Thúc đẩy dịch vụ công không tiền mặt trong ngành Giáo dục

Kinh tế - Xã hội - Nhóm PV

Nhằm tìm ra phương hướng giải quyết những khó khăn về việc thanh toán không dùng tiền mặt trong ngành Giáo dục, hôm nay (17/12), Tạp chí Lao động và Công đoàn tổ chức tọa đàm với chủ đề: “Đẩy mạnh chi tiêu không dùng tiền mặt trong ngành Giáo dục”.
Đẩy mạnh chi tiêu không dùng tiền mặt: "Biến hiện tượng thành xu hướng" Hạn chế sử dụng tiền mặt: Thay đổi thói quen giúp công nhân quản lý chi tiêu thông minh Trực tiếp: "Tọa đàm quản lý chi tiêu và giải pháp hạn chế sử dụng tiền mặt trong CN"
Thúc đẩy dịch vụ công không tiền mặt trong ngành Giáo dục

Hiểu được sự cần thiết và những lợi ích của việc chi tiêu không dùng tiền mặt trong nền kinh tế cũng như trong quản lý Nhà nước, ngành Giáo dục đang có những bước thay đổi nhanh chóng khi triển khai đẩy mạnh thanh toán học phí không dùng tiền mặt theo chủ trương của Chính phủ. Tuy nhiên, việc triển khai rộng khắp còn gặp phải rất nhiều khó khăn như thói quen sử dụng tiền mặt, sự không đồng bộ trong ứng dụng công nghệ thông tin tại các trường học, giữa các địa bàn...

Để giải quyết khó khăn này, đồng thời tìm ra giải pháp cho việc chi tiêu không dùng tiền mặt, hôm nay, Tạp chí Lao động và Công đoàn tổ chức tọa đàm với chủ đề: “Đẩy mạnh chi tiêu không dùng tiền mặt trong ngành Giáo dục”.

Chương trình có sự tham gia của đại diện Bộ GD&ĐT, Sở GD&ĐT Hà Nội, đại diện Ngân hàng Ngoại thương Vietcombank, Công ty Giải pháp phần mềm Misa và đại diện Phòng giáo dục các quận, các trường học trên địa bàn Hà Nội, cùng với các vị khách mời: Đồng chí Vũ Mạnh Tiêm – Phó trưởng Ban Tuyên giáo Tổng LĐLĐ Việt Nam, đại diện Bộ GD&ĐT, Sở GD&ĐT Hà Nội, Công đoàn Giáo dục Việt Nam, Vietcombank...

Thúc đẩy dịch vụ công không tiền mặt trong ngành Giáo dục
Nhà báo Trần Duy Phương – TBT Tạp chí Lao động và Công đoàn, phát biểu tại tọa đàm.

Phát biểu tại tọa đàm, đại diện Ban Tổ chức, Nhà báo Trần Duy Phương – TBT Tạp chí Lao động và Công đoàn, cho biết: "Chi tiêu không tiền mặt đang trở thành một xu hướng có tính tất yếu đã được cụ thể hoá bằng chủ trương của Chính phủ. Trong năm qua, Tạp chí Lao động và Công đoàn với vai trò là cơ quan thông tấn, báo chí thuộc Tổng LĐLĐ Việt Nam, đã phối hợp với các đơn vị tổ chức nhiều tọa đàm, hội thảo, đẩy mạnh tuyên truyền về tiện ích của thanh toán không dùng tiền mặt đối với người lao động, đối với doanh nghiệp và với nền kinh tế. Chúng tôi đặc biệt quan tâm tới khu vực tập trung nhiều lao động tại các khu công nghiệp tại Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh. Đây được coi là “vùng khó”, vì chủ yếu là thành phần thu nhập còn hạn chế, khó tiếp cận với chủ trương cũng như bắt kịp xu hướng chung của xã hội. Những hoạt động này của chúng tôi được sự ủng hộ rất lớn của các đối tác như ngân hàng và công nghệ, sự ủng hộ của doanh nghiệp.

Tiếp nối thành công đó, chúng tôi mong muốn tiếp tục được cùng các đối tác tổ chức các tọa đàm, ngồi lại cùng toàn thể quý vị để bàn thảo thúc đẩy dịch vụ công không dùng tiền mặt trong ngành Giáo dục, đồng hành cùng quý vị sớm tháo gỡ những nút thắt, hoàn thành mục tiêu đã đặt ra theo Chỉ đạo và Quyết định của Chính phủ".

Nhà báo Trần Duy Phương nhấn mạnh: "Chúng tôi hy vọng chia sẻ, trao đổi về những vấn đề thực tiễn, những vướng mắc, thuận lợi, khó khăn tại cơ sở, cùng những kiến nghị, giải pháp thực tế trong buổi tọa đàm sẽ đem lại nhiều nội dung thông tin hữu ích".

Thúc đẩy dịch vụ công không tiền mặt trong ngành Giáo dục
Bà Nguyễn Thị Hồng Nhung – Đại diện Vietcombank, phát biểu tại tọa đàm.

Bà Nguyễn Thị Hồng Nhung – Đại diện Vietcombank, cho biết: Đến nay Vietcombank đã triển khai thanh toán không dùng tiền mặt trên nhiều dịch vụ từ dịch vụ viễn thông, y tế, giao thông thông minh, điện nước, hành chính công, giáo dục,…

Những lợi ích của thanh toán không dùng tiền mặt với các cơ quan quản lý, phụ huynh, học sinh, … là không thể phủ nhận. Vietcombank đã có những giải pháp thanh toán không dùng tiền mặt trong đó đảm bảo tiêu chí bảo mật tối đa cho người dùng. Trong thời gian tới, Vietcombank mong muốn tiếp tục đẩy mạnh triển khai các giải pháp thanh toán online, thanh toán qua thẻ, thanh toán qua tài khoản ngân hàng…tới các trường học nhằm thực hiện mục tiêu lớn của quốc gia về thanh toán không dùng tiền mặt.

Thúc đẩy dịch vụ công không tiền mặt trong ngành Giáo dục
Bà Việt Hà, đại diện Vụ Tài chính, Bộ GD&ĐT, trình bày tham luận tại tọa đàm.

Bà Việt Hà, đại diện Vụ Tài chính, Bộ GD&ĐT cho biết, sau khi có Đề án 241 về thanh toán không dùng tiền mặt của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã có công văn 5421 để chỉ đạo các sở giáo dục đào tạo quán triệt các đơn vị thực hiện. Kết quả đạt được, tới nay đã có 90% cơ sở giáo dục đào tạo thu học phí qua ngân hàng thương mại, 80% sinh viên nộp học phí qua ngân hàng, 87% cơ sở giáo dục đào tạo chuyển lương qua hệ thống ngân hàng.

Tuy nhiên, do hệ thống nền tảng của hệ thống giáo dục đào tạo khiến phương thức thanh toán này vẫn bộc lộ một số bất cập, như: Hiện kho bạc chưa kết nối với các ngân hàng nên các cơ sở GD&ĐT phải làm hoá đơn, phiếu chi cả điện tử và bản cứng. Phí chuyển khoản cao, bắt buộc sinh viên phải dùng đúng ngân hàng kết nối với hệ thống nộp học phí gây khó khăn cho sinh viên. Bên cạnh đó, do quy định hệ thống trường đại học công lập phải chuyển học phí qua mạng về Kho bạc Nhà nước sau 5 ngày làm việc khiến các ngân hàng chưa “mặn mà”. Các khoản thanh toán cho sinh viên qua ngân hàng chưa được như mong đợi. Khoản chi dịch vụ nhỏ lẻ, kho bạc yêu cầu chi trực tiếp cho cá nhân, tổ chức. Ngoài ra, việc đường truyền công nghệ thông tin, xử lý dịch vụ công còn chậm, gây mất thời gian cho các cơ sở giáo dục. Hành lang pháp lý thanh toán không dùng tiền mặt còn nhiều bất cập. Đồng thời, nguyên nhân chính khiến thanh toán không dùng tiền mặt chưa phổ biến là do thói quen sử dụng tiền mặt vẫn còn khá phổ biến tại nông thôn, vùng sâu, vùng xa và đặc thù của ngành Giáo dục là chi trả nhiều lần dẫn đến phí dịch vụ cao. Học viên, sinh viên chuyển khoản qua ATM không ghi nội dung chuyển khoản được gây khó khăn cho cán bộ kế toán của các cơ sở giáo dục đào tạo.

Bà Việt Hà chia sẻ: Bản thân ngành GD-ĐT cũng đã có những tổng kết. Tuy nhiên, đề án không dùng tiền mặt cũng có những khó khăn đối với ngành Giáo dục. Đặc biệt là những khu vực vùng sâu, vùng xa thì việc tiếp cận thanh toán không dùng tiền mặt còn gặp rất nhiều khó khăn. Để đạt được mục tiêu của đề án, chúng tôi hy vọng những ngân hàng nhà nước, ngân hàng thương mại cũng cần phải đa dạng hóa các dịch vụ để đáp ứng nhu cầu của khách hàng.

Trở ngại có thể do phí chuyển khoản khác ngân hàng

Bà Hoàng Minh Châu – Trưởng khoa Tài chính ngân hàng, ĐH Công đoàn, cho biết: Việc triển khai dịch vụ công không dùng tiền mặt ở ĐH Công đoàn cũng được thực hiện khá tốt. Thời gian qua, chúng tôi cũng cho các em sinh viên thanh toán tiền học phí qua tài khoản ngân hàng, chủ động làm thẻ ngân hàng cho sinh viên... Nhiều em ở xa nhưng phụ huynh có thể chuyển khoản học phí cho các em một cách nhanh chóng, tiện lợi và an toàn. Hơn nữa, việc chuyển khoản qua ngân hàng rất thuận tiện, minh bạch, rõ ràng hơn so với sử dụng phiếu thu. Bên cạnh đó, thanh toán không dùng tiền mặt còn giúp ích rất nhiều cho nhà trường, sinh viên cả trong đời sống hàng ngày. Tuy nhiên, tôi thấy việc chuyển khoản khác ngân hàng thì thu phí cao hơn. Đây có thể là nguyên nhân cản trở việc người dùng sử dụng nhiều dịch vụ giữa các ngân hàng liên kết.

Anh Trần Văn Thành - Phó Phòng phát triển kênh số & đối tác của Vietcombank, chia sẻ: Vietcombank hiện cung cấp rất nhiều dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt, nếu các trường đủ hạ tầng kỹ thuật chúng còn có thể thanh toán trên website của trường. Tuy nhiên, hạn chế lớn nhất trong thúc đẩy thanh toán không dùng tiền mặt là việc phải thay đổi sang sử dụng công nghệ mới, việc đang sử dụng quen tiền mặt phải thay đổi sang dùng phần mềm, thao tác,…là một khó khăn với đội ngũ kế toán, thủ quỹ của các trường. Bên cạnh đó, việc người dùng không tự thay đổi hành vi như thói quen của học sinh, sinh viên rút tiền mặt ra sử dụng chứ không chuyển khoản hay thanh toán thẻ cũng là một thách thức với quá trình này.

Rào cản tâm lý trong thanh toán không dùng tiền mặt

Ông Vũ Đức Thắng – Trưởng phòng Kế hoạch, Công ty CP MISA, cho biết: Với kinh nghiệm của MISA, chúng tôi nhận thấy rằng, khi chuyển sang thanh toán không dùng tiền mặt phụ huynh và học sinh sẽ thuận lợi hơn nhưng kế toán sẽ vất vả khi phải đối soát từng giao dịch. Những khoản thu của nhà trường có đặc điểm là nhỏ, nhiều khoản thu. Đây là rào cản về tâm lý khiến các trường chưa sẵn sàng thực hiện giải pháp này. Hiện MISA đã và đang cung cấp phần mềm quản lý các khoản thu, thông qua một ứng dụng trên smartphone, phụ huynh học sinh sẽ nhận được thông tin các khoản cần nộp tiền. Mới đây, chúng tôi đã kết hợp với Vietcombank để đấu nối phần mềm quản lý các khoản thu và phần mềm nộp tiền để khi phụ huynh nộp tiền qua ứng dụng của Vietcombank sẽ tự động gạch nợ trên phần mềm kế toán của trường. Hiện tại, chúng tôi đã hỗ trợ hơn 900 trường về phần mềm nhưng chỉ có 200 trường thực hiện đấu nối phần mềm nộp tiền. Dù vậy, trong năm nay chúng tôi cũng đã thực hiện hơn 11.000 giao dịch.

Một số hình ảnh tại tọa đàm:

Thúc đẩy dịch vụ công không tiền mặt trong ngành Giáo dục
Các vị khách mời tham dự tọa đàm.
Thúc đẩy dịch vụ công không tiền mặt trong ngành Giáo dục
Bà Hoàng Minh Châu - Trưởng khoa Tài chính ngân hàng, ĐH Công đoàn.
Thúc đẩy dịch vụ công không tiền mặt trong ngành Giáo dục

Anh Trần Văn Thành – Phó Phòng phát triển kênh số & đối tác của Vietcombank.

Thúc đẩy dịch vụ công không tiền mặt trong ngành Giáo dục
Thúc đẩy dịch vụ công không tiền mặt trong ngành Giáo dục
Thúc đẩy dịch vụ công không tiền mặt trong ngành Giáo dục
Lễ ký kết hợp tác "Thúc đẩy không dùng tiền mặt trong ngành Giáo dục".
Thúc đẩy dịch vụ công không tiền mặt trong ngành Giáo dục
Đại diện Ban Tổ chức tặng hoa cho các khách mời tham dự tọa đàm.
Tất Thành Cang - từ Thủ Thiêm đến Tân Thuận Tất Thành Cang - từ Thủ Thiêm đến Tân Thuận

Cuối cùng thì gần 21h ngày hôm nay 16/12, Công an TPHCM cũng phát đi thông báo đã bắt tạm giam Tất Thành Cang, cựu ...

Thu nhập bình quân của VNPT gần 24 triệu đồng/người Thu nhập bình quân của VNPT gần 24 triệu đồng/người

Thu nhập bình quân toàn Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam (VNPT) là gần 24 triệu đồng/người/tháng; thu nhập bình quân của lao ...

Cô tiếp viên hàng không xinh đẹp và gã tài Mercedes phá tan 3 gia đình Cô tiếp viên hàng không xinh đẹp và gã tài Mercedes phá tan 3 gia đình

Cô gái tiếp viên Vietnam Airlines xinh đẹp giờ đây sống trong những tháng ngày triền miên đau đớn, hết ca mổ này đến ...

Chia sẻ
In bài viết

Tin cùng chuyên mục

Sắp thêm 2-4 dự án hoạt động tại các KCN tỉnh Vĩnh Phúc

Kinh tế - Xã hội -

Sắp thêm 2-4 dự án hoạt động tại các KCN tỉnh Vĩnh Phúc

Theo Ban Quản lý các khu công nghiệp (KCN) tỉnh Vĩnh Phúc, trong tháng 9/2024, dự kiến sẽ có thêm 2-4 dự án đi vào hoạt động sản xuất kinh doanh. Vốn thực hiện của các dự án đầu tư nước ngoài (FDI) dự kiến đạt khoảng 40-45 triệu USD, trong khi các dự án đầu tư trong nước (DDI) sẽ đạt khoảng 200-300 tỷ đồng.

Tiết kiệm xanh - đón xe sang Vinfast cùng Sacombank Pay

Kinh tế - Xã hội -

Tiết kiệm xanh - đón xe sang Vinfast cùng Sacombank Pay

Hướng đến tăng trưởng xanh và phát triển bền vững, từ ngày 12/9 đến hết ngày 07/12/2024, Sacombank triển khai chương trình “Tiết kiệm xanh cùng Pay” trúng xe Vinfast và e-Voucher Lock&Lock dành cho khách hàng cá nhân gửi tiết kiệm trực tuyến trên ứng dụng Sacombank Pay.

Sacombank triển khai thanh toán vé xe buýt qua thẻ NAPAS

Kinh tế - Xã hội -

Sacombank triển khai thanh toán vé xe buýt qua thẻ NAPAS

Từ tháng 9/2024, khách hàng có thể sử dụng thẻ chip nội địa NAPAS do ngân hàng Sacombank phát hành (thẻ NAPAS Sacombank) để thanh toán không tiền mặt ở một số tuyến xe buýt ở Hà Nội, TP.HCM,… Đồng thời, tiến tới hỗ trợ thanh toán ở các loại hình giao thông công cộng khác trong giai đoạn tiếp theo.

Bán tải giá hơn 900 triệu, chọn Mitsubishi Triton, Ford Ranger hay Toyota Hilux?

Kinh tế - Xã hội -

Bán tải giá hơn 900 triệu, chọn Mitsubishi Triton, Ford Ranger hay Toyota Hilux?

Phiên bản cao cấp nhất của mẫu bán tải Mitsubishi Triton với giá rẻ hơn, nhiều trang bị an toàn, sẽ cạnh tranh ra sao với Ford Ranger Wildtrak và Toyota Hilux Adventure.

Giảm mỡ hiệu quả, bền vững với Trung tâm Kiểm soát cân nặng và Điều trị béo phì đầu tiên tại Việt Nam

Kinh tế - Xã hội -

Giảm mỡ hiệu quả, bền vững với Trung tâm Kiểm soát cân nặng và Điều trị béo phì đầu tiên tại Việt Nam

Ngày 18/9, Trung tâm Kiểm soát cân nặng và Điều trị béo phì chuyên sâu, toàn diện, đa mô thức thuộc hệ thống BVĐK Tâm Anh chính thức đi vào hoạt động, đánh dấu cột mốc mới trong công cuộc chống lại đại dịch béo phì tại Việt Nam.

Nước làm mát ô tô có được giảm thuế GTGT không?

Kinh tế - Xã hội -

Nước làm mát ô tô có được giảm thuế GTGT không?

Các chủ xe sở hữu ô tô thắc mắc nước làm mát ô tô có được giảm thuế GTGT không có thể tìm câu trả lời trong phần dưới đây.

5 nội dung phối hợp giữa Tổng LĐLĐ Việt Nam và Hội Khuyến học Việt Nam Video

5 nội dung phối hợp giữa Tổng LĐLĐ Việt Nam và Hội Khuyến học Việt Nam

Đề xuất người lao động được nghỉ 9 ngày dịp Tết Nguyên đán 2025 Tôi công nhân

Đề xuất người lao động được nghỉ 9 ngày dịp Tết Nguyên đán 2025

Theo đề xuất của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, kỳ nghỉ Tết Nguyên đán 2025 có thể kéo dài 9 ngày, từ 26 tháng Chạp năm Giáp Thìn đến hết ngày mùng 5 tháng Giêng năm Ất Tỵ (tức 25/1-2/2/2025).

Talk Công đoàn: Đổi mới hiệu quả phải dựa trên nguyện vọng của người lao động Talk Công đoàn

Talk Công đoàn: Đổi mới hiệu quả phải dựa trên nguyện vọng của người lao động

Đồng chí Lê Thị Kim Huệ, Chủ tịch LĐLĐ quận Đống Đa, TP Hà Nội chia sẻ về những kinh nghiệm đổi mới hoạt động công đoàn, chăm lo thiết thực cho đoàn viên và người lao động.

5 nội dung phối hợp giữa Tổng LĐLĐ Việt Nam và Hội Khuyến học Việt Nam Infographic

5 nội dung phối hợp giữa Tổng LĐLĐ Việt Nam và Hội Khuyến học Việt Nam

Tổng LĐLĐ Việt Nam và Hội Khuyến học Việt Nam thống nhất phối hợp thực hiện 5 nội dung chính giai đoạn 2024 - 2030 với các nội dung sau:
Bản tin công nhân: Đề xuất miễn đóng bảo hiểm thất nghiệp sau 12 năm tham gia, chưa từng nhận Bản tin công nhân

Bản tin công nhân: Đề xuất miễn đóng bảo hiểm thất nghiệp sau 12 năm tham gia, chưa từng nhận

Bản tin công nhân ngày 29/5 gồm những tin chính: Trình Chính phủ tăng lương tối thiểu vùng 200.000 đồng – 280.000 đồng / tháng từ 1/7/2024; Điều chỉnh mức đóng BHXH sau cải cách tiền lương; Đề xuất miễn đóng bảo hiểm thất nghiệp sau 12 năm tham gia, chưa từng nhận; 14 phường ở TP Thủ Dầu Một có bếp ăn "0 đồng" cho lao động nghèo...

Tài chính thông minh - Tránh bẫy tín dụng đen Video

Tài chính thông minh - Tránh bẫy tín dụng đen

Đọc thêm

Thủ tục lấy xe bị giam giữ như thế nào?

Kinh tế - Xã hội -

Thủ tục lấy xe bị giam giữ như thế nào?

Dưới đây là thủ tục lấy xe bị giam giữ do người điều khiển phương tiện vi phạm một số lỗi quy định trong Luật Giao thông, mời bạn đọc cùng tìm hiểu.

Câu chuyện Làng Nủ và bài học đối phó với cơn bão số 4

Kinh tế - Xã hội -

Câu chuyện Làng Nủ và bài học đối phó với cơn bão số 4

Làng Nủ (Lào Cai), nơi từng chịu những hậu quả khốc liệt từ thiên tai, mang đến cho chúng ta nhiều bài học quý giá về cách ứng phó trước các thảm họa tự nhiên. Khi bão số 4 đang đến gần, chúng ta không thể không nhìn lại kinh nghiệm xương máu từ những thảm kịch đã qua để chuẩn bị kỹ càng hơn.

Proparco nâng mức tài trợ cho HDBank lên 100 triệu USD, củng cố mục tiêu phát triển bền vững

Kinh tế - Xã hội -

Proparco nâng mức tài trợ cho HDBank lên 100 triệu USD, củng cố mục tiêu phát triển bền vững

Ngân hàng TMCP Phát triển Thành phố Hồ Chí Minh (HDBank - mã chứng khoán: HDB) và Proparco (Tổ chức Tài chính phát triển của Pháp) vừa ký kết Hợp đồng tín dụng trị giá 50 triệu USD.

Tính năng Quỹ nhóm HDBank xua tan nỗi lo quản lý thu chi tiền quỹ

Kinh tế - Xã hội -

Tính năng Quỹ nhóm HDBank xua tan nỗi lo quản lý thu chi tiền quỹ

Tập hợp những tiện ích tối ưu như góp và rút quỹ, lịch sử thu chi, thông báo khi có biến động số dư, mời và xóa thành viên tham gia tiện lợi, tính năng Quỹ nhóm của App HDBank là lựa chọn của nhiều khách hàng khi mở quỹ nhóm.

Hyundai Santa Fe 2025 ra mắt với 5 phiên bản, giá từ 1,069 tỷ đồng

Kinh tế - Xã hội -

Hyundai Santa Fe 2025 ra mắt với 5 phiên bản, giá từ 1,069 tỷ đồng

Sáng 18/9, thị trường ô tô Việt Nam một lần nữa trở nên sôi động với sự ra mắt của Hyundai Santa Fe thế hệ hoàn toàn mới.

VNVC tiêm nhiều nhất trong ngày đầu chiến dịch tăng cường vắc xin sởi cho trẻ

Kinh tế - Xã hội -

VNVC tiêm nhiều nhất trong ngày đầu chiến dịch tăng cường vắc xin sởi cho trẻ

Với lợi thế hơn 400 dây chuyền khám và tiêm tại 39 trung tâm VNVC ở TP HCM, cùng gần 2000 bác sĩ, điều dưỡng, nhân viên y tế, hệ thống VNVC đã tiêm hàng ngàn mũi vắc xin trong ngày đầu triển khai chiến dịch tăng cường vắc xin sởi cho trẻ, trong đó có gần 200 mũi tiêm miễn phí.

Indonesia 'hồi sinh' cái tên huyền thoại Honda Spacy nhưng rất lạ lẫm

Kinh tế - Xã hội -

Indonesia 'hồi sinh' cái tên huyền thoại Honda Spacy nhưng rất lạ lẫm

Thị trường Indonesia vừa ra mắt Honda Spacy 2024 nhưng khác hoàn toàn với những gì người Việt quen thuộc về mẫu xe được coi là huyền thoại này.

Hành trình 14 năm chinh phục khách hàng Việt của Nissan Navara

Kinh tế - Xã hội -

Hành trình 14 năm chinh phục khách hàng Việt của Nissan Navara

Không phô trương, ồn ào, Nissan Navara âm thầm trở thành chiếc xe bán tải có chỗ đứng vững vàng trong lòng khách Việt.

Vĩnh Phúc có thêm 2 dự án FDI đi vào hoạt động trong tháng 8/2024

Kinh tế - Xã hội -

Vĩnh Phúc có thêm 2 dự án FDI đi vào hoạt động trong tháng 8/2024

Trong tháng 8/2024, tỉnh Vĩnh Phúc chào đón thêm 2 dự án đầu tư nước ngoài (FDI) chính thức đi vào hoạt động sản xuất kinh doanh. Sự kiện này góp phần nâng cao hiệu quả đầu tư và thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.

Suzuki Swift ngừng bán tại Việt Nam?

Kinh tế - Xã hội -

Suzuki Swift ngừng bán tại Việt Nam?

Tin đồn Suzuki Swift ngừng bán rộ lên sau khi website của Suzuki Việt Nam không còn xuất hiện tên sản phẩm này.