Công đoàn Dệt may: Đẩy mạnh các mô hình chăm lo phúc lợi cho lao động nữ
Phúc lợi đoàn viên - 04/08/2023 17:13 Bình Nguyên - Minh Anh
Đầu tư, chăm lo cơ sở vật chất cho NLĐ
Dệt May là ngành có tỷ lệ lao động nữ chiếm trên 70%, trong số đó gần 40% đang trong độ tuổi sinh đẻ và nuôi con nhỏ. Với mong muốn tạo điều kiện tốt nhất cho lao động nữ nuôi con nhỏ bằng nguồn sữa mẹ, Công đoàn Dệt May đã có hướng dẫn các công đoàn cơ sở phối hợp cùng chuyên môn triển khai thực hiện chương trình "Hỗ trợ nuôi con bằng sữa mẹ".
Mô hình phòng vắt trữ sữa mẹ tại nơi làm việc. Ảnh: ĐVCC |
Mô hình phòng vắt trữ sữa mẹ tại nơi làm việc để hỗ trợ bảo quản sữa mẹ cho lao động nữ trong thời gian nuôi con nhỏ đang được một số doanh nghiệp trong hệ thống triển khai. Tính đến tháng 12/2022, đã có 12 doanh nghiệp lắp đặt được 20 phòng vắt trữ sữa (Công ty CP Dệt May Phú Hòa An, Công ty CP May Phương Đông, Công ty TNHH Thiệu Đô, Công ty CP Đầu tư - Dệt may Thiên An Phát, Công ty CP May Việt Thịnh, Công ty CP Lạc Thuỷ, Tổng Công ty CP Phong Phú, Công ty CP Dệt May Thiên An Phú, Công ty CP Dệt May Huế, Tổng công ty CP May Việt Tiến, Công ty CP Dệt May - Đầu tư - Thương mại Thành Công, Tổng Công ty Đức Giang – CTCP) và đã mang lại lợi ích thiết thực cho NLĐ.
Phòng vắt sữa mẹ. Ảnh: ĐVCC |
Cùng với mô hình vắt trữ sữa cho lao động nữ, mô hình trường mầm non, nhà trẻ, nhóm trẻ tại một số doanh nghiệp cũng được triển khai. Hiện có 8 đơn vị thành lập được trường mầm non, nhóm trẻ với số trẻ gần 3.000 cháu là con của NLĐ (Tổng Công ty May 10 - CTCP, CTCP - Tổng Công ty May Đáp Cầu, Tổng Công ty CP Phong Phú, Tổng Công ty CP May Hưng Yên, Công ty CP Dệt May Hoàng Thị Loan, Tổng Công ty Đức Giang - CTCP...).
Doanh nghiệp thành lập nhóm trẻ, trường mầm non với mục tiêu chăm sóc, nuôi dạy con NLĐ. NLĐ có con gửi tại đây, ngoài việc được hưởng các chế độ như Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định: Nuôi dạy trong điều kiện cơ sở vật chất tốt, môi trường an toàn, khoa học, tích hợp dạy các bộ môn năng khiếu, tiếng Anh, hoạt động trải nghiệm, được cấp giấy chứng nhận hoàn thành bậc học mầm non. Các cháu còn được hưởng chế độ quan tâm đặc biệt như: nhận trẻ từ 6 tháng tuổi; học phí được miễn hoặc giảm từ 50-70%; đón trẻ từ 6 giờ 30 phút, trả trẻ muộn nhất là 19 giờ hằng ngày từ thứ Hai đến thứ Bảy; ngày hè, ngày lễ, ngày nghỉ nếu doanh nghiệp làm việc nhà trường vẫn nhận trông trẻ.
Bên cạnh việc dành quỹ đất xây dựng trường ngay gần doanh nghiệp (Tổng công ty May Đáp Cầu (3.000 m2), Tổng công ty May 10 (2.800 m2), Tổng công ty May Hưng Yên (1.450 m2)… các doanh nghiệp còn đầu tư kinh phí xây dựng các công trình phụ trợ cho trường mầm non như nhà ăn, khu vui chơi, cây xanh, lắp đặt hệ thống internet, điều hòa, tivi, camera; các thiết bị phục vụ cho dạy và học lên tới hàng chục tỷ đồng, tiêu biểu Trường Mầm non May Đáp Cầu năm 2018 được đầu tư xây mới với tổng kinh phí ban đầu lên tới 25 tỷ đồng.
Trường Mầm non May Hưng Yên tổ chức Trung thu cho các cháu. Ảnh: ĐVCC |
Mô hình này mang lại nhiều lợi ích thiết thực cho NLĐ, mang đến môi trường chăm sóc và học tập an toàn, bổ ích cho con NLĐ, giúp NLĐ an tâm lao động, sản xuất.
Nhiều mô hình phúc lợi khác cũng được các đơn vị trong hệ thống đầu tư, xây dựng như tổ hợp chung cư, khách sạn, nhà trẻ, trang trại, 03 bếp ăn tập thể do văn phòng, công đoàn, đoàn thanh niên quản lý như tại Tổng Công ty CP Phong Phú; mô hình các câu lạc bộ dạy ngoại ngữ, yoga tại nơi làm việc đáp ứng nhu cầu của NLĐ tại Công ty CP Dệt May Đầu tư Thương mại Thành Công; mô hình Bếp ăn tập thể với thực đơn đa dạng cho các đối tượng NLĐ (bà bầu, người ốm, người ăn chay, suất ăn bồi dưỡng định kỳ) tại Công ty CP Dệt May Đầu tư Thương mại Thành Công, Tổng Công ty Việt Thắng-CTCP.
Đẩy mạnh các hoạt động phúc lợi tinh thần cho NLĐ
Ngoài việc chăm lo những lợi ích vật chất, Công đoàn Dệt May Việt Nam còn quan tâm đến những phúc lợi về tinh thần cho NLĐ, đặc biệt là lao động nữ. Cụ thể, Công đoàn Dệt May Việt Nam là công đoàn ngành duy nhất có giải thưởng tôn vinh lao động nữ mang tên Bà Tổ nghề may Nguyễn Thị Sen nhằm động viên, khích lệ những lao động nữ có nhiều đóng góp cho ngành.
Lễ trao giải cuộc thi nữ công gia chánh "Bếp nhà Dệt May". Ảnh: ĐVCC |
Bên cạnh đó, Công đoàn ngành cũng đang triển khai hiệu quả "Chương trình đọc truyện cho bé" với mục đích đồng hành cùng đoàn viên, NLĐ trong nuôi dạy con trẻ. Mỗi chương trình là một câu chuyện cổ tích, ngụ ngôn hoặc kĩ năng sống bổ ích cho các em nhỏ được vẽ minh họa và lồng tiếng sinh động phát trên nền tảng mạng xã hội như: Facebook và Youtube.
5 tháng đầu năm 2023 đã có 20 số được phát hành, rất nhiều con em NLĐ thích thú theo dõi. Cùng với đó cuộc thi về nữ công gia chánh, hát ru như "Bếp nhà Dệt May", "Lời ru bên cánh võng" được Công đoàn ngành tổ chức trên mạng xã hội Tiktok, nhận được sự quan tâm, yêu thích của đông đảo NLĐ, trong đó đa phần là lao động nữ.
Hằng năm, các cấp trong hệ thống đều tổ chức Hội nghị khen thưởng con CBCNVCLĐ có thành tích xuất sắc trong học tập và rèn luyện. Chương trình “Bay cao ước mơ” có nhiều hoạt động ngoại khóa ý nghĩa, thiết thực. Đây được coi là nguồn động viên tinh thần rất lớn cho NLĐ trong nuôi dạy con nhỏ.
Có thể nói, các hoạt động phúc lợi mà Công đoàn ngành tổ chức đã góp phần vào việc thu hút và giữ chân NLĐ yên tâm tham gia tích cực vào việc phát triển sản xuất kinh doanh cho các doanh nghiệp và của ngành.
Công đoàn Dệt May Việt Nam tiền thân là Công đoàn Tổng Công ty Dệt May Việt Nam, được thành lập ngày 14/9/1996. Sau tái cơ cấu, Tổng Công ty Dệt May Việt Nam trở thành Tập đoàn Dệt May Việt Nam, là tập đoàn kinh tế nhà nước giữ vai trò nòng cốt trong toàn ngành; khi đó, Công đoàn Tổng Công ty được chuyển đổi thành Công đoàn Dệt May Việt Nam, hoạt động theo mô hình công đoàn ngành Trung ương và trực thuộc Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam từ tháng 11 năm 2007. |
Tin cùng chuyên mục
Phúc lợi đoàn viên - 22/11/2024 16:30
Những Mái ấm Công đoàn mang nặng nghĩa tình ở Sóc Trăng
Được hỗ trợ xây nhà Mái ấm Công đoàn khang trang, nhiều đoàn viên phấn khởi, an tâm làm việc, đóng góp cho sự phát triển của ngành và địa phương.
Phúc lợi đoàn viên - 21/11/2024 15:58
Mang những phúc lợi thiết thực cho đoàn viên, người lao động
Từ đầu năm 2024 đến nay, các cấp công đoàn tỉnh Thừa Thiên Huế đã chủ động ký kết thỏa thuận hợp tác chương trình phúc lợi, với nhiều doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh nhằm mang những phúc lợi thiết thực cho đoàn viên, người lao động với tổng số kinh phí ước tính hàng tỉ đồng.
Phúc lợi đoàn viên - 14/11/2024 16:15
Từ kiến nghị của Công đoàn, doanh nghiệp chấp thuận 11 ưu tiên cho lao động nữ
Mới đây, tại Công ty TNHH Quốc tế Cerie Việt Nam (KCN Bình Xuyên, tỉnh Vĩnh Phúc) đã diễn ra hội nghị đối thoại chuyên đề về bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho lao động nữ.
Phúc lợi đoàn viên - 09/11/2024 10:06
Người lao động ngành Y tế được giảm giá tới 20-40% khi mua sản phẩm theo thỏa thuận hợp tác phúc lợi mới
Theo thỏa thuận hợp tác phúc lợi giữa Công đoàn Y tế Việt Nam với Công ty Cổ phần Bóng đèn Phích nước Rạng Đông và Hợp tác xã Hương Vân Trà (ký ngày 8/11), người lao động ngành Y tế sẽ được giảm giá tới 20-40% khi mua sản phẩm của hai đơn vị này.
Phúc lợi đoàn viên - 01/11/2024 19:14
Gần nghìn lao động hưởng lợi nhờ thỏa ước lao động tập thể nhóm doanh nghiệp
Thực hiện 02 thỏa ước lao động tập thể (TƯLĐTT) nhóm doanh nghiệp ở tỉnh Quảng Trị, giúp 986 đoàn viên, người lao động được hưởng nhiều quyền lợi cao hơn so với quy định.
Phúc lợi đoàn viên - 31/10/2024 14:06
Công đoàn tỉnh Bình Phước chi hơn 1,5 tỷ đồng hỗ trợ xây nhà cho lao động nghèo
Trong 9 tháng đầu năm 2024, LĐLĐ Bình Phước đã chi hỗ trợ xây mới, sửa chữa 22 căn “Mái ấm Công đoàn” cho đoàn viên, người lao động. Đồng thời vận động các nguồn lực xây 7 “nhà tình thương” cho hộ gia đình khó khăn trên địa bàn cùng nhiều hoạt động ý nghĩa khác…
- Anh Nguyễn Thành Nhân - 25 năm gắn bó với Trường THPT Ngô Gia Tự
- Đóng bảo hiểm thất nghiệp trên 12 năm, người lao động có thể tự ngừng đóng để nhận trợ cấp?
- Cải thiện sức khỏe bà mẹ và trẻ sơ sinh trong cộng đồng dân tộc thiểu số
- Hành trình thầm lặng và trách nhiệm của người lái xe chở vật liệu nổ công nghiệp
- Vào nghiệp đoàn, người lao động phấn khởi có thu nhập ổn định