Hưởng ứng cuộc thi viết về tấm gương “người tốt, việc tốt”, tôi xin được chia sẻ về một tấm gương tiêu biểu trong trường với sự nỗ lực phấn đấu không mệt mỏi, lòng nhiệt tình và giàu lòng nhân ái của một giáo viên đã nhiều năm cống hiến trong ngành Giáo dục. Đó là cô giáo Nguyễn Thị Lệ Thủy, Phó bí thư Chi bộ, Uỷ viên Ban Chấp hành Công đoàn, Phó hiệu trưởng Trường Tiểu học Lê Lai, (quận Ngũ Hành Sơn, TP Đà Nẵng).
Người “truyền lửa” bằng cả trái tim
Cô giáo Nguyễn Thị Lệ Thủy (thứ 2 từ bên phải qua), Phó Bí thư Chi bộ, Uỷ viên Ban Chấp hành Công đoàn, Phó hiệu trưởng Trường Tiểu học Lê Lai.

Cô giáo Nguyễn Thị Lệ Thủy là tấm gương tiêu biểu tâm huyết với nghề, làm theo lời Bác, điển hình trong công tác quản lý. Những năm qua, cô đã xây dựng Hội đồng sư phạm nhà trường thành một tập thể đoàn kết, trí tuệ, dân chủ, kỷ cương, tình thương và trách nhiệm. Đồng thời, luôn quan tâm đến hoàn cảnh, nguyện vọng từng cán bộ, giáo viên, công nhân viên trong nhà trường; cảm thông, chia sẻ, tạo điều kiện để họ công tác tốt.

Cô đi đầu trong việc vận dụng nhiều phương pháp mới để nâng cao chất lượng giáo dục và đổi mới quản lý. Đặc biệt, cô vận dụng tốt các biện pháp quản lý bằng kế hoạch, bằng pháp chế; hưởng ứng các cuộc vận động và phong trào thi đua của Nhà nước và ngành Giáo dục; thực hiện tốt công tác phối hợp với Công đoàn cơ sở, sự lãnh đạo của Chi bộ Đảng trong nhà trường. Để công tác quản lý đạt hiệu quả cao, ngoài trách nhiệm thực hiện các nhiệm vụ theo chức năng, bản thân cô tự trau dồi chuyên môn, tham gia nhiều lớp bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý hiệu trưởng; các lớp tập huấn do ngành Giáo dục tổ chức để nắm bắt tình hình, cải tiến công tác quản lý tại đơn vị mình. Nhờ vậy, trong những năm qua công tác quản lý của trường thường xuyên được đổi mới một cách rõ rệt. Ngoài ra, cô còn dành nhiều thời gian cho việc nghiên cứu, viết sáng kiến chuyên môn… để nâng cao chất lượng dạy học trong nhà trường.

Với cương vị là Phó bí thư Chi bộ, Ủy viên Ban Chấp hành Công đoàn, Phó Hiệu trưởng nhà trường, cô luôn phối hợp chặt chẽ giữa các ban ngành của địa phương, đề cao trách nhiệm chủ động trong “Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”, chú trọng việc “học tập” đến “làm theo” từ đó tạo ra chuyển biến rõ nét về nhận thức trách nhiệm của cán bộ, đảng viên và quần chúng trong trường học. Cô đã chỉ đạo đẩy mạnh việc học tập và làm theo tấm gương, đạo đức Hồ Chí Minh, gắn với các cuộc vận động, phong trào thi đua của ngành Giáo dục, trong đó nổi bật là phong trào “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”, “Mỗi thầy, cô giáo là một tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo”…

Từ những lời ăn tiếng nói nhẹ nhàng đầy trách nhiệm đến những cử chỉ nhỏ nhất trên sân trường như: tự tay nhặt giấy loại bỏ vào thùng rác, tạo thành thói quen cho mỗi thầy cô giáo, học sinh nhà trường; đến thiết kế trồng, chăm sóc, bảo vệ bồn hoa cây cảnh khuôn viên nhà trường; đôn đốc, hướng dẫn mỗi thầy, cô giáo, học sinh học theo Bác tiết kiệm sử dụng điện, nước…, cô đều quán triệt và gương mẫu thực hiện.

Cô thường xuyên tham mưu với cấp ủy, chính quyền địa phương vận động trẻ em đúng 6 tuổi vào lớp 1 đạt 100%. Xây dựng Kế hoạch hoạt động chuyên môn; kiểm tra giáo án và kế hoạch bộ môn; nâng cao năng lực quản lý các hoạt động sau khi dạy của từng giáo viên như kế hoạch bài giảng, đồ dùng dạy học. Cô thường xuyên kiểm tra giáo viên nhằm thúc đẩy quá trình đổi mới phương pháp, giúp giáo viên vận dụng đúng đắn phương pháp dạy học tích cực vào thực tế. Xây dựng và kiểm tra chuyên đề các môn học trong nhà trường một cách đều đặn có khoa học nhằm giúp giáo viên nắm vững các phương pháp dạy học, đặc biệt chú ý phương pháp dạy học tích cực, khuyến khích giáo viên đổi mới cách dạy để đáp ứng khả năng học tập của từng đối tượng học sinh trong lớp.

Cô luôn quan tâm, chú trọng đến công tác bồi dưỡng học sinh có năng khiếu, học sinh giỏi và phụ đạo học sinh yếu, xây dựng kế hoạch ngay từ đầu năm học, phân công giáo viên theo dõi kiểm tra đôn đốc nên kết quả học tập của các em ngày càng nâng cao. Cô cũng thường xuyên quan tâm rèn luyện kỹ năng sống cho học sinh, tổ chức các hoạt động tập thể, vui chơi lành mạnh, qua đó, giúp các em phát triển toàn diện.

Người “truyền lửa” bằng cả trái tim
Với cương vị là Phó Bí thư Chi bộ, Ủy viên Ban Chấp hành Công đoàn, Phó Hiệu trưởng nhà trường, cô Thuỷ đã xây dựng Hội đồng sư phạm nhà trường thành một tập thể đoàn kết.

Một điều đáng quý hơn cả, đó là tình cảm mà cô dành cho đồng nghiệp, một sự lắng nghe chia sẻ và cảm thông sâu sắc. Cô dành cho chúng tôi những lời động viên, khích lệ, những lời góp ý chân thành nhất. Đó không đơn giản là quan hệ lãnh đạo với cấp dưới mà là tình bạn, tình đồng chí, tình anh chị em cao cả. Hội đồng giáo dục nhà trường đều quý mến cô, bởi cô là một tấm gương sáng trong công tác quản lý, tạo sức mạnh bằng tinh thần đoàn kết với tác phong giản dị, yêu thương và luôn giúp đỡ đồng nghiệp một cách chân tình.

Với những kết quả đạt được, hàng năm qua bình xét cán bộ, đảng viên.. cô được Ủy. ban Nhân dân thành phố Đà Nẵng tặng Bằng khen, đảng viên hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, đạt danh hiệu Chiến sĩ thi đua các cấp nhiều năm liền. Cô thực sự là bông hoa tiêu biểu trong việc “Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh” .

Đặc biệt năm 2019, 2020 và năm 2021, là năm đại dịch Covid-19, cô là người sát sao trong việc phòng, chống, đề xuất các biện pháp cũng như hỗ trợ cho giáo viên và học sinh trong nhà trường tham gia tốt công tác phòng, chống dịch hiệu quả và an toàn như: thực hiện tốt 5K đối với toàn bộ giáo viên, học sinh và phụ huynh khi đến trường: tuyên truyền việc đeo khẩu trang, thường xuyên rửa tay bằng xà phòng, không tập trung nơi đông người,...; đảm bảo việc theo dõi thường xuyên nhiệt độ và phát hiện kịp thời các trường hợp có dấu hiệu để có biện pháp cách ly nhanh chóng, hạn chế bùng phát dịch rộng rãi trong nhà trường; liên hệ chặt chẽ với bộ phận y tế của trường, phường,... để nắm rõ danh sách giáo viên, học sinh thuộc các diện F0, F1, ... ; tổ chức cho giáo viên tham gia các đợt tập huấn để duy trì việc học tập trực tuyến theo đúng phương châm “Ngừng đến trường nhưng không ngừng việc học”, ... Sau một thời gian dài, dưới sự quan tâm và dẫn dắt tận tình của cô Thủy, toàn thể giáo viên nói riêng và nhà trường nói chung đạt được nhiều kết quả và vượt qua được giai đoạn khó khăn nhất. Đó là điều đáng mừng nhất cho nhà trường khi có một vị lãnh đạo như cô.

Vào đầu tháng 1/2023, cô Hiệu trưởng về hưu theo chế độ, cấp trên chưa bổ nhiệm Hiệu trưởng mới nên cô nhận quyết định quyền Hiệu trưởng. Bao nhiêu công việc từ nhỏ đến lớn, một tay cô Thủy hỗ trợ và dẫn dắt đội ngũ giáo viên thực hiện các công việc còn dang dở để hoàn thành tốt, đạt kết quả cao cuối năm học.

Thời điểm cuối năm nên rất nhiều công việc, sang đầu tháng 6/2023, cô phải lo công tác tuyển sinh lớp 1, để đảm bảo công việc luôn hoàn thành tốt cô đã dành nhiều thời gian ở trường hơn ở nhà. Cô làm việc không ngừng nghỉ để lo chu toàn, hoàn tất hồ sơ, sổ sách các công việc quản lý nhà trường đầy đủ để xứng đáng là một trường lớn trên địa bàn quận, là trường đứng đầu trong các phong trào cấp quận, cấp thành phố. Thật ngưỡng mộ cô, người luôn tỏa sáng, là tấm gương tốt cho đồng nghiệp và học sinh học tập.

Người “truyền lửa” bằng cả trái tim
Cô Thuỷ phát cơm cho người lao động khó khăn.

Ai đó đã từng nói: “Một thầy cô giáo như ngọn nến đốt chính mình để soi rọi cho người khác”. Không hiểu sao mỗi lúc ngẫm nghĩ về câu nói ấy, trong lòng tôi và các đồng nghiệp trong trường lại nghĩ đến người Phó Bí thư Chi bộ, Phó Hiệu trưởng của mình. Đối với chúng tôi, cô Nguyễn Thị Lệ Thủy không chỉ là một người lãnh đạo nhiệt huyết tận tâm đầy năng lực, người bạn thẳng thắn chân tình mà còn là một tấm gương sáng để chúng tôi học tập, rèn luyện, cống hiến nhiều hơn cho Trường Tiểu học Lê Lai thân thương này.

Người “truyền lửa” bằng cả trái tim
Người chỉ huy bản lĩnh, tài đức vẹn toàn Người chỉ huy bản lĩnh, tài đức vẹn toàn

Cô Phạm Thị Ngọc Hà - Bí thư chi bộ, Hiệu trưởng Trường Tiểu học Quang Trung là một người chỉ huy bản lĩnh.

Nữ chủ tịch công đoàn tiêu biểu Nữ chủ tịch công đoàn tiêu biểu

Chị Mai Thị Hạnh – Chủ tịch Công đoàn cơ sở Trường THCS Trần Đại Nghĩa, người có khuôn mặt tươi tắn, tác phong nhanh ...

Một giáo viên dạy giỏi, năng động và nhiệt huyết Một giáo viên dạy giỏi, năng động và nhiệt huyết

Cô Trương Thị Thủy là một cô giáo rất giỏi và nhiệt tình.

Tin mới hơn

Văn hóa công nhân với nâng cao năng suất lao động và hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp

Văn hóa công nhân với nâng cao năng suất lao động và hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp

Khi nền kinh tế chuyển đổi từ nông nghiệp sang công nghiệp và tiến hành phát triển công nghiệp theo hướng hiện đại, văn hóa công nhân là chủ đề đặc biệt được quan tâm, trong đó có mục tiêu đóng góp cho tăng năng suất lao động và nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Bài viết chia sẻ quan điểm của tác giả về xây dựng văn hóa công nhân, đặc biệt trong thời kỳ Việt Nam bắt đầu chuyển sang phát triển bền vững hiện nay.
Luật BHXH 2024: An sinh không dừng lại ở người lao động

Luật BHXH 2024: An sinh không dừng lại ở người lao động

Sửa đổi quy định về điều kiện tuổi của thân nhân hưởng trợ cấp tuất hàng tháng trong Luật BHXH 2024 là lời hồi đáp đầy nhân văn dành cho hàng triệu người lao động và gia đình họ, những người đã âm thầm cống hiến cả cuộc đời cho sự phát triển của đất nước.
Luật BHXH 2024: "Neo giữ" người lao động có kinh nghiệm

Luật BHXH 2024: "Neo giữ" người lao động có kinh nghiệm

Với nhiều người lao động, đặc biệt là công nhân nghỉ hưu không hẳn là “dấu chấm hết” cho một hành trình làm việc, mà có khi lại là khởi đầu cho một giai đoạn mới đầy trăn trở: “Tiếp tục cống hiến hay dừng lại”?

Tin tức khác

Luật BHXH 2024: Người công nhân không phải “đánh đổi” sinh mạng cho từng ngày công

Luật BHXH 2024: Người công nhân không phải “đánh đổi” sinh mạng cho từng ngày công

Trong hành trình mưu sinh, người công nhân không chỉ đối mặt với sự khắc nghiệt của dây chuyền sản xuất, mà còn phải “vật lộn” với những căn bệnh hiểm nghèo, mãn tính kéo dài tháng năm.
Luật BHXH 2024: Công nhân nghỉ ốm không phải giấu, phải sợ, phải đánh đổi

Luật BHXH 2024: Công nhân nghỉ ốm không phải giấu, phải sợ, phải đánh đổi

Giữa hàng triệu lượt nghỉ ốm mỗi năm của người lao động, đã từng có biết bao buổi làm dang dở, những lần gắng gượng trở lại ca vì sợ bị trừ lương, mất chuyên cần hay mất bảo hiểm y tế.
Công nhân và việc học tập suốt đời

Công nhân và việc học tập suốt đời

“Học tập suốt đời” là tên bài viết được hưởng ứng rộng rãi và tạo tiếng vang lớn của Tổng Bí thư Tô Lâm thời gian gần đây. Vấn đề này được nhìn nhận như một trong những giải pháp, yêu cầu tối quan trọng để phát huy tiềm năng, sức sáng tạo của con người Việt Nam, trong đó có đội ngũ công nhân lao động, góp phần thực hiện thắng lợi khát vọng vươn mình của dân tộc.
Công nhân ngành điều tại Bình Phước: Người giữ hồn cho nông sản Việt

Công nhân ngành điều tại Bình Phước: Người giữ hồn cho nông sản Việt

Giữa những con số xuất khẩu hàng tỷ USD mỗi năm của ngành điều Việt Nam, ít ai để ý rằng đằng sau thành công ấy là những đôi tay chai sạn, những giọt mồ hôi rơi giữa xưởng nóng và những câu chuyện đời thầm lặng của người lao động. Từ những người phụ nữ ngồi bó gối bên rổ điều sống để tách vỏ, đến những công nhân vận hành dây chuyền sản xuất hiện đại, họ chính là những mắt xích bền bỉ góp phần đưa hạt điều Việt Nam có mặt tại hơn 90 quốc gia trên thế giới.
Luật BHXH 2024: Khi pháp luật lắng nghe tiếng lòng người mẹ

Luật BHXH 2024: Khi pháp luật lắng nghe tiếng lòng người mẹ

Giữa nhịp sống tất bật nơi các khu công nghiệp, hàng triệu nữ công nhân vẫn âm thầm lao động, cống hiến và hy sinh, mang trên vai không chỉ gánh nặng mưu sinh mà còn cả giấc mơ làm mẹ.
Luật BHXH 2024: Một “cú chạm” – một thông điệp

Luật BHXH 2024: Một “cú chạm” – một thông điệp

Không còn phải rời xưởng sớm để nộp một tờ đơn. Không còn mất công cả buổi để đi xin xác nhận giấy tờ. Không còn cảnh ngồi hàng giờ trước cánh cửa cơ quan BHXH với ánh mắt lo lắng.
Xem thêm