Thuốc, thực phẩm chức năng giả và những cái chết từ từ!
Môi trường - Sức khỏe - 23/09/2022 13:40 HÀ PHAN
![]() |
Thuốc và thực phẩm chức năng giả tràn lan và cơ quan chức năng thường xuyên kiểm tra nhưng thực trạng này càng lan rộng và tinh vi hơn. Ảnh minh hoạ: Đoàn Thanh tra liên ngành kiểm tra một nhà thuốc ở TP.Vũng Tàu (Báo Bà Rịa - Vũng Tàu). |
Giữa tháng 8, Bệnh viện Da liễu TP. HCM tiếp nhận V.T.H (25 tuổi, Lâm Đồng) nhập viện trong tình trạng hơn 60% diện tích toàn thân bị trợt da kèm theo tổn thương niêm mạc mắt, miệng, mũi. Bệnh nhân có tiên lượng tử vong nhưng may mắn được các bác sĩ nỗ lực cứu sống. Bác sĩ Nguyễn Trúc Quỳnh, Khoa Lâm sàng 1, Bệnh viện Da Liễu TP. HCM cho biết, qua khai thác bệnh sử, ghi nhận bệnh nhân bị vảy nến.
Nghe theo lời người quen, cô đã mua một số thực phẩm chức năng không rõ loại với quảng cáo có công dụng thải độc tố. Tuy nhiên, sau gần 3 tuần uống thực phẩm chức năng trôi nổi, người bệnh rơi vào nguy kịch vì hoại tử thượng bì nhiễm độc.
Nhưng dù sao H. vẫn còn may mắn hơn N. một đồng nghiệp của tôi. Anh cũng bị vảy nến như H. và nghe theo quảng cáo uống đủ loại thuốc, thực phẩm chức năng để rồi gây tổn thương gan và qua đời chỉ sau 2 năm.
Bác sĩ chữa trị cho hay nếu đi đúng viện, uống theo liều bác sĩ chỉ định và phát hiện, điều chỉnh kịp thời N. không mất sớm như vậy. Bác sĩ cho hay trường hợp đáng buồn như N. không ít và hậu họa ập đến không lâu.
PGS Lê Văn Truyền, nguyên Thứ trưởng Bộ Y tế cảnh báo: “Thuốc giả, thực phẩm chức năng giả đang là vấn nạn đối với sức khỏe cộng đồng. Người bệnh uống phải thuốc giả chẳng những không có tác dụng điều trị bệnh mà còn mất thời gian vàng để chữa trị. Mặt khác, những bệnh nhân uống phải thuốc giả hoặc thực phẩm chức năng giả còn có nguy cơ đối mặt với những tác dụng của các thành phần không đúng như công bố có trong thuốc hay thực phẩm chức năng khiến bệnh trở nặng hoặc tử vong”.
Những lời khuyến cáo như của PGS Truyền không ít, báo chí cứ vài ba tháng lại có bài và hội thảo, chỉ thị về việc này chắc cũng tính hàng chục. Nhưng đến giờ thuốc, thực phẩm chức năng giả “trộn lẫn” trong thật, lên cả các phương tiện truyền thông để quảng cáo, chui tràn lan vào mạng xã hội, truyền tay nhau như món hàng bình thường nhất!
Ông Nguyễn Ngọc Tâm, Trung tâm Công nghệ chống hàng giả Việt Nam dẫn nguồn cảnh báo từ Tổ chức Y tế Thế giới cho thấy, cứ 10 viên thuốc điều trị bệnh thì có 1 viên thuốc bị làm giả. 10% số thuốc được bán ra ở các nước phát triển là giả hoặc không đạt tiêu chuẩn làm cho hàng chục nghìn người tử vong. Con số tử vong vì nguyên nhân trên ở Việt Nam chưa có chính thức nhưng lợi nhuận khổng lồ của bọn làm và buôn bán thuốc, thực phẩm chức năng giả rất dễ nhận thấy qua những đơn hàng tới tấp trên mạng cùng mức độ hoành hành khắp nơi.
Chủ tịch Hội Bảo vệ người tiêu dùng Việt Nam ông Nguyễn Mạnh Hùng cho hay nhiều loại thực phẩm chức năng được quảng cáo như "thần dược". Để né tránh quy định của pháp luật, khi quảng cáo vẫn đọc, trên nhãn vẫn ghi "thực phẩm chức năng không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh", chỉ lướt qua, trong khi trước đó đã quảng cáo về công dụng chữa bệnh. Nói nôm na là dân ta vẫn góp phần “hại” dân mình và lập lờ lẫn lộn như thế thì mê cung trận ấy sẽ còn hại người dài dài.
Luật không thiếu, quy định cũng đầy đủ và những bản án đủ để răn đe cũng khá nhiều. Nhưng xem ra vấn nạn này càng ngày lại lan rộng và tinh vi hơn! Vì quản lý kém, bởi giám sát kiểm tra không chặt, được dung túng hay ngó lơ…? Chưa có nghiên cứu nào để chỉ ra lỗi chính, lỗi phụ và cách xử lý rốt ráo để sức khỏe người dân bớt bị xâm hại, ngày càng an toàn hơn. Chỉ thấy điều đáng lo ngại và nguy hiểm này ngày càng trầm trọng.
Nếu đồng tình với góc nhận định trong bài viết, bạn có thể mời tác giả Hà Phan một "ly cà phê" thông qua Ví MoMo bằng cách ấn vào nút “Buy me a coffee” ở bên dưới hoặc quét mã QR. "Buy me a coffee"
Hoặc bạn cũng có thể tặng "ly cà phê" cho tác giả Hà Phan bằng cách chuyển khoản trực tiếp vào tài khoản của Tạp chí Lao động và Công đoàn, số tài khoản: 118000001631, Ngân hàng Vietinbank chi nhánh Hà Nội. Lưu ý, trước khi chuyển tiền, bạn đọc vui lòng gõ nội dung: "Tặng cà phê cho tác giả Hà Phan". Đọc cà phê tối, tặng "cà phê" là chương trình của Tạp chí Lao động và Công đoàn. Khi đọc các bài viết trên mục Cà phê tối, nếu bạn đọc đồng cảm với góc nhìn của tác giả thì có thể mời người đó một "ly cà phê". Mỗi "ly cà phê" trị giá 23.000 đồng (1 USD). |
![]() Sáng 21/6, khi tiếp xúc với cử tri TP. HCM, Đại biểu Quốc hội, bác sĩ Nguyễn Tri Thức, Giám đốc Bệnh viện Chợ Rẫy, ... |
![]() Bữa ăn ca là vấn đề không mới, nhưng luôn luôn được cán bộ công đoàn các cấp quan tâm. Chất lượng bữa ăn ca ... |
![]() Trăn trở trước vấn đề tỷ lệ người lao động mắc bệnh bụi phổi ở mức cao, ông Dương Quang Dũng – Giám đốc Công ... |
Tin cùng chuyên mục

Cà phê tối - 09/04/2025 15:12
Đã đến lúc phải nhìn lại AI
Chúng ta đã qua “cơn choáng” trước những màn ra mắt khủng khiếp của AI. Các khóa học AI, các mô hình AI ứng dụng vào công việc đang được triển khai ào ạt. Giờ là lúc thực tế nhất, rõ ràng nhất về giá trị thực sự của AI.

Cà phê tối - 07/04/2025 19:00
Đằng sau trào lưu “búp bê hóa” con người
Trào lưu dùng AI biến người từ những đặc điểm nhận dạng liên quan tới công việc thành những hình ảnh con búp bê, những món đồ chơi thu nhỏ gây “bão mạng”. Không chỉ là trò đùa để cười rồi quên, một trong những trào lưu đầu của làn sóng AI này đang gợi mở nhiều điều.

Cà phê tối - 05/04/2025 16:52
Viên “kẹo rau” đắng ngắt!
Viên kẹo rau giờ trở nên đắng ngắt với Quang Linh vlogs, Hằng Du Mục và cả Thùy Tiên.

Cà phê tối - 05/04/2025 10:51
Sự lặp lại thú vị của lịch sử
50 năm trước, ngày 7/4/1975, từ Tổng hành dinh trên đường Hoàng Diệu, Hà Nội, Đại tướng Võ Nguyên Giáp, với tư cách Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Tổng Tư lệnh Quân đội Nhân dân Việt Nam, đã ký bức điện khẩn được coi là "mệnh lệnh lịch sử" gửi các cánh quân đang tiến vào Sài Gòn trong Chiến dịch Hồ Chí Minh với nội dung: “Thần tốc, thần tốc hơn nữa. Táo bạo, táo bạo hơn nữa. Tranh thủ từng giờ, từng phút, xốc tới mặt trận, giải phóng miền Nam. Quyết chiến và toàn thắng.”

Cà phê tối - 02/04/2025 18:20
“Giang hồ mạng” đi quảng bá thương hiệu
Cuộc thi "Vua nem chua" gây tranh cãi xảy ra vào ngày 30/3 tại Công viên Tuổi Trẻ, TP Hòa Bình, khi Hợp tác xã Thực phẩm Chiển Hướng tổ chức sự kiện quảng bá sản phẩm nem chua mà không được cấp phép.

Cà phê tối - 31/03/2025 14:38
Lùm xùm ViruSs và dopamine hóng hớt
Gần 6 triệu lượt người xem 2 phiên livestream tranh cãi về chuyện tình ái của một streamer đã khiến dư luận bùng nổ. Nhưng đằng sau “cú nổ” ấy không phải là chuyện “anh kia cặp với chị này” mà là đỉnh điểm của sự vô bổ tới ngớ ngẩn của giải trí mạng.
Kinh tế - Chính sách
Cổ phiếu VFS sau ngày đầu hứng khởi

Giữ quận Hoàn Kiếm và tinh thần của Hà Nội

Không thừa thế xông lên để “gậy ông đập lưng ông”

Ba con số thiếu chủ ngữ

Khi công nhân “bàn luận” với Chủ tịch Quốc hội
Văn hóa - Xã hội

Mong ước đầu năm học

Tính cách của Nguyễn Thanh Long và số phận của ông Nguyễn Trường Sơn 1

Nghĩ về một ngày lễ lớn của lực lượng Công an Nhân dân

Oppenheimer và cách kể một câu chuyện lịch sử

300 ngàn thí sinh và lựa chọn không vào đại học
Môi trường - Sức khỏe

Ai đã đặt tên cho dòng sông?

Vụ bắt cóc 20 giây

Tang thương Phố Núi

Bằng chứng F

Vụ sạt lở do… “nhân tai”
- Trách nhiệm của người sử dụng lao động đối với Công đoàn trong Luật Công đoàn 2024
- Giai cấp công nhân và tổ chức Công đoàn Việt Nam: Trụ cột trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc
- “Thay” tư duy - “đổi” vận mệnh
- Bất cập chính sách khi sắp xếp lại tổ chức bộ máy ở vùng đặc biệt khó khăn
- Công chức có thể được làm việc từ xa, nghỉ phép nhiều hơn để lo việc gia đình