Lại nóng chuyện công nhân “cuốc bộ” cả chục tầng vì hỏng thang máy
Đời sống

Lại nóng chuyện công nhân “cuốc bộ” cả chục tầng vì hỏng thang máy

Ý YÊN
Tác giả: Ý YÊN
Chị Hiền, cư dân Khu nhà ở công nhân Kim Chung (Đông Anh, Hà Nội) bức xúc vì thỉnh thoảng lại phải “cuốc bộ” cả chục tầng do thang máy trục trặc. Nhưng điều đáng nói là dù cư dân có nói mãi thì câu chuyện vẫn chưa được giải quyết.
Hiểm hoạ trong khu nhà ở xã hội: Công nhân bất an vì thang máy liên tục gặp sự cố Hiểm họa trong khu nhà ở xã hội: Hàng loạt thang máy hết hạn kiểm định Thang máy hư, công nhân đi cầu thang bộ 15 tầng: Vẫn đang chờ... "xin ý kiến"!

Chị Nguyễn Thị Hiền, công nhân Công ty Panasonic cùng gia đình nhiều năm thuê căn hộ tại toà CT1A, Khu nhà ở công nhân Kim Chung. Khi được hỏi về mong muốn lúc này, chị nói hai điều: Một là mức giá thuê “phù hợp hơn so với thu nhập”; hai là sửa chữa triệt để hệ thống thang máy.

“Thang máy của toà nhà hiện tại bị trục trặc, thường xuyên bị hỏng, việc đi lại hết sức nan giải”, chị nói.

Lại nóng chuyện công nhân “cuốc bộ” cả chục tầng vì hỏng thang máy

Chị Nguyễn Thị Hiền, công nhân Công ty Panasonic chia sẻ tại Toạ đàm “Chỗ ở cho công nhân – từ thực tiễn đến chính sách” - Ảnh: Ngọc Tú

Câu chuyện thang máy khu nhà này liên tục gặp sự cố đã được Tạp chí Lao động và Công đoàn phản ánh từ năm 2021 song đến nay tình hình vẫn vậy. Còn nhớ tháng 2/2022, ông Phạm Hoàng Hải – Phó Giám đốc Xí nghiệp Quản lý và Phát triển nhà ở xã hội (Công ty TNHH MTV Quản lý và Phát triển nhà Hà Nội) – đơn vị quản lý khu nhà giải thích do quy trình, thủ tục quản lý vận hành phức tạp nên đơn vị khó khắc phục.

Đến nỗi, khi 2 chiếc thang máy toà nhà CT1A hỏng, bộ phận kỹ thuật chỉ còn biết cho ngừng hoạt động vô thời hạn để tiếp tục chờ… “xin ý kiến”.

Khu nhà ở công nhân Kim Chung (huyện Đông Anh, Hà Nội) được xây dựng trên diện tích 20 héc-ta, bao gồm 28 đơn nguyên nhà. Trong đó, có 24 đơn nguyên nhà cao 5 tầng (với 1.084 căn hộ phục vụ 9.168 chỗ ở thuê); 4 đơn nguyên nhà cao 15 tầng (với 448 căn hộ phục vụ 2.352 chỗ ở thuê).

Nhà CT1 có 224 căn hộ phục vụ hộ gia đình với 896 chỗ ở; nhà CT2, CT3 có 224 căn hộ phục vụ công nhân độc thân với 1456 chỗ ở. Hiện khu nhà ở có khoảng 9.000 công nhân đang sinh sống, tỷ lệ lấp đầy khu nhà ở đạt khoảng 80%.

Lại nóng chuyện công nhân “cuốc bộ” cả chục tầng vì hỏng thang máy

Khu nhà ở công nhân Kim Chung (Đông Anh, Hà Nội) - Ảnh: Ý Yên

Sáng nay (6/8/2023), tại toạ đàm “Chỗ ở cho công nhân – từ thực tiễn đến chính sách”, câu chuyện về thang máy toà CT1A một lần nữa trở thành chủ đề nóng, như một minh chứng cho sự bất cập trong quản lý, sửa chữa cơ sở vật chất tại khu nhà ở công nhân Kim Chung.

Ông Bùi Quốc Dũng, Trưởng phòng Quản lý tái định cư và Nhà xã hội, Công ty TNHH MTV Quản lý và Phát triển nhà Hà Nội nói rằng vấn đề thang máy “là hậu quả của việc thí điểm xây dựng nhà ở cho công nhân”.

“Đề án đầu tiên là xây nhà ở cho công nhân để cho các khu công nghiệp – chế xuất mua lại, cho công nhân thuê. Nhưng các doanh nghiệp nước ngoài khi vào khảo sát thì thấy đề án không đáp ứng được tiêu chuẩn của họ, cho nên họ không mua và thành phố chuyển sang hình thức cho công nhân thuê”, ông Dũng nói và cho biết từ thiết kế, thi công, đầu tư khu nhà có rất nhiều vấn đề, và thang máy ở CT1A chỉ là một trong số đó.

Lại nóng chuyện công nhân “cuốc bộ” cả chục tầng vì hỏng thang máy

Ông Bùi Quốc Dũng, Trưởng phòng Quản lý tái định cư và Nhà xã hội, Công ty TNHH MTV Quản lý và Phát triển nhà Hà Nội - Ảnh: Ngọc Tú

Cụ thể hơn, ông Dũng chỉ ra rằng hố thang máy vốn được thiết kế cho một loại thang riêng nhưng khi thi công lại không nhập được loại thang này, đành phải thay bằng thang khác nhỏ hơn so với hố thang. Lúc nghiệm thu thì không có vấn đề gì nhưng qua quá trình sử dụng, thang bị rung lắc, hệ thống phụ trợ cũng bị trục trặc, hỏng nhanh chóng.

“Nó đã không đúng với tiêu chuẩn thiết kế nhưng vẫn đưa vào sử dụng cho kịp tiến độ thi công với khu thí điểm này. Đấy là cái bất cập”, ông Dũng nói thêm.

Theo ông Dũng, Công ty TNHH MTV Quản lý và Phát triển nhà Hà Nội đề xuất thay lại thang nhưng nguồn kinh phí lớn, cơ quan thẩm duyệt là Sở Xây dựng Hà Nội không chấp nhận. Còn khi đưa sang Sở Tài chính cũng không được duyệt tiền đầu tư.

Việc hỏng đâu sửa đấy dẫn đến trục trặc không thể khắc phục. Đấy là chưa kể việc bảo trì phải theo nhiều quy trình, từ kiểm tra, khảo sát, quy hoạch, dự toán, đến trình các cấp thẩm quyền phê duyệt. “Khi phê duyệt thì rơi vào khoảng quý 3 hoặc đầu quý 4… Có tiền rồi chúng tôi mới đề xuất đơn vị thực hiện, và nếu giá cao quá thì phải tổ chức đấu thầu”, ông Dũng cho hay.

Trưởng phòng Quản lý tái định cư và Nhà xã hội đề nghị hai điều: Thứ nhất, thành phố có chính sách xử lý câu chuyện hư hỏng đột xuất, bởi đơn vị “không có để đáp ứng được ngay nguồn kinh phí sửa chữa”. Thứ hai, sắp tới khi xây dựng khu nhà ở cho công nhân thì cần đồng bộ, có tầm nhìn về mặt quy hoạch, xây dựng.

Nên làm nhà cho công nhân thuê trước khi tính chuyện bán

Theo PGS. TS Bùi Thị An, Chủ tịch Hội Nữ trí thức TP Hà Nội nhà ở cho công nhân là vấn đề bà đau đáu nhiều năm nay. Khi là đại biểu Quốc hội, bà từng đề nghị Chính phủ có quỹ làm nhà ở cho công nhân thuê, sau mới tính chuyện bán.

Lại nóng chuyện công nhân “cuốc bộ” cả chục tầng vì hỏng thang máy
PGS. TS Bùi Thị An, Chủ tịch Hội Nữ trí thức TP Hà Nội tại Toạ đàm sáng 6/8/2023 - Ảnh: Ngọc Tú

“Bây giờ rất nhiều công nhân làm 6-7 triệu/tháng, nuôi 2 đứa con ở Hà Nội. Làm sao đủ sống? Nhiều công nhân không có ý định bám trụ khu công nghiệp lâu dài, họ có mua nhà không?”, bà An đặt câu hỏi, đồng thời nhấn mạnh nếu không giải quyết câu chuyện nhà ở cho công nhân, họ không thể yên tâm sản xuất, ngoài ra còn liên quan nhiều vấn đề khác như: Giáo dục, an ninh trật tự,…

“Tôi cho rằng vấn đề nhà ở cho công nhân rất cấp bách hiện nay. Nhưng cần đưa ra chính sách sao cho phù hợp với túi tiền của họ. Đồng thời có chính sách hợp lý thu hút các nhà đầu tư, doanh nghiệp cùng tham gia… Cần phân rõ vai, Nhà nước làm gì? Doanh nghiệp làm gì và công nhân lao động làm gì?”, PGS.TS Bùi Thị An nói.

Nước mắt những “đời tôm”, “phận cá” Nước mắt những “đời tôm”, “phận cá”

Nhận 2 triệu đồng sau khi cầm cố chiếc điện thoại, Mỹ nói bây giờ mình sẽ đi trả nợ. Nhưng đó chỉ là công ...

Hành trình không trọn vẹn Hành trình không trọn vẹn

Tháng 9 này, những công nhân cuối cùng của Công ty CP Ô tô 1-5 sẽ được chốt sổ bảo hiểm. Kế hoạch tổ chức ...

Những cuộc mưu cầu hạnh phúc Những cuộc mưu cầu hạnh phúc

Lò Mí Pó quyết rời thành phố ngay cả khi “ông chủ” không/chưa trả 8 triệu 850 ngàn đồng tiền công. Trong khi đó, Vừ ...

Tin mới hơn

Văn hóa công nhân với nâng cao năng suất lao động và hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp

Văn hóa công nhân với nâng cao năng suất lao động và hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp

Khi nền kinh tế chuyển đổi từ nông nghiệp sang công nghiệp và tiến hành phát triển công nghiệp theo hướng hiện đại, văn hóa công nhân là chủ đề đặc biệt được quan tâm, trong đó có mục tiêu đóng góp cho tăng năng suất lao động và nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Bài viết chia sẻ quan điểm của tác giả về xây dựng văn hóa công nhân, đặc biệt trong thời kỳ Việt Nam bắt đầu chuyển sang phát triển bền vững hiện nay.
Luật BHXH 2024: An sinh không dừng lại ở người lao động

Luật BHXH 2024: An sinh không dừng lại ở người lao động

Sửa đổi quy định về điều kiện tuổi của thân nhân hưởng trợ cấp tuất hàng tháng trong Luật BHXH 2024 là lời hồi đáp đầy nhân văn dành cho hàng triệu người lao động và gia đình họ, những người đã âm thầm cống hiến cả cuộc đời cho sự phát triển của đất nước.
Luật BHXH 2024: "Neo giữ" người lao động có kinh nghiệm

Luật BHXH 2024: "Neo giữ" người lao động có kinh nghiệm

Với nhiều người lao động, đặc biệt là công nhân nghỉ hưu không hẳn là “dấu chấm hết” cho một hành trình làm việc, mà có khi lại là khởi đầu cho một giai đoạn mới đầy trăn trở: “Tiếp tục cống hiến hay dừng lại”?

Tin tức khác

Luật BHXH 2024: Người công nhân không phải “đánh đổi” sinh mạng cho từng ngày công

Luật BHXH 2024: Người công nhân không phải “đánh đổi” sinh mạng cho từng ngày công

Trong hành trình mưu sinh, người công nhân không chỉ đối mặt với sự khắc nghiệt của dây chuyền sản xuất, mà còn phải “vật lộn” với những căn bệnh hiểm nghèo, mãn tính kéo dài tháng năm.
Luật BHXH 2024: Công nhân nghỉ ốm không phải giấu, phải sợ, phải đánh đổi

Luật BHXH 2024: Công nhân nghỉ ốm không phải giấu, phải sợ, phải đánh đổi

Giữa hàng triệu lượt nghỉ ốm mỗi năm của người lao động, đã từng có biết bao buổi làm dang dở, những lần gắng gượng trở lại ca vì sợ bị trừ lương, mất chuyên cần hay mất bảo hiểm y tế.
Công nhân và việc học tập suốt đời

Công nhân và việc học tập suốt đời

“Học tập suốt đời” là tên bài viết được hưởng ứng rộng rãi và tạo tiếng vang lớn của Tổng Bí thư Tô Lâm thời gian gần đây. Vấn đề này được nhìn nhận như một trong những giải pháp, yêu cầu tối quan trọng để phát huy tiềm năng, sức sáng tạo của con người Việt Nam, trong đó có đội ngũ công nhân lao động, góp phần thực hiện thắng lợi khát vọng vươn mình của dân tộc.
Công nhân ngành điều tại Bình Phước: Người giữ hồn cho nông sản Việt

Công nhân ngành điều tại Bình Phước: Người giữ hồn cho nông sản Việt

Giữa những con số xuất khẩu hàng tỷ USD mỗi năm của ngành điều Việt Nam, ít ai để ý rằng đằng sau thành công ấy là những đôi tay chai sạn, những giọt mồ hôi rơi giữa xưởng nóng và những câu chuyện đời thầm lặng của người lao động. Từ những người phụ nữ ngồi bó gối bên rổ điều sống để tách vỏ, đến những công nhân vận hành dây chuyền sản xuất hiện đại, họ chính là những mắt xích bền bỉ góp phần đưa hạt điều Việt Nam có mặt tại hơn 90 quốc gia trên thế giới.
Luật BHXH 2024: Khi pháp luật lắng nghe tiếng lòng người mẹ

Luật BHXH 2024: Khi pháp luật lắng nghe tiếng lòng người mẹ

Giữa nhịp sống tất bật nơi các khu công nghiệp, hàng triệu nữ công nhân vẫn âm thầm lao động, cống hiến và hy sinh, mang trên vai không chỉ gánh nặng mưu sinh mà còn cả giấc mơ làm mẹ.
Luật BHXH 2024: Một “cú chạm” – một thông điệp

Luật BHXH 2024: Một “cú chạm” – một thông điệp

Không còn phải rời xưởng sớm để nộp một tờ đơn. Không còn mất công cả buổi để đi xin xác nhận giấy tờ. Không còn cảnh ngồi hàng giờ trước cánh cửa cơ quan BHXH với ánh mắt lo lắng.
Xem thêm