Hải Phòng:

Công nhân bức xúc vì công ty thông báo sa thải in kèm ảnh bạo lực

Hai công nhân Công ty TNHH IIYAMA SEIKI Việt Nam (IIYAMA SEIKI) nộp đơn xin nghỉ việc, đã được chấp thuận nhưng sau đó phía Công ty lại dán thông báo sa thải kèm theo hình ảnh bạo lực công khai trên bảng tin. Điều này khiến tập thể công nhân trong Công ty vô cùng bức xúc.

Sốc với "trát sa thải" kèm hình ảnh cây kéo cắt cổ

Mạng xã hội công nhân đang xôn xao với hình ảnh được chụp tại bảng tin của Công ty IIYAMA SEIKI (huyện Thuỷ Nguyên, thành phố Hải Phòng). Ảnh chụp 2 quyết định sa thải nhân viên, kèm theo hình ảnh cây kéo cắt ngang cổ một người đàn ông. Sau khi bức ảnh được đăng tải, cộng đồng công nhân tỏ ra vô cùng bức xúc.

Chia sẻ với PV Tạp chí Lao động và Công đoàn, anh N.Q.D, công nhân Công ty IIYAMA SEIKI cho biết: "Công ty tôi có 2 bạn viết đơn xin nghỉ việc, phía Công ty bảo là không cần phải chờ đủ 30 ngày như Bộ luật Lao động quy định mà có thể nghỉ ngay ngày hôm sau. Nhưng sau đó trên bảng tin ở Công ty lại dán thông báo sa thải 2 công nhân kia kèm hình cây kéo cắt cổ".

Hải Phòng: Công nhân bức xúc vì thông báo sa thải kèm ảnh bạo lực
Thông báo sa thải và hình ảnh bạo lực được dán trên bảng tin Công ty IIYAMA SEIKI - Ảnh: CNCC

Được biết, hai công nhân nói trên là Trịnh Quang Vinh và Nguyễn Văn Thuận.

Để làm rõ thông tin, chúng tôi liên hệ với anh Vinh (SN 1994, quê Thuỷ Nguyên, Hải Phòng) và được nam công nhân cho biết, sáng 23/9/2022 có nộp đơn xin nghỉ việc tại Công ty. Anh Vinh nói đã làm việc ở Công ty được 2 năm, luôn cố gắng hoàn thành các định mức và chỉ tiêu được giao nhưng do có nhiều bất cập trong thời gian nghỉ ngơi, bản thân không đủ sức khỏe để làm ca đêm thường xuyên nên quyết định xin nghỉ để tìm công việc khác phù hợp.

Chiều cùng ngày, anh Vinh nhận được lời mời làm việc với Trưởng phòng Sản xuất và Trưởng phòng Nhân sự. Anh Vinh kể, tại buổi làm việc, đại diện Công ty nói không cần làm hết 30 ngày kể từ khi nộp đơn xin nghỉ việc mà có thể được nghỉ từ 23/9/2022, các chế độ, quyền lợi vẫn đảm bảo. Anh Vinh làm theo đề nghị từ phía Công ty.

Tuy nhiên, anh Vinh vô cùng bất ngờ khi thấy các đồng nghiệp chụp tờ thông báo sa thải do Giám đốc Công ty IIYAMA SEIKI Yoshiharu Jin ký. Nội dung: "Tôi đã quyết định sa thải bạn lần này. Xin lưu ý rằng chúng tôi sẽ thông báo cho bạn tại đây dựa trên Đạo luật Tiêu chuẩn Lao động. Ngày thông báo sa thải: 22/09/2022. Ngày sa thải: 24/09/2022. Lý do sa thải: Do điều kiện lao động cực kỳ kém, không có triển vọng cải thiện, không hoàn thành trách nhiệm công việc của người lao động được quy định trong nội quy lao động".

Thông báo cũng nêu rõ nhân chứng gồm Giám đốc nhà máy, Giám đốc Bộ phận tổng hợp, Phó giám đốc, Kiểm soát sản xuất, Giám đốc Bộ phận sản xuất, Chủ tịch Công đoàn.

Chưa dừng lại ở đó, bên cạnh tờ thông báo sa thải là hình ảnh cây kéo cắt ngang cổ một người đàn ông. Điều này khiến anh Vinh vô cùng hoang mang, bức xúc. Anh Nguyễn Văn Thuận cũng trong hoàn cảnh tương tự.

Hải Phòng: Công nhân bức xúc vì thông báo sa thải kèm ảnh bạo lực
Thông báo sa thải công nhân Trịnh Quang Vinh. Ảnh: CNCC

"Hiện tại, tôi cũng chưa rõ lí do về những thông báo và hình ảnh đính kèm trên thông báo từ phía Ban Giám đốc Công ty. Bản thân tôi cũng đã có liên hệ với các bộ phận phụ trách liên quan và được biết thông báo này là do Giám đốc tự đưa lên bảng tin. Tôi đã làm đơn xin nghỉ việc từ ngày 23/9, bộ phận nhân sự tiếp nhận đơn, được cho nghỉ việc từ ngày 23/9 nên cũng không được đến Công ty. Hơn nữa, các lí do đưa ra trong thông báo thôi việc cũng không chính xác, ảnh hưởng đến danh dự của cá nhân tôi. Chưa kể các hình ảnh bạo lực làm tôi rất hoang mang ở thời điểm này", anh Vinh chia sẻ.

Công nhân tự nguyện xin nghỉ việc hay bị sa thải?

Do có nhiều bất cập trong quá trình làm việc nên phía công nhân cũng đã nhiều lần phản ánh lên Ban Giám đốc và Công đoàn Công ty IIYAMA SEIKI. Công đoàn cũng đã nhận được đơn kiến nghị của công nhân. Vì vậy, phía Công đoàn cũng sẽ có buổi làm việc trực tiếp với công nhân để lắng nghe tâm tư, nguyện vọng, cũng như có buổi làm việc trực tiếp với Ban Lãnh đạo và bộ phận nhân sự để giải đáp thắc mắc, có phản hồi chính thức cho phía công nhân.

"Khi nhận được thông báo từ công nhân về những hình ảnh trên bảng tin kèm quyết định sa thải với hai công nhân Vinh và Thuận vào lúc 22h00 ngày 23/9, tôi cũng đã có mặt ở Công ty vào 22h30 cùng ngày để xác minh thông tin cũng như động viên và trấn an lại tinh thần làm việc của các công nhân làm ca đêm. Hiện tại, Công đoàn cũng đang thu xếp làm việc với Ban lãnh đạo Công ty về những thông tin phản ánh của công nhân. Hai công nhân đã nộp đơn xin nghỉ việc theo đúng quy định và đang trong thời gian chờ giải quyết mọi chế độ cũng như quyền lợi. Những hình ảnh "bạo lực" kèm quyết định sa thải như trên bảng tin, Công đoàn Công ty sẽ có trách nhiệm làm rõ để giải đáp thỏa đáng cho người lao động", đồng chí Bùi Quang Phú - Chủ tịch Công đoàn Công ty YAMA SEIKI cho biết.

Được biết, số ngày công làm 1 tháng theo quy định của Công ty là 24 công. Vì lí do sức khỏe, hai công nhân trên đã nghỉ đến 10 công/tháng nhưng đều có đơn xin phép và được sự đồng ý.

"Trước khi xảy ra vụ việc dán thông báo trên bảng tin, theo tinh thần cuộc họp với Giám đốc và các bên liên quan về hai công nhân này, ghi nhận trong quá trình làm việc vì lí do sức khỏe họ đã có những ngày nghỉ không hưởng lương, đều có đơn xin nghỉ kèm sự đồng ý của Trưởng Phòng sản xuất và Trưởng Phòng nhân sự trong những ngày nghỉ đó", đồng chí Phú cho biết thêm.

Cũng trong cuộc họp đó, đồng chí Phú và các bộ phận liên quan đều không đồng tình với quyết định sa thải hai công nhân của Ban Lãnh đạo Công ty vì không đúng với quy định của pháp luật. Ngay sau cuộc họp, dưới sự phiên dịch của Trưởng phòng Nhân sự, quyết định sa thải 2 công nhân đã được Giám đốc thay bằng việc không tăng lương.

Người quản lý trực tiếp của hai công nhân - Trưởng phòng Sản xuất cũng xác nhận thông tin về thông báo và hình ảnh bạo lực trên bảng tin, đồng thời có ý kiến lên bộ phận nhân sự.

Hình ảnh bạo lực đã được gỡ khỏi bảng tin của Công ty vào sáng sớm 24/9. "Hai công nhân xin nghỉ việc có thái độ chấp hành tốt công việc được giao, khi nắm được nguyện vọng muốn xin nghỉ việc cũng như lí do nghỉ việc của hai công nhân trên, tôi xác nhận hai công nhân đã nộp đơn xin nghỉ việc, chuyển Phòng nhân sự để giải quyết mọi chế độ theo đúng quy định của pháp luật", đại diện Phòng Sản xuất nói.

Bộ phận nhân sự Công ty cũng đã xác định việc hai công nhân Vinh và Thuận đã nộp đơn xin nghỉ việc, hiện Phòng nhân sự cũng đang làm các thủ tục cần thiết để giải quyết chế độ lương cũng như bảo hiểm cho hai công nhân.

Tạp chí Lao động và Công đoàn tiếp tục thông tin.

Được biết, Công ty IIYAMA SEIKI có địa chỉ tại số 5 đường Đông Tây, Khu Đô thị, công nghiệp và Dịch vụ VSIP Hải Phòng, xã Dương Quan, huyện Thuỷ Nguyên, thành phố Hải Phòng. Công ty hiện có 80 lao động, với ngành nghề kinh doanh - sản xuất chính là máy tiện NC, gia công mài hình trụ, mài vô tâm, lắp ráp.
Ám ảnh bẫy “tín dụng đen” Ám ảnh bẫy “tín dụng đen”

Công nhân trong các khu công nghiệp không còn xa lạ với “tín dụng đen” - một hình thức cho vay nặng lãi. Hoạt động ...

Công nhân rất cần vay vốn để trang trải cuộc sống Công nhân rất cần vay vốn để trang trải cuộc sống

Thu nhập của công nhân hiện còn thấp, nhiều công nhân mức thu nhập chưa tiệm cận được mức sống tối thiểu. Để trang trải ...

Nỗi niềm của công nhân nữ khi thường xuyên tăng ca Nỗi niềm của công nhân nữ khi thường xuyên tăng ca

Dù chấp nhận dành ít thời gian chăm sóc gia đình, con cái để lựa chọn tăng ca, cuộc sống gia đình của nhiều công ...

Nghị quyết 57: Người lao động có cơ hội “thăng hoa” cùng thời đại số

Nghị quyết 57: Người lao động có cơ hội “thăng hoa” cùng thời đại số

Nghị quyết 57 của Bộ Chính trị được Tổng Bí thư Tô Lâm ví như một “Khoán 10” trong lĩnh vực khoa học, công nghệ cho thấy khát vọng bứt phá mà còn khơi dậy tinh thần đổi mới và vai trò trung tâm của lực lượng lao động.
“Kênh ba bên” - mô hình đối thoại cần thiết trong nền kinh tế thị trường

“Kênh ba bên” - mô hình đối thoại cần thiết trong nền kinh tế thị trường

Trong bối cảnh hội nhập quốc tế và chuyển đổi số mạnh mẽ, việc xây dựng mối quan hệ lao động hài hòa không chỉ là vấn đề đạo đức mà còn là yếu tố sống còn của doanh nghiệp.
Người "thắp lửa" tự động hóa nơi nhà máy

Người "thắp lửa" tự động hóa nơi nhà máy

Trong phân xưởng sản xuất hiện đại tại Nhà máy Unilever – Củ Chi, TP. HCM, nơi dây chuyền máy móc hoạt động không ngơi nghỉ, có một người đàn ông luôn âm thầm đi bên cạnh từng cải tiến. Đó là anh Trần Tiến Đạt (SN 1994) – Trưởng nhóm Bảo trì & Dự án tự động hóa thông minh phân xưởng PBC.
Dòng nước cuộc sống và những cống hiến thầm lặng

Dòng nước cuộc sống và những cống hiến thầm lặng

Nước là nguồn tài nguyên vô giá của con người, nhưng để có được dòng nước sạch luôn chảy, mỗi giọt nước đều cần sự nỗ lực, cống hiến không ngừng của những người làm nghề cấp thoát nước. Một trong những người thầm lặng nhưng quan trọng ấy là Huỳnh Tấn Văn Tuyến, công nhân kỹ thuật tại Công ty Cổ phần Cấp thoát nước Cần Thơ…
Phát triển kinh tế tư nhân bền vững: An toàn lao động là nền tảng

Phát triển kinh tế tư nhân bền vững: An toàn lao động là nền tảng

Kinh tế tư nhân là động lực tăng trưởng then chốt, nhưng phát triển chỉ thực sự bền vững khi an toàn, vệ sinh lao động (ATVSLĐ) được xem là giá trị cốt lõi. Và tổ chức Công đoàn giữ vai trò thiết yếu là đại diện quyền lợi, giám sát việc thực thi và thúc đẩy xây dựng văn hóa an toàn.
Bí kíp "truyền lửa" cho thế hệ công nhân triệu đô

Bí kíp "truyền lửa" cho thế hệ công nhân triệu đô

Xuất phát từ một người thợ lò bình dị, anh Nguyễn Quốc Dần (Phân xưởng Khai thác than 5, Công ty Than Dương Huy - TKV) đã vươn lên trở thành một đảng viên tiêu biểu, một tấm gương sáng về tinh thần trách nhiệm, sáng tạo và khát vọng cống hiến. Nhưng điều làm nên sức lan tỏa mạnh mẽ của anh không chỉ là thành tích cá nhân mà còn là tinh thần dìu dắt, truyền lửa đam mê và kiến thức cho thế hệ công nhân kế cận.
Kỹ sư Phan Văn Điền và sáng kiến bảo trì điện không gián đoạn

Kỹ sư Phan Văn Điền và sáng kiến bảo trì điện không gián đoạn

Tại một huyện ngoại thành ở TP. HCM như Củ Chi – nơi các trạm biến áp trải dài khắp các tuyến lộ nông thôn, việc đảm bảo điện ổn định cho dân cư, nhà máy, xưởng sản xuất là một bài toán không hề đơn giản. Nhưng ở đó, có một người kỹ sư không ngừng suy nghĩ, tìm tòi, để mỗi dòng điện không bị gián đoạn – kể cả khi… đang bảo trì.
Đột phá công nghệ may giày: Câu chuyện của người thợ tận tâm

Đột phá công nghệ may giày: Câu chuyện của người thợ tận tâm

Tại xưởng gia công giày thể thao hiện đại, nơi những chiếc máy may tự động hoạt động nhịp nhàng, anh Trần Thọ Nguyên (SN 1986, Công ty CP TKG Taekwang Vina, TP. Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai) – vẫn miệt mài bên những cải tiến của mình. Nhờ những sáng kiến của anh, đồng nghiệp cùng cán bộ công nhân viên không chỉ năng suất lao động được nâng cao mà còn giúp giảm sức lao động cho công nhân, tối ưu hóa quy trình sản xuất…
Khai mở chương mới cho kinh tế Việt Nam

Khai mở chương mới cho kinh tế Việt Nam

Bằng việc xác lập vị thế trung tâm cho kinh tế tư nhân trong chiến lược phát triển quốc gia, Tổng Bí thư Tô Lâm đã “thổi luồng sinh khí” mới vào công cuộc cải cách thể chế, nâng cao năng lực cạnh tranh và phát triển nguồn lực nội sinh.
Kinh tế tư nhân thành trụ cột, người lao động là lực đẩy

Kinh tế tư nhân thành trụ cột, người lao động là lực đẩy

Bài viết “Phát triển kinh tế tư nhân – Đòn bẩy cho một Việt Nam thịnh vượng” của Tổng Bí thư Tô Lâm không chỉ là tuyên ngôn chính trị, kinh tế quan trọng, mà còn là lời hiệu triệu mạnh mẽ đánh thức sức mạnh nội sinh của nền kinh tế Việt Nam.