Lan toả "Mái ấm Công đoàn” đến với lao động nghèo ở Đà Nẵng

Trải qua 13 năm hoạt động, Chương trình “Mái ấm Công đoàn” của Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) TP Đà Nẵng đã hỗ trợ xây dựng và sửa chữa cho hơn 500 ngôi nhà của đoàn viên, người lao động (NLĐ) có hoàn cảnh khó khăn với tổng số tiền hơn 13 tỷ đồng. Điều đáng nói, tất cả số tiền hỗ trợ đó là sự đóng góp của đoàn viên, NLĐ trên địa bàn TP cùng với sự đồng hành hỗ trợ của UBND TP, Ủy ban MTTQ Việt Nam TP, các doanh nghiệp, nhà hảo tâm và các tỉnh thành bạn.
Người “truyền lửa” bằng cả trái tim Như đóa hướng dương ngược nắng, tỏa sáng Anh công nhân mang niềm hy vọng sống cho “người chờ máu”

Phóng viên Tạp chí Lao động và Công đoàn có cuộc trò chuyện với đồng chí Lê Văn Đại, Phó Chủ tịch LĐLĐ TP Đà Nẵng. Đồng chí Đại đã chia sẻ những kinh nghiệm trong việc vận động, điều phối, giám sát cũng như kêu gọi sự đồng hành của đoàn viên, NLĐ và sự chung tay các cấp, các ngành, các nhà hảo tâm và các tỉnh thành bạn để Quỹ hoạt động hiệu quả trong thời gian vừa qua.

Lan toả "Mái ấm Công đoàn” đến với lao động nghèo ở Đà Nẵng
Đồng chí Lê Văn Đại, Phó Chủ tịch LĐLĐ TP Đà Nẵng trao tặng kinh phí xây dựng và sửa chữa nhà ở cho NLĐ khó khăn từ Quỹ “Mái ấm Công đoàn”. Ảnh: ĐVCC.

Phóng viên: Đồng chí có thể cho biết, đối với TP Đà Nẵng, Chương trình “Mái ấm Công đoàn” được triển khai như thế nào? Sức lan toả của Chương trình này trong công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ)?

Đồng chí Lê Văn Đại: Ban Chấp hành (BCH) LĐLĐ TP thành lập Quỹ “Mái ấm Công đoàn” vào năm 2010 với mong muốn hỗ trợ cho NLĐ an cư, lạc nghiệp bằng cách hỗ trợ kinh phí xây dựng và sửa chữa nhà cho NLĐ khó khăn trên địa bàn. Đến năm 2014, Quỹ “Mái ấm Công đoàn” phát triển và đổi tên thành Quỹ hoạt động xã hội Công đoàn TP Đà Nẵng. Qua đó, ngoài thực hiện các mục tiêu về hỗ trợ, tham gia các hoạt động xã hội của tổ chức Công đoàn còn thực hiện một nhiệm vụ quan trọng và cốt lõi đó là hỗ trợ sửa chữa, xây dựng nhà cho đoàn viên, CNVCLĐ đang gặp khó khăn về nhà ở hoặc bị thiên tai, hỏa hoạn làm hư hỏng nhà ở; trợ cấp cho đoàn viên, CNVCLĐ có hoàn cảnh khó khăn, bị tai nạn lao động, bệnh hiểm nghèo, thiên tai, địch họa; con CNVCLĐ bị khuyết tật, nhiễm dioxin; con CNVCLĐ vượt khó, học tốt.

Chương trình của chúng tôi đã trải qua 13 năm hoạt động, đã hỗ trợ xây dựng và sửa chữa hơn 500 ngôi nhà của đoàn viên, NLĐ có hoàn cảnh khó khăn với tổng số tiền hơn 13 tỷ đồng. Ngoài ra, Quỹ còn thực hiện hỗ trợ khó khăn cho công nhân, NLĐ trong Tháng Công nhân, dịp tết, dịch bệnh, bão lũ,…

Bên cạnh đó, từ nguồn kinh phí của Quỹ, chúng tôi cũng hỗ trợ xây dựng một số công trình phục vụ cho đoàn viên, NLĐ như xây dựng nhà công vụ cho giáo viên ở xã Hòa Bắc, TP Đà Nẵng; hỗ trợ xây dựng nhà công vụ cho giáo viên trường các điểm trường miền núi phía Bắc. Từ những hoạt động đa dạng, thiết thực của Quỹ đã lan tỏa đến đoàn viên, NLĐ và toàn xã hội.

Lan toả "Mái ấm Công đoàn” đến với lao động nghèo ở Đà Nẵng
Đồng chí Nguyễn Duy Minh, Chủ tịch LĐLĐ TP. Đà Nẵng (áo xanh) bàn giao công trình nhà lưu trú trị giá 1,4 tỷ cho Phòng Giáo dục huyện Hòa Vang. Ảnh: PHAN NGUYÊN.

PV: Xin đồng chí chia sẻ một vài kinh nghiệm trong huy động nguồn lực từ đoàn viên, NLĐ và các tổ chức, cá nhân, nhà hảo tâm tham gia Chương trình “Mái ấm Công đoàn”?

Đồng chí Lê Văn Đại: Tôi cho rằng từ mục đích hoạt động của Quỹ thiết thực, hiệu quả đáp ứng được nhu cầu của đoàn viên, NLĐ cùng với sự triển khai thực hiện công khai, minh bạch, đúng mục đích đã tạo được sự tin tưởng của đoàn viên, NLĐ.

Chúng tôi vận động trên tinh thần tự nguyện, “Lá lành đùm lá rách”, vận động mỗi đoàn viên, CNVCLĐ sinh hoạt trong các công đoàn cơ sở, nghiệp đoàn trên địa bàn TP ủng hộ với mức ½ ngày lương/người/năm. Đồng thời, Ban Thường vụ LĐLĐ TP cũng đưa vào chấm điểm thi đua để động viên tinh thần và hoàn thành trách nhiệm của từng cấp công đoàn trong vận động Quỹ. Chính vì thế, hằng năm các đơn vị đã vận động thu quỹ vượt chỉ tiêu giao.

Ngoài ra, chúng tôi rất phấn khởi khi hằng năm Quỹ cũng nhận được sự quan tâm, hỗ trợ của các cấp các ngành như: UBND thành phố, Ủy ban MTTQ Việt Nam TP, các doanh nghiệp, nhà hảo tâm và các tỉnh thành bạn.

PV: Việc điều phối nguồn vốn hỗ trợ của Chương trình đến các công đoàn cơ sở được thực hiện như thế nào? Cơ chế giám sát kinh phí hỗ trợ ra sao, thưa đồng chí?

Đồng chí Lê Văn Đại: Để điều hành hoạt động của Quỹ, Ban Thường vụ LĐLĐ TP đã ban hành quy chế hoạt động, thành lập Ban quản lý Quỹ do đồng chí Phó Chủ tịch làm Trưởng ban để thực hiện xét theo quy chế.

Với tinh thần nâng cao trách nhiệm của công đoàn cơ sở và cấp trên cơ sở trong xét, đề nghị các đối tượng theo quy định của Quỹ để đề nghị hỗ trợ, trong những năm qua các cấp công đoàn căn cứ nhiệm vụ được giao trong quy trình xét duyệt để khảo sát, đề nghị đoàn viên, NLĐ đủ điều kiện cho Ban Quản lý Quỹ TP thẩm định, xét duyệt trao hỗ trợ, nhờ đó không xảy ra khiếu nại, khiếu kiện trong quá trình quản lý, sử dụng Quỹ.

Chúng tôi xác định rõ nguyên tắc có đóng, có hưởng. Ngay từ đầu năm, chúng tôi sẽ phân bổ số lượng nhà xây dựng, sửa chữa cho các đơn vị. Trong năm nếu đối tượng khó khăn hơn, chúng tôi sẽ điều chỉnh linh hoạt để hỗ trợ cho các đối tượng có nhu cầu, điều đó sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho NLĐ và các đơn vị trong khảo sát, thẩm định và trình hồ sơ hỗ trợ.

Đây là một nguồn quỹ vận động, đóng góp từ NLĐ vì vậy cơ chế giám sát, kiểm tra được thực hiện chặt chẽ trong quá trình thực hiện hồ sơ hỗ trợ, qua các khâu thẩm định và đi thực tế để khảo sát, đảm bảo hỗ trợ đúng đối tượng. Bên cạnh đó, các cấp công đoàn thường xuyên công khai quỹ theo quy định của Tổng Liên đoàn, Ủy ban Kiểm tra Công đoàn các cấp thường xuyên kiểm tra việc quản lý sử dụng Quỹ để đảm bảo chi tiêu đúng mục đích.

Lan toả "Mái ấm Công đoàn” đến với lao động nghèo ở Đà Nẵng
Những hình ảnh về căn nhà 35m2 , có 11 người ở, đang xuống cấp nặng của gia đình chị Mỹ Uyên (Công đoàn quận Hải Châu) đã nhận được hỗ trợ sửa chữa từ Quỹ "Mái ấm Công đoàn" của LĐLĐ TP Đà Nẵng. Ảnh: ĐVCC.

PV: Có 1 thực tế là nguồn hỗ trợ hiện nay khá khiêm tốn trong điều kiện vật giá leo thang. Để làm được ngôi nhà, đoàn viên, NLĐ nghèo phải vay mượn thêm nhiều nơi. Về lâu dài chúng ta có nâng khoản hỗ trợ này lên không?

Đồng chí Lê Văn Đại: Mặc dù nhận được sự hỗ trợ của đông đảo đoàn viên, NLĐ và các ban ngành trên địa bàn thành phố. Tuy nhiên, nguồn lực của Quỹ còn hạn chế so với số lao động nghèo cần hỗ trợ nên BCH LĐLĐ TP phân bổ và cân nhắc trong hỗ trợ. Chúng tôi rất mong muốn và cố gắng tăng dần qua quá trình quản lý và sử dụng, ví dụ như năm 2014 mỗi trường hợp xây nhà được hỗ trợ 30 triệu đồng và sửa chữa nhà được hỗ trợ 15 triệu đồng thì đến năm 2021, xét thấy tình hình vật giá và tiền công lao động có tăng nên BCH LĐLĐ TP đã quyết định nâng mức hỗ trợ mỗi trường hợp xây nhà được hỗ trợ 50 triệu đồng, sửa chữa nhà hỗ trợ 20 triệu đồng. Về lâu dài, chúng tôi cũng sẽ có phương án điều chỉnh để phù hợp với thực tế.

PV: Xin cảm ơn đồng chí về cuộc trò chuyện này!

Người “truyền lửa” bằng cả trái tim Người “truyền lửa” bằng cả trái tim

Hưởng ứng cuộc thi viết về tấm gương “người tốt, việc tốt”, tôi xin được chia sẻ về một tấm gương tiêu biểu trong trường ...

Những chuyến xe nghĩa tình Những chuyến xe nghĩa tình

Nguyễn Quý là một tấm gương "người tốt, việc tốt", người em mà tôi may mắn có cơ hội được gặp gỡ.

Như đóa hướng dương ngược nắng, tỏa sáng Như đóa hướng dương ngược nắng, tỏa sáng

Cô Nguyễn Thị Lành chính là một gương sáng hội tụ cả về ý chí – nhiệt huyết – tình yêu nghề trong vườn hoa ...

Anh công nhân mang niềm hy vọng sống cho “người chờ máu” Anh công nhân mang niềm hy vọng sống cho “người chờ máu”

Đã từng day dứt vì chậm trễ 20 phút không kịp cho máu cho người cần mà bệnh nhân không qua được cửa tử.

Cán bộ Công đoàn đội trong Quân đội: “Thủ lĩnh giữ lửa” phong trào công nhân quân đội

Cán bộ Công đoàn đội trong Quân đội: “Thủ lĩnh giữ lửa” phong trào công nhân quân đội

Cán bộ Công đoàn trong Quân đội hãy tiếp tục là người “giữ lửa” cho lý tưởng cách mạng trong mỗi công nhân quân đội hôm nay và mai sau.
Công đoàn – "ngọn lửa" sưởi ấm hạnh phúc gia đình công nhân lao động

Công đoàn – "ngọn lửa" sưởi ấm hạnh phúc gia đình công nhân lao động

Trong guồng quay hối hả mưu sinh, hạnh phúc gia đình đôi khi trở thành điều xa xỉ đối với nhiều công nhân lao động. Tuy nhiên, bằng nhiều cách làm linh hoạt, thiết thực, tổ chức Công đoàn đã và đang trở thành điểm tựa vững chắc, không chỉ bảo vệ quyền lợi người lao động mà còn là nơi khơi nguồn và gìn giữ những giá trị gia đình – nền tảng quan trọng của một xã hội bền vững.
Mái ấm giữa đời thường: Ước mơ có thật của đôi vợ chồng công nhân xa quê

Mái ấm giữa đời thường: Ước mơ có thật của đôi vợ chồng công nhân xa quê

Trong căn phòng trọ nhỏ nằm gần Công ty TNHH JS Vina (huyện Thủ Thừa, tỉnh Long An), vợ chồng anh Nguyễn Trọng Nghĩa và chị Nguyễn Thị Tiên vẫn chưa hết xúc động khi hay tin gia đình mình được Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) tỉnh Long An hỗ trợ 70 triệu đồng để xây dựng “Mái ấm Công đoàn” – món quà mà anh chị từng nghĩ cả đời sẽ không bao giờ với tới.
“Tổ ấm” nơi xóm trọ: Khi công đoàn làm cầu nối yêu thương

“Tổ ấm” nơi xóm trọ: Khi công đoàn làm cầu nối yêu thương

Một buổi chiều tháng Tư, tại khu nhà trọ Tư Nê, thị trấn Phú Hòa, huyện Thoại Sơn, tỉnh An Giang, không khí trở nên rộn ràng hơn thường lệ. Công nhân tan ca trở về, nhưng thay vì vội vã vào phòng nghỉ ngơi, họ tụ tập tại sân chung, nơi đang diễn ra chương trình “Đến với nhà trọ công nhân” do Nhà Văn hóa lao động tỉnh An Giang tổ chức.​
Thỏa ước lao động tập thể: Chìa khóa kiến tạo phúc lợi, đồng hành cùng phát triển

Thỏa ước lao động tập thể: Chìa khóa kiến tạo phúc lợi, đồng hành cùng phát triển

Đối với hàng triệu người lao động, Thỏa ước lao động tập thể không chỉ bảo vệ quyền lợi chính đáng mà còn là sợi dây gắn kết họ với doanh nghiệp. Quan trọng hơn, đây là minh chứng cho sức mạnh của sự đoàn kết và tiếng nói tập thể, dưới sự đại diện của tổ chức Công đoàn.
Công nhân, Công đoàn: nền tảng vững chắc cho phát triển kinh tế tư nhân bền vững và thịnh vượng

Công nhân, Công đoàn: nền tảng vững chắc cho phát triển kinh tế tư nhân bền vững và thịnh vượng

Trong bài phát biểu “Phát triển kinh tế tư nhân – Đòn bẩy cho một Việt Nam thịnh vượng”, Tổng Bí thư Tô Lâm đã khẳng định rõ: kinh tế tư nhân là một trong những động lực quan trọng hàng đầu thúc đẩy tăng trưởng kinh tế quốc gia. Với gần một triệu doanh nghiệp, hơn 5 triệu hộ kinh doanh và hơn 40 triệu việc làm – khu vực tư nhân đang là “trái tim” của nền kinh tế. Nhưng để trái tim đó đập khỏe, bền vững, thì không thể thiếu lực lượng công nhân hăng say lao động và tổ chức Công đoàn đồng hành, hỗ trợ, định hướng và bảo vệ người lao động.
Đam mê sáng kiến, sáng tạo, giữ nhịp sản xuất

Đam mê sáng kiến, sáng tạo, giữ nhịp sản xuất

Sự ổn định của một dây chuyền không chỉ nằm ở máy móc, mà còn ở đôi tay, khối óc và trái tim của người vận hành. Với anh Đỗ Văn Tiền, kỹ sư Điện – Điện tử nhà máy Sợi Đồng Văn (Tổng Công ty Dệt may Hà Nội), “giữ nhịp sản xuất” không đơn thuần là nhiệm vụ mà là hành trình gắn bó, sáng tạo và cống hiến không ngừng nghỉ.
Số hóa công đoàn Đồng Nai: Khi mỗi công nhân có “điểm hẹn” trong lòng bàn tay

Số hóa công đoàn Đồng Nai: Khi mỗi công nhân có “điểm hẹn” trong lòng bàn tay

Không cần lên hội trường, không phải rời khỏi ca làm hay di chuyển xa xôi, mỗi công nhân giờ đây chỉ cần một chiếc điện thoại thông minh là có thể “gặp” công đoàn – đúng nghĩa. “Điểm hẹn công nhân” đã không còn là một chương trình giao lưu trực tuyến mà đã trở thành hình mẫu sinh động của chuyển đổi số trong hoạt động công đoàn, nơi công nghệ trở thành cây cầu nối dài tiếng nói, quyền lợi và tâm tư của hàng ngàn công nhân lao động…
Lâm Đồng khởi động sớm Tháng Công nhân năm 2025 bằng các hoạt động sôi nổi, thiết thực

Lâm Đồng khởi động sớm Tháng Công nhân năm 2025 bằng các hoạt động sôi nổi, thiết thực

Liên đoàn Lao động tỉnh Lâm Đồng đã chính thức "khởi động" Tháng Công nhân năm 2025 bằng việc sớm ban hành kế hoạch và tổ chức các hoạt động ý nghĩa. Huyện Đạ Huoai là đơn vị đầu tiên trong tỉnh tổ chức lễ phát động, mở màn cho chuỗi sự kiện hướng về người lao động.
Công đoàn “3 tại chỗ”: Ký ức không quên và những bài học đổi mới tổ chức

Công đoàn “3 tại chỗ”: Ký ức không quên và những bài học đổi mới tổ chức

“Lúc đó tôi không có việc làm, lại phải lo cho gia đình ở quê. Nếu không có công đoàn, không biết tụi tôi xoay xở sao nổi”, chị Nguyễn Ngọc Hương, công nhân Công ty Trách nhiệm hữu hạn Kwong Lung – MeKo, Khu công nghiệp Trà Nóc, quận Bình Thủy, TP. Cần Thơ xúc động nói – khi nhớ lại khoảng thời gian “3 tại chỗ” giữa đại dịch Covid-19.