Người lao động phấn khởi khi biết thông tin được hỗ trợ tiền thuê nhà trọ
Đời sống - 29/03/2022 09:04 MAI LIỄU
Công nhân mong mỏi sớm được nhận tiền công để trả bớt nợ nần Đề xuất hỗ trợ tối đa 1 triệu đồng cho công nhân đang thuê trọ Quảng Nam:Thúc đẩy phát triển nhà ở xã hội, nhà ở công nhân |
Rất đông công nhân lao động ở Nghệ An lựa chọn các phòng trọ chật chội, xuống cấp để tiết kiệm chi phí sinh hoạt. Ảnh: Mai Liễu |
Tại Nghệ An hiện có KKT Đông Nam và các KCN, với hơn 30.000 NLĐ. Trong đó, có gần 6.000 NLĐ đang ở trọ. Đời sống của NLĐ vốn đã khó khăn, lại ảnh hưởng bởi dịch bệnh nên họ sống tiết kiệm, chắt chiu. Trong đó, tiền phòng trọ cũng dao động từ 500 nghìn đồng đến 1,5 triệu đồng/tháng. Đây là một trong những khoản tiền khiến nhiều NLĐ phải lo nghĩ. Rất đông NLĐ lựa chọn sinh sống trong các phòng trọ chật hẹp, xuống cấp để tiết kiệm chi phí.
Đồng chí Vương An Nguyên – Chủ tịch Công đoàn KKT Đông Nam Nghệ An chia sẻ, Công đoàn rất vui khi Nhà nước có chính sách hỗ trợ tiền thuê nhà cho NLĐ. Việc hỗ trợ cho NLĐ thể hiện sự quan tâm, chia sẻ thiết thực của Nhà nước đối với công nhân lao động. Điều kiện, hồ sơ, thủ tục, thời gian nhận hỗ trợ cũng đơn giản cho NLĐ. Đối với công nhân lao động, mức hỗ trợ từ 500 nghìn đồng đến 1 triệu đồng là sự động viên rất lớn. Rất mong các cơ quan chức năng sớm ban hành văn bản hướng dẫn để triển khai thực hiện, Công đoàn KKT sẽ chỉ đạo CĐCS phối hợp với chuyên môn để tuyên truyền về chính sách cũng như hỗ trợ NLĐ làm các thủ tục liên quan.
Nhiều năm làm việc tại KCN Bắc Vinh, anh Vi Văn Thông (huyện Quỳ Châu) khi hay tin được hỗ trợ tiền thuê nhà anh đã rất vui và hỏi lại phóng viên đến ba lần để xác minh thông tin: “Đối chiếu điều kiện hỗ trợ thì trường hợp như tôi được hỗ trợ 500 nghìn phải không chị? Hỗ trợ trong 3 tháng phải không chị? Nếu hai vợ chồng đều là công nhân làm việc trong KCN, đều đủ điều kiện thì được hỗ trợ 1 triệu đồng phải không?”.
Anh Thông kể, hai vợ chồng đều là người dân tộc Thái, điều kiện gia đình khó khăn. Hơn 4 năm nay, hai vợ chồng anh xuống thành phố Vinh làm việc và thuê nhà trọ với giá 900 nghìn đồng/tháng, cộng các khoản tiền điện, nước là khoảng 1,2 triệu đồng/tháng. Lương của hai vợ chồng dành dụm để lo cho 3 đứa con đang gửi nhờ ông bà ngoại chăm sóc.
“Hơn một năm qua, công việc bấp bênh, khi thì không đủ việc làm, khi thì nghỉ do dịch bệnh, chủ nhà trọ cũng thương, có tháng giảm cho 100 nghìn đồng, rồi 50 nghìn đồng tiền thuê. Tháng nào muộn lương thì cho nhập hai, ba tháng đóng một lần. Điện, nước cũng dùng rất tiết kiệm, đỡ được đồng nào hay đồng ấy. Vì ở trọ nên cũng không tận dụng được rau quả trong vườn như ở quê nên tốn kém trong việc ăn uống. Đối với công nhân lao động, thu nhập thấp mà phải ở trọ là gánh thêm chi phí”.
Còn anh Lê Văn Quang, làm việc tại Công ty TNHH Em –Tech Nghệ An thì lựa chọn ở chung phòng với một bạn đồng nghiệp tại một dãy trọ cũ tại phường Vinh Tân (TP. Vinh). Anh Quang thú thực: “Với anh em công nhân chưa có gia đình như bọn em, chỉ cần có chỗ đặt lưng khi đêm về là được. Phòng trọ thì chật chội, tuềnh toàng nên mới có giá 500 nghìn đồng/tháng, hai người chia nhau cũng tạm ổn”.
Nói vậy nhưng Quang cũng chạnh lòng khi tâm sự, cuộc sống đang vất vả nên không dám nghĩ đến chuyện kết hôn. Nhiều hôm đi làm về muộn, trời lạnh, phải đun từng ấm nước nóng, mang ra khu nhà vệ sinh chung để tắm. Chuẩn bị đến hè, trời nóng bức, rất khó để nằm ngủ vì phòng bức bí. Nhiều hôm, đi về mệt, không muốn ăn uống và cứ thế đi ngủ luôn. “Cuộc sống vất vả, quẩn quanh nhà máy, nhà trọ nên cứ nghe được hỗ trợ, dù ít dù nhiều đều mừng”, anh Quang nói.
Công đoàn Nghệ An thường xuyên tổ chức các chương trình "Đến với nhà trọ công nhân" để thăm hỏi, động viên và tặng quà cho NLĐ. Ảnh: Mai Liễu |
Hiện nay, nhiều doanh nghiệp ở Nghệ An đang thiếu hụt nguồn lao động và họ đã thực hiện những chế độ chính sách ưu đãi để thu hút cũng như giữ chân NLĐ. Trong đó, có khoản hỗ trợ công nhân thuê nhà trọ từ 200 nghìn đồng đến 500 nghìn đồng. Việc Nhà nước thực hiện chính sách hỗ trợ tiền thuê nhà trọ cũng giúp doanh nghiệp chăm lo cho NLĐ.
Ông Nguyễn Đình Sinh – Giám đốc Công ty May Minh Anh – Kim Liên khu vực Nghệ An (KCN Bắc Vinh) nhận định, thực hiện chính sách hỗ trợ tiền thuê nhà trọ cho NLĐ đang làm việc tại các KCN, KCX, KKT trọng điểm trong cả nước sẽ chi một số tiền rất lớn. Qua đó, thấy được sự đồng hành, chia sẻ khó khăn với doanh nghiệp và NLĐ của Chính phủ để nhanh chóng khôi phục sản xuất, ổn định cuộc sống. Sự hỗ trợ này cũng giúp NLĐ yên tâm đi làm trở lại. Khi triển khai thực hiện chính sách này, chúng tôi sẽ chỉ đạo các bộ phận liên quan hướng dẫn NLĐ làm hồ sơ kịp thời để họ tin tưởng, phấn khởi”.
Quyết định số 08/2022/QĐ-TTg ngày 28/3/2022 của Thủ tướng Chính phủ quy định NLĐ đang làm việc trong doanh nghiệp tại khu công nghiệp, khu chế xuất hoặc khu vực kinh tế trọng điểm được hỗ trợ khi có đủ 3 điều kiện sau: Ở thuê, ở trọ trong khoảng thời gian từ ngày 1/2/2022 đến ngày 30/6/2022; Có hợp đồng lao động không xác định thời hạn hoặc hợp đồng lao động xác định thời hạn từ 01 tháng trở lên được giao kết và bắt đầu thực hiện trước ngày 1/4/2022; Đang tham gia Bảo hiểm xã hội (BHXH) bắt buộc (có tên trong danh sách tham gia BHXH bắt buộc của cơ quan BHXH) tại tháng liền kề trước thời điểm doanh nghiệp lập danh sách lao động đề nghị hỗ trợ tiền thuê nhà. Trường hợp NLĐ không thuộc đối tượng tham gia BHXH bắt buộc theo quy định tại khoản 4 Điều 2 Nghị định số 115/2015/NĐ-CP ngày 11/11/2015 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật BHXH về BHXH bắt buộc thì phải có tên trong danh sách trả lương của doanh nghiệp của tháng liền kề trước thời điểm doanh nghiệp lập danh sách lao động đề nghị hỗ trợ tiền thuê nhà. NLĐ đang làm việc trong doanh nghiệp đáp ứng đủ các điều kiện trên thì được Nhà nước hỗ trợ 500 nghìn đồng/người/tháng. Thời gian hỗ trợ tối đa 3 tháng. Phương thức chi trả hằng tháng. Quyết định cũng quy định NLĐ đang làm việc trong doanh nghiệp, Hợp tác xã, hộ kinh doanh có đăng ký kinh doanh tại khu công nghiệp, khu chế xuất hoặc khu vực kinh tế trọng điểm được hỗ trợ khi có đủ các điều kiện sau: Ở thuê, ở trọ trong khoảng thời gian từ ngày 1/4/2022 đến ngày 30/6/2022; Có hợp đồng lao động không xác định thời hạn hoặc hợp đồng lao động xác định thời hạn từ 01 tháng trở lên được giao kết và thực hiện trong khoảng thời gian từ ngày 1/4/2022 đến ngày 30/6/2022, trừ hợp đồng lao động giao kết tiếp nối của hợp đồng lao động đã giao kết và thực hiện trước đó; Đang tham gia BHXH bắt buộc (có tên trong danh sách tham gia BHXH bắt buộc của cơ quan BHXH) tại tháng liền kề trước thời điểm người sử dụng lao động lập danh sách lao động đề nghị hỗ trợ tiền thuê nhà. Trường hợp NLĐ không thuộc đối tượng tham gia BHXH bắt buộc theo quy định tại khoản 4 Điều 2 Nghị định số 115/2015/NĐ-CP ngày 11/11/2015 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật BHXH về BHXH bắt buộc, NLĐ mới tuyển dụng và có giao kết hợp đồng lao động nhưng chưa có tên trong danh sách tham gia BHXH bắt buộc của cơ quan BHXH thì phải có tên trong danh sách trả lương của người sử dụng lao động của tháng liền kề trước thời điểm người sử dụng lao động lập danh sách lao động đề nghị hỗ trợ tiền thuê nhà. Mức hỗ trợ áp dụng cho đối tượng này là 1 triệu đồng/người/tháng. Thời gian hỗ trợ tối đa 3 tháng. Phương thức chi trả hằng tháng. |
Chính thức: Người lao động ở trọ được hỗ trợ tối đa 1 triệu đồng tiền thuê nhà Ngày 28/3/2022, Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái đã ký Quyết định số 08/2022/QĐ-TTg quy định về việc thực hiện chính sách hỗ ... |
Khi người nông dân cũng hỏi “tiền nhiều để làm gì”! Đó là nghịch cảnh có thật! Đất đang sốt ở khắp mọi miền, từ phố xuống thôn, từ đồng bằng tới tận rẻo cao. Nhiều ... |
Tăng thời gian làm thêm cho người lao động, đồng thuận mà chưa vui Ngày 23/3/2022, thay mặt Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đã ký ban hành Nghị quyết số 17/2022/UBTVQH15 ... |
Tin cùng chuyên mục
Kinh tế - Xã hội - 22/11/2024 18:55
Cải thiện sức khỏe bà mẹ và trẻ sơ sinh trong cộng đồng dân tộc thiểu số
TS. Trần Đăng Khoa, Phó Vụ trưởng Vụ Sức khỏe Bà mẹ - Trẻ em, Bộ Y tế, cho biết tỷ lệ tử vong mẹ ở vùng sâu, vùng xa, miền núi cao gấp 3,5 lần so với vùng đồng bằng, đô thị; tỷ lệ tử vong mẹ ở dân tộc Mông cao gấp 7-8 lần so với dân tộc Kinh, Tày.
Kinh tế - Xã hội - 20/11/2024 12:28
Trẻ sinh non - đối tượng đặc biệt cần được chăm sóc trong giai đoạn đầu đời
Mỗi năm, Việt Nam có khoảng 100.000 trẻ sinh non, đối mặt với nguy cơ suy dinh dưỡng, bệnh tật và tử vong cao. Làm thế nào để trẻ sinh non được chăm sóc toàn diện, có cơ hội phát triển khỏe mạnh là vấn đề đòi hỏi sự quan tâm đặc biệt từ gia đình, hệ thống y tế và toàn xã hội.
Đời sống - 19/11/2024 14:53
Thu nhập người lao động tại các doanh nghiệp Nhà nước tăng thế nào trong năm 2024?
Năm 2024, thu nhập bình quân của người lao động tại các tập đoàn, tổng công ty Nhà nước tăng trên 10%. Kết quả này không chỉ phản ánh sự phục hồi và tăng trưởng của nền kinh tế mà còn là minh chứng cho sự đóng góp của tổ chức Công đoàn trong việc chăm lo đời sống người lao động.
Đời sống - 15/11/2024 16:58
Bí quyết cải thiện chỉ số thông minh, giúp trẻ phát triển toàn diện
Để trẻ em được phát triển toàn diện, cần phải hỗ trợ can thiệp những năm đầu đời, mang tính đa ngành, toàn diện và liên tục.
Đời sống - 15/11/2024 16:53
Vĩ thanh - trở lại Hua La mùa cà phê
Một năm sau, đầu tháng 11/2024, chúng tôi trở lại xã Hua La (Sơn La), nơi có những cây cà phê đang vào mùa thu hoạch.
Đời sống - 13/11/2024 15:31
Công đoàn cơ sở kiện doanh nghiệp đòi quyền lợi cho người lao động
Mới đây, Ban Chấp hành Công đoàn Công ty TNHH Kobelco E&M Việt Nam (Khu Công Nghiệp Biên Hòa II, thành phố Biên Hoà, tỉnh Đồng Nai) đã có đơn khởi kiện doanh nghiệp này để đòi tiền lương và quyền lợi cho người lao động.