đời sống - 15/11/2024 16:58
Bí quyết cải thiện chỉ số thông minh, giúp trẻ phát triển toàn diện
Để trẻ em được phát triển toàn diện, cần phải hỗ trợ can thiệp những năm đầu đời, mang tính đa ngành, toàn diện và liên tục.
Đời sống - 15/11/2024 16:53
Vĩ thanh - trở lại Hua La mùa cà phê
Một năm sau, đầu tháng 11/2024, chúng tôi trở lại xã Hua La (Sơn La), nơi có những cây cà phê đang vào mùa thu hoạch.
Đời sống - 13/11/2024 15:31
Công đoàn cơ sở kiện doanh nghiệp đòi quyền lợi cho người lao động
Mới đây, Ban Chấp hành Công đoàn Công ty TNHH Kobelco E&M Việt Nam (Khu Công Nghiệp Biên Hòa II, thành phố Biên Hoà, tỉnh Đồng Nai) đã có đơn khởi kiện doanh nghiệp này để đòi tiền lương và quyền lợi cho người lao động.