Vụ công nhân bị sa thải kèm ảnh bạo lực: Công đoàn vào cuộc bảo vệ người lao động

Công đoàn Khu Kinh tế Hải Phòng vừa có buổi làm việc với Ban lãnh đạo và Công đoàn Công ty TNHH IIYAMA SEIKI Việt Nam (Công ty IIYAMA SEIKI) để xác minh, làm rõ thông tin liên quan đến kiến nghị của tập thể công nhân.
Công nhân bức xúc vì công ty thông báo sa thải in kèm ảnh bạo lực Vụ công nhân bị sa thải in kèm ảnh bạo lực: NLĐ làm đơn kiến nghị

Thông báo sa thải và hình ảnh bạo lực do Giám đốc tự làm, tự đăng

Buổi làm việc sáng 26/9/2022 có đồng chí Nguyễn Hồng Quang, Phó Chủ tịch Khu Kinh tế Hải Phòng; ông Yoshiharu Jin - Giám đốc Công ty IIYAMA SEIKI; các Trưởng phòng Nhân sự, Quản lý sản xuất; Chủ tịch Công đoàn cơ sở và 8 người lao động của Công ty.

Nội dung chính của buổi làm việc là xác minh thông tin Công ty IIYAMA SEIKI làm sai luật, đe dọa công nhân được đăng tải trên mạng xã hội gây bức xúc dư luận.

Vụ công nhân bị sa thải kèm ảnh bạo lực: Công đoàn vào cuộc bảo vệ người lao động
Công ty IIYAMA SEIKI có địa chỉ tại số 5 đường Đông Tây, Khu Đô thị, công nghiệp và Dịch vụ VSIP Hải Phòng, xã Dương Quan, huyện Thuỷ Nguyên, thành phố Hải Phòng. Ảnh: CNCC

Tại buổi làm việc, đại diện Công ty IIYAMA SEIKI giải trình về vụ việc 2 nam công nhân xin nghỉ việc nhưng Công ty dán thông báo sa thải kèm hình ảnh bạo lực. Theo đó, 2 công nhân này có đơn xin nghỉ việc từ ngày 23/8/2022. Công ty thỏa thuận đồng ý đến ngày 24/9/2022 sẽ cho hai công nhân nghỉ việc. Công ty tạo điều kiện cho công nhân nghỉ trước ngày 24/9/2022 và công nhân đã nhất trí.

Về thông báo sa thải gây bức xúc, phía Công ty giải thích do "Giám đốc tự làm, tự đăng, nội dung dịch văn bản chưa thông qua các phòng, ban của Công ty. Giám đốc tự tay tháo gỡ ngay sau đó; tuy nhiên, hình ảnh đưa lên bị chụp lại trước khi gỡ".

Vụ công nhân bị sa thải kèm ảnh bạo lực: Công đoàn vào cuộc bảo vệ người lao động
Hình ảnh gắn với thông báo sa thải công nhân của Công ty IIYAMA SEIKI . Ảnh: CNCC

Về vấn đề chụp ảnh trong nhà vệ sinh, phía Công ty cho biết, Giám đốc kiểm tra ca đêm không thấy công nhân làm việc nên đã vào khu vực nhà xưởng kiểm tra, trong đó có cả khu vực vệ sinh và chụp ảnh (chỉ chụp 1 lần).

Về việc Giám đốc chụp ảnh phòng nghỉ của công nhân, Công ty giải thích rằng Giám đốc chỉ muốn xác nhận công nhân có vi phạm hay không, bởi phòng nghỉ cũng không được sử dụng điện thoại, theo quy định.

Theo đồng chí Bùi Quang Phú - Chủ tịch Công đoàn Công ty cho rằng hình ảnh kéo cắt ngang cổ dán kèm thông báo sa thải đã gây tâm lý hoang mang trong công nhân, họ cảm thấy bị đe doạ.

Tại buổi làm việc, các công nhân cũng cho biết bị ảnh hưởng tâm lý bởi hình ảnh bạo lực trên bảng tin của Công ty. Họ nói thêm rằng, việc sử dụng điện thoại trong khu vực làm việc là sai Nội quy lao động, ảnh hưởng đến tiến độ, năng suất. Tuy nhiên, cá nhân có hành vi vi phạm phải chịu trách nhiệm. Việc Giám đốc chụp ảnh công nhân khi ở trong nhà vệ sinh là ảnh hưởng quyền riêng tư cá nhân. Công nhân đề nghị cần xác nhận hành vi này là đúng hay sai.

Vụ công nhân bị sa thải kèm ảnh bạo lực: Công đoàn vào cuộc bảo vệ người lao động
Thời điểm công nhân phát hiện ra thông báo sa thải hai công nhân được Giám đốc dán trên bảng tin kèm hình ảnh "bạo lực". Ảnh: CNCC

Tại buổi làm việc, đồng chí Nguyễn Hồng Quang - Phó Chủ tịch Công đoàn Khu Kinh tế Hải Phòng nhận định hai công nhân có đơn xin nghỉ, Công ty đồng ý và ban hành quyết định chấm dứt hợp đồng lao động là đúng theo quy định tại khoản 3 Điều 34 Bộ luật Lao động 2019. Tuy nhiên việc Công ty dán thông báo sa thải kèm theo hình ảnh “cây kéo cắt cổ” làm cho công nhân bức xúc là không đúng quy định.

Đồng chí Quang nhấn mạnh, Công ty có quyền giám sát việc thực hiện nội quy lao động, tuy nhiên, việc vào nhà vệ sinh, phòng nghỉ chụp ảnh khi không được người lao động đồng ý là sai quy định.

Giám đốc Công ty phải xin lỗi công nhân

Sau khi thảo luận, các bên thống nhất đi đến kết luận: "Chậm nhất cuối giờ chiều ngày 27/9/2022, Giám đốc sẽ có thư xin lỗi và cam kết không có những hành vi nêu trên (trừ trường hợp tham gia Đoàn giám sát với Công đoàn Công ty)".

Công ty cần xây dựng quy chế dân chủ theo quy định Điều 63 Bộ luật Lao động 2019, quy định rõ thời gian tổ chức đối thoại, Hội nghị người lao động giải quyết vấn đề vướng mắc và nghe đề xuất kiến nghị của người lao động. Chậm nhất trước ngày 30/9/2022, Công ty sẽ tổ chức Hội nghị người lao động.

Chậm nhất ngày 27/9/2022, Công đoàn Công ty phải thành lập các Tổ Công đoàn và tổ chức họp ngay để tập hợp ý kiến của người lao động, đưa ra giải quyết tại Hội nghị người lao động sắp tới.

Bên cạnh đó Công ty sẽ phối hợp với Công đoàn cơ sở thành lập Tổ giám sát để kiểm tra việc thực hiện Nội quy lao động (quy chế, nội dung, thành phần, hình thức hoạt động cụ thể của Tổ giám sát sẽ do Hội nghị Người lao động quyết định).

Rau siêu thị, rau chợ và bài toán lòng tin Rau siêu thị, rau chợ và bài toán lòng tin

Vụ việc hàng loạt chuỗi siêu thị bị phanh phui có nhập rau ở chợ đầu mối, rau không rõ nguồn gốc vào siêu thị ...

"Sốt" đất ảo lại tái phát: Cần điều trị ngay

Theo Báo Tiền Phong, trưa 24/9, trên mạng xã hội đăng tải clip ghi hình hàng trăm người tập trung ở một khu vực trồng ...

Thuốc, thực phẩm chức năng giả và những cái chết từ từ! Thuốc, thực phẩm chức năng giả và những cái chết từ từ!

Dư luận và dân chúng đang đổ dồn vào chuyện nóng thiếu thuốc cùng vật tư y tế nên “tạm quên” đi việc khác nguy ...

Gương mẫu thực hiện tinh giản tổ chức bộ máy

Gương mẫu thực hiện tinh giản tổ chức bộ máy

Ngày 1/3/2025, ông Nguyễn Văn Đông - nguyên Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, chính thức nghỉ hưu trước tuổi theo chủ trương tinh giản bộ máy.
Tháng Công nhân 2025: Cụ thể hóa vai trò tiên phong của giai cấp công nhân

Tháng Công nhân 2025: Cụ thể hóa vai trò tiên phong của giai cấp công nhân

Đồng chí Đỗ Đức Thiệm - Trưởng Ban Chính sách – Tuyên giáo – Nữ công, Liên đoàn Lao động tỉnh Lâm Đồng cho rằng: Đây là lúc tổ chức Công đoàn phải đổi mới mạnh mẽ, để giai cấp công nhân thực sự trở thành lực lượng dẫn dắt kỷ nguyên mới.
Đổi mới tư duy, tầm nhìn và kỹ năng cho cán bộ công đoàn tỉnh Quảng Bình

Đổi mới tư duy, tầm nhìn và kỹ năng cho cán bộ công đoàn tỉnh Quảng Bình

Tại hội nghị tập huấn nghiệp vụ công tác công đoàn do LĐLĐ tỉnh Quảng Bình tổ chức, đồng chí Ngọ Duy Hiểu - Phó Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam đã trực tiếp truyền đạt các nội dung về tư duy, tầm nhìn và kỹ năng của cán bộ công đoàn trong bối cảnh mới và những điểm mới Luật Công đoàn và Luật Bảo hiểm xã hội.
Người thủ lĩnh công đoàn gần công nhân, sát doanh nghiệp

Người thủ lĩnh công đoàn gần công nhân, sát doanh nghiệp

Tại Công ty TNHH Golden Victory Việt Nam - một doanh nghiệp FDI có tới hơn 9.600 lao động, trong đó 85% là nữ, công đoàn cơ sở không chỉ dừng lại ở vai trò “chăm lo” mà còn là một mắt xích quan trọng trong xây dựng, giám sát chính sách, đảm bảo tiếng nói và quyền lợi của người lao động. Dẫn dắt tổ chức ấy là chị Trần Thị Hòa - Chủ tịch Công đoàn, người luôn chọn cách “đi sâu, ở gần” để lắng nghe và hành động.
Tháng Công nhân 2025: Linh hoạt, sáng tạo và bám sát thực tiễn

Tháng Công nhân 2025: Linh hoạt, sáng tạo và bám sát thực tiễn

Tháng Công nhân từ lâu đã trở thành một hoạt động quan trọng nhằm chăm lo, bảo vệ quyền lợi cho người lao động và thúc đẩy phong trào công nhân trong cả nước.
Công đoàn Đồng Nai: “Lá chắn” bảo vệ quyền lợi cho lao động nữ

Công đoàn Đồng Nai: “Lá chắn” bảo vệ quyền lợi cho lao động nữ

Chiều 15/3, tại Công ty TNHH Pou Chen Việt Nam (phường Hóa An, TP Biên Hòa), Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) tỉnh Đồng Nai đã tổ chức chương trình "Điểm hẹn công nhân" quý I năm 2025 với chủ đề "Công đoàn đồng hành chăm lo, bảo vệ lao động nữ".
Người "giữ lửa" nghề cho công nhân môi trường Bắc Giang

Người "giữ lửa" nghề cho công nhân môi trường Bắc Giang

Tuần này, bạn đọc cùng Talk Công đoàn tìm hiểu về hành trình 25 năm thầm lặng của chị Đỗ Thị Hiền - Tổ trưởng Tổ Công đoàn Công ty Cổ phần Quản lý Công trình đô thị Bắc Giang.
Các cấp công đoàn tổ chức chuỗi hoạt động tôn vinh phái đẹp

Các cấp công đoàn tổ chức chuỗi hoạt động tôn vinh phái đẹp

Trong không khí hân hoan cả nước hướng về kỷ niệm 115 năm Ngày Quốc tế Phụ nữ (8/3/1910 - 8/3/2025) và 1985 năm Khởi nghĩa Hai Bà Trưng, các cấp Công đoàn tỉnh Quảng Ngãi đã triển khai nhiều chương trình, hoạt động ý nghĩa nhằm tôn vinh vẻ đẹp, tài năng và những đóng góp quan trọng của nữ đoàn viên, người lao động.
Sắp xếp tổ chức bộ máy công đoàn tinh gọn để mạnh hơn

Sắp xếp tổ chức bộ máy công đoàn tinh gọn để mạnh hơn

Chủ trương tinh gọn bộ máy của Tổng Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Việt Nam đang tạo nên những chuyển biến mạnh mẽ: tập trung nguồn lực cho cơ sở, tăng cường bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động.
Chuyến tàu nữ công: “Gác chắn” đời thường, mở lối sẻ chia

Chuyến tàu nữ công: “Gác chắn” đời thường, mở lối sẻ chia

Không ồn ào, chẳng nhiều lời, những nữ đoàn viên ngành Đường sắt vẫn bền bỉ giữ bánh xe cuộc sống lăn đều qua từng mùa cao điểm. Chương trình “Talk Công đoàn” phát sóng dịp 8/3 lần này là lời tri ân gửi đến họ – những người phụ nữ thầm lặng sau mỗi chuyến tàu sum họp, và cả những nữ công nhân, người lao động ở khắp ngành nghề đang âm thầm cống hiến mỗi ngày.