Phần lớn lao động nữ di cư phải sống xa con, sinh hoạt không đảm bảo
Người lao động

Phần lớn lao động nữ di cư phải sống xa con, sinh hoạt không đảm bảo

MINH ANH
Tác giả: MINH ANH
Thu nhập thấp, đời sống, nơi ở không đảm bảo nên phần lớn lao động nữ di cư phải chấp nhận cuộc sống xa con.
Lao động nữ và khát vọng bình đẳng lương, thu nhập công bằng

Lao động nữ di cư không có nhiều sự lựa chọn

Nhiều năm nay, vợ chồng chị Nguyễn Thị Nhung - công nhân Công ty Yamaha Motor Việt Nam (KCN Bắc Thăng Long, Đông Anh, Hà Nội) gửi hai con trai cho ông bà nội ở Bắc Giang chăm sóc, dạy dỗ.

Những cuộc gặp con chủ yếu qua màn hình điện thoại vào lúc chập tối. Thỉnh thoảng cuối tuần vợ chồng chị mới có thời gian về quê thăm con. Nữ công nhân chia sẻ, mặc dù nhớ và muốn đón con lên sống cùng nhưng "điều kiện chưa cho phép".

Với mức thu nhập hằng tháng hơn 20 triệu đồng, vợ chồng chị ngoài chi trả tiền nhà trọ, ăn uống còn phải gửi về quê nuôi con. Dù tiết kiệm song rất khó để họ có thể mua được nhà, đón con lên ở cùng.

Phần lớn lao động nữ di cư phải sống xa con
Một nữ công nhân trong căn phòng trọ “siêu nhỏ” tại Đông Anh, Hà Nội - Ảnh: LĐCĐ

Vợ chồng chị Nguyễn Thị Trúc Đào - công nhân Công ty TNHH Long Fa Việt Nam (Bình Phước) cũng đành phải gửi con mới hơn 2 tuổi ở quê với ông bà. Với mức thu nhập hơn 15 triệu đồng/tháng của cả hai vợ chồng, chi phí thuê trọ, sinh hoạt tằn tiện chiếm hơn 1/3, còn lại gửi về quê nuôi con và dành dụm tiết kiệm.

Nữ công nhân tâm sự: "Em muốn đón con lên ở cùng nhưng vợ chồng còn đi ở trọ, chưa có đủ tiện nghi, hơn nữa chi phí sinh hoạt trên này cũng đắt đỏ hơn so với ở quê".

Kết quả khảo sát về thực trạng đời sống và thực hiện quyền nuôi dưỡng, chăm sóc con nhỏ của lao động nữ di cư tại các khu công nghiệp, chế xuất do Ban Nữ công Tổng Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Việt Nam vừa công bố, cho thấy: lao động nữ di cư đã có gia đình chiếm tỉ lệ đông nhất (hơn 85%), lao động nữ chưa kết hôn chiếm 3,3% và lao động nữ ly hôn, ly thân chiếm khoảng 10%.

Báo cáo chỉ rõ, đa số lao động nữ di cư phải thuê nhà trọ để ở (53,7%), số có nhà riêng khi di cư nhỏ (19,1%), trong khi số lao động được doanh nghiệp bố trí nhà, ký túc xá tập thể rất thấp (0,3%).

Phần lớn lao động nữ di cư phải sống xa con

Tình trạng nhà ở của lao động nữ di cư còn rất nhiều khó khăn, bất cập. 64,7% lao động nữ di cư ở những căn nhà trọ chật chội, không đảm bảo các điều kiện sinh hoạt tối thiểu như ánh sáng, nước sạch, vệ sinh, thiếu tiện nghi sinh hoạt, không đảm bảo an toàn.

Với mức thu nhập còn thấp, nhóm lao động này thường tiết kiệm, không sắm sửa những vật dụng cần thiết trong gia đình như điều hòa, máy giặt, tủ lạnh…

Phần lớn lao động nữ di cư phải sống xa con

Nhiều lao động nữ di cư phải chấp nhận cuộc sống xa con - Ảnh: LĐCĐ

Khảo sát của Ban Nữ công Tổng LĐLĐ Việt Nam cho biết, một gia đình lao động nữ di cư phải chi gần 10 triệu đồng cho các khoản thuê nhà, tiền học cho con, tiền điện, nước, ăn uống... Trong đó, mức chi dành cho thuê nhà từ 1 đến 2 triệu đồng.

“Vì những điều kiện chưa thuận lợi nên phần đông lao động nữ di cư phải chấp nhận cuộc sống xa con”, đồng chí Trần Thu Phương – Phó trưởng Ban Nữ công, Tổng LĐLĐ Việt Nam chia sẻ.

Cũng theo đại diện Ban Nữ công, Tổng LĐLĐ Việt Nam, những yếu tố kể trên là rào cản trong đời sống gia đình, ảnh hưởng trực tiếp tới việc chăm sóc, nuôi dạy con của lao động nữ di cư.

Phần lớn lao động nữ di cư phải sống xa con
Đồng chí Trần Thu Phương – Phó trưởng Ban Nữ công, Tổng LĐLĐ Việt Nam - Ảnh: M.Q

Điều đáng lo ngại là hiện nay tình trạng ly hôn, ly thân trong công nhân lao động tại các khu công nghiệp, khu chế xuất có xu hướng ngày càng gia tăng. Theo đó, tỷ lệ lao động nữ đơn thân phải nuôi con một mình cũng tăng lên, tạo thành gánh nặng không hề nhỏ với đối tượng này. Nhiều lao động nữ đơn thân đã không còn lựa chọn nào khác là phải gửi con về quê.

"Điều này gây thiệt thòi rất lớn cho những đứa trẻ khi thiếu sự chăm sóc, nuôi dạy trực tiếp của cha mẹ, có thể ảnh hưởng không nhỏ đến sự phát triển về thể chất cũng như tâm lý của trẻ, đồng thời cũng ảnh hưởng đến tình cảm, tâm lý của bản thân người lao động khi phải xa con", đồng chí Trần Thu Phương trăn trở.

Video: Chương trình "Muôn nẻo yêu thương": Công nhân xa con nuôi dạy sao cho tốt?

Cần nhiều chính sách hơn nữa với lao động nữ di cư

Để đảm bảo quyền lợi của lao động nữ di cư, Ban Nữ công Tổng LĐLĐ Việt Nam đề xuất công đoàn cần có chính sách hỗ trợ tiền thuê nhà, xây dựng nhà ở xã hội cho người thu nhập thấp… Tăng cường các buổi tuyên truyền dành cho lao động di cư về các chủ đề như bình đẳng giới, nuôi dạy con, gia đình, chính sách pháp luật.

Công đoàn ngoài giúp đỡ những hoàn cảnh khó khăn, còn cần thường xuyên khảo sát đoàn viên để lấy tiếng nói thực tế từ cơ sở.

Phần lớn lao động nữ di cư phải sống xa con
Đồng chí Đỗ Hồng Vân - Trưởng ban Nữ công Tổng LĐLĐ Việt Nam - Ảnh: M.Q

Bên cạnh đó, công đoàn cần có nhiều chính sách cho con em lao động di cư như xây dựng nhà trẻ trong khu công nghiệp, tổ chức nhiều hoạt động vui chơi, xây dựng quỹ khuyến học và hỗ trợ thủ tục pháp lý... giúp họ yên tâm lao động.

Ban Nữ công Tổng Liên đoàn cũng đề nghị tăng cường bồi dưỡng cho các cán bộ công đoàn cơ sở thông qua việc gửi thêm nhiều tài liệu tuyên truyền, tập huấn về bình đẳng giới và chính sách pháp luật; hỗ trợ thêm kinh phí cho công đoàn cơ sở để mời các chuyên viên tư vấn sức khỏe cho lao động nữ.

Ngoài ra, xây dựng thêm các buổi tập huấn chuyên sâu cho lao động nữ di cư và tạo ra sân chơi lành mạnh cho người lao động.

Hội thảo công bố kết quả khảo sát về “Thực trạng đời sống và thực hiện quyền nuôi dưỡng, chăm sóc con nhỏ của lao động nữ di cư tại các khu công nghiệp, khu chế xuất” và việc triển khai mô hình điểm về “Chăm lo, bảo vệ quyền cho lao động nữ thông qua đối thoại tại nơi làm việc” do Ban Nữ công, Tổng LĐLĐ Việt Nam tổ chức ngày 15/12/2023.

Khảo sát trên do nhóm cán bộ của Ban Nữ công Tổng LĐLĐ Việt Nam phối hợp với cán bộ công đoàn một số địa phương thực hiện từ tháng 6 đến tháng 8/2023. Nhóm phỏng vấn 906 người lao động, 32 người sử dụng lao động và 62 cán bộ công đoàn cơ sở tại các khu công nghiệp, khu chế xuất tại 10 tỉnh/thành tỉnh, Công đoàn ngành Trung ương.

Công đoàn Dệt may: Đẩy mạnh các mô hình chăm lo phúc lợi cho lao động nữ Công đoàn Dệt may: Đẩy mạnh các mô hình chăm lo phúc lợi cho lao động nữ

Trải qua 27 năm, từ sự đóng góp của tập thể cán bộ, đoàn viên và công nhân, viên chức, lao động, Công đoàn Dệt ...

Lao động nữ mang thai có quyền lợi gì? Lao động nữ mang thai có quyền lợi gì?

Lần đầu làm mẹ, nhiều lao động nữ băn khoăn về chế độ và quyền lợi mình sẽ được hưởng trong suốt quá trình mang ...

Công đoàn TP Đà Nẵng trao giải Liên hoan Nghệ thuật quần chúng Công đoàn TP Đà Nẵng trao giải Liên hoan Nghệ thuật quần chúng

Tối 18/10, tại Nhà hát Trưng Vương, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) TP Đà Nẵng tổ chức đêm công diễn và trao giải Liên hoan ...

Nâng cao chất lượng công tác nữ công trong chăm lo cho lao động nữ Nâng cao chất lượng công tác nữ công trong chăm lo cho lao động nữ

Những hoạt động chăm lo đời sống vật chất, tinh thần của lao động nói chung và lao động nữ nói riêng luôn là vấn ...

Công đoàn đồng hành giữ lửa hạnh phúc gia đình nữ công nhân Công đoàn đồng hành giữ lửa hạnh phúc gia đình nữ công nhân

Tham luận tại Đại hội XIII Công đoàn Việt Nam, đồng chí Phạm Thị Thanh Tâm – Chủ tịch Công đoàn Dệt May Việt Nam ...

Tin mới hơn

Hỗ trợ 800.000 đồng/tháng cho giáo viên mầm non tại khu công nghiệp

Hỗ trợ 800.000 đồng/tháng cho giáo viên mầm non tại khu công nghiệp

Điều 10 Nghị định số 105/2020/NĐ-CP ngày 8/9/2020 của Chính phủ quy định chính sách đối với giáo viên mầm non làm việc tại cơ sở giáo dục mầm non dân lập, tư thục ở địa bàn có khu công nghiệp.
Siết chặt xử lý chậm, trốn đóng bảo hiểm xã hội

Siết chặt xử lý chậm, trốn đóng bảo hiểm xã hội

Trước tình trạng chậm, trốn đóng bảo hiểm xã hội vẫn tiếp diễn và đang bào mòn quyền lợi, tương lai an sinh của hàng triệu người lao động, Bộ Nội vụ đang lấy ý kiến góp ý cho Dự thảo Nghị định quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo hiểm xã hội năm 2024. Đây được kỳ vọng sẽ là “lưới chắn” quan trọng để bảo vệ an sinh cho người lao động, đặc biệt là những người đã và đang mòn mỏi chờ đợi quyền lợi sau hàng chục năm cống hiến.
Khi “đất lửa” thành “đất lành”

Khi “đất lửa” thành “đất lành”

Nơi từng là căn cứ kháng chiến, bom đạn cày xới, lau sậy um tùm và bụi đất đỏ mù trời, nay bừng sáng bởi những nhà máy hiện đại vận hành suốt ngày đêm. Khu công nghiệp rộng hàng ngàn hecta vươn mình trỗi dậy, là minh chứng sống động cho sự chuyển mình kỳ diệu sau ngày đất nước thống nhất.

Tin tức khác

Những người thắp lửa niềm tin từ đôi tay lao động và trái tim nhân ái

Những người thắp lửa niềm tin từ đôi tay lao động và trái tim nhân ái

Trên vùng đất nắng gió Quảng Bình – nơi rừng nối biển, người dân gắn bó từng tấc đất, từng nhịp sống – có những con người lặng thầm gieo mầm hy vọng, nuôi dưỡng tinh thần sáng tạo và nhân văn trong lao động và đời sống.
Học để làm chủ công việc, làm chủ cuộc đời

Học để làm chủ công việc, làm chủ cuộc đời

Trong nhà xưởng, công trường, dây chuyền sản xuất, có hàng nghìn máy vận hành ngày đêm. Nhưng “cỗ máy” lớn nhất, bền bỉ nhất, chính là trí tuệ và đôi tay của người lao động. Nếu không học, không cập nhật tri thức công nhân sẽ bị “bỏ lại” trong “guồng quay” khắc nghiệt của thời đại.
Đội ngũ công nhân trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc

Đội ngũ công nhân trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc

Để đưa đất nước bước vào kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc, Đảng ta đã xác định tháo gỡ các điểm nghẽn về thể chế, phát triển khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số quốc gia; định vị lại và khuyến khích phát huy vai trò của kinh tế tư nhân, huy động mọi nguồn lực cho phát triển; cùng với đó là sắp xếp lại hệ thống bộ máy tổ chức, bảo đảm tinh gọn, hoạt động hiệu lực hiệu quả và phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao - trong đó, việc phát huy vai trò của đội ngũ công nhân có vai trò vô cùng quan trọng.
Văn hóa công nhân với nâng cao năng suất lao động và hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp

Văn hóa công nhân với nâng cao năng suất lao động và hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp

Khi nền kinh tế chuyển đổi từ nông nghiệp sang công nghiệp và tiến hành phát triển công nghiệp theo hướng hiện đại, văn hóa công nhân là chủ đề đặc biệt được quan tâm, trong đó có mục tiêu đóng góp cho tăng năng suất lao động và nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Bài viết chia sẻ quan điểm của tác giả về xây dựng văn hóa công nhân, đặc biệt trong thời kỳ Việt Nam bắt đầu chuyển sang phát triển bền vững hiện nay.
Công nhân Việt Nam và hành trình không nghỉ

Công nhân Việt Nam và hành trình không nghỉ

50 năm sau ngày đất nước thống nhất, đã qua rồi cái thời khó khăn gian khổ, khi công nhân phải vật lộn với từng miếng cơm manh áo trong những nhà máy xí nghiệp cũ kỹ. Giờ đây, công nhân Việt Nam đã vươn lên mạnh mẽ, trở thành những người tiên phong trong kỷ nguyên công nghiệp 4.0, làm chủ công nghệ hiện đại, vận hành những hệ thống tự động hóa tinh vi, và là lực lượng không thể thiếu trong nền kinh tế số đang phát triển mạnh mẽ…
Học để hoàn thiện nhân cách, làm giàu trí tuệ

Học để hoàn thiện nhân cách, làm giàu trí tuệ

Chưa bao giờ thế giới thay đổi nhanh như hôm nay. Công nghệ phát triển mỗi giờ, mỗi phút. Một kỹ năng có thể lạc hậu chỉ sau vài năm. Một công nghệ có thể thay đổi cả ngành nghề. Trong dòng xoáy ấy, nếu không học, người lao động sẽ lạc nhịp, tụt hậu, thậm chí bị đào thải.
Xem thêm