Lại chết vì tai nạn điện khi học trực tuyến
Cà phê tối - 16/10/2021 21:12 Vũ Hùng
Người mẹ công nhân bật khóc, thương con thiếu thốn khi học online Học online: Nhiều phàn nàn nhưng không thể khác Cái chết thương tâm và những lời khuyến cáo |
Các chuyên gia khuyên học sinh khi học trực tuyến, tuyệt đối không sử dụng điện thoại đang sạc pin, dễ khiến điện thoại phát nổ |
Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Nam Đàn cho hay, nam sinh lớp 5 này ở nhà riêng học trực tuyến bằng điện thoại. Lúc em đang ở một mình trong phòng thì xảy ra vụ nổ. Nạn nhân bị cháy quần áo, kêu cứu, được đưa tới bệnh viện tuyến tỉnh cấp cứu, song đã tử vong tối cùng ngày.
Theo bác sĩ bệnh viện, bệnh nhân nhập viện trong tình trạng khó thở, cơ thể nhiều vết thương do bỏng nặng.
"Vết bỏng do vụ cháy xăng, song nguyên nhân cụ thể thì chưa xác định", bác sĩ thông tin.
Cách đây hơn một tháng, vào khoảng 7h30 ngày 10/9, tại phường Hạ Đình (quận Thanh Xuân, Hà Nội), một em học sinh cũng đã bị điện giật chết khi đang học trực tuyến. Lúc đó, người bố ra ngoài có việc, chỉ còn lại nam sinh và em gái học lớp 3 ở nhà. Khi quay về, phát hiện sự việc, người bố đưa con đi cấp cứu song bất thành.
Lãnh đạo UBND phường Hạ Đình cho biết, nạn nhân học sinh lớp 5, trường Tiểu học Thái Thịnh (quận Đống Đa, Hà Nội).
Sau ngày khai giảng 5/9, học sinh Hà Nội và cả nước từ tiểu học tới trung học phổ thông bắt đầu học trực tuyến do giãn cách xã hội. Việc học trực tuyến diễn ra ngay từ đầu năm ở nhiều nơi, dự kiến còn kéo dài đến hết học kỳ I. Rủi ro cháy, nổ, điện giật khi sử dụng không đúng hoặc dùng thiết bị không đảm bảo chất lượng là rất lớn. Tuy nhiên, cho đến nay, dù khai giảng học trực tuyến đã hơn 1 tháng, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Sở Giáo dục và Đào tạo các tỉnh, thành phố vẫn chưa đưa ra được một quy định chung về an toàn cho học sinh toàn quốc khi học trực tuyến.
Chính vì vậy, nhiều trường học đã phải chủ động đề ra các biện pháp để đảm bảo an toàn cho học sinh của mình khi học trực tuyến.
Trường THCS Nguyễn Huy Tưởng (huyện Đông Anh, Hà Nội) đã đưa ra video cùng quy tắc an toàn khi học trực tuyến. Quy tắc 5K dành cho phụ huynh và học sinh được đăng trên fanpage, website và gửi về zalo từng lớp để tuyên truyền.
Theo cô Nguyễn Thị Bích Vân, Hiệu trưởng trường này, 5 quy tắc nhắc nhở an toàn cho học sinh là: "Kiểm tra ổ cắm điện, lưu ý tay phải khô, chân đi dép khi cắm sạc vào ổ điện và tuyệt đối không ăn, uống xung quanh nơi học tập để tránh đổ nước ra thiết bị học, gây chập điện. Phụ huynh cần phải kiểm tra pin của các thiết bị để tránh xảy ra cháy, nổ...
Ngoài các quy tắc này, nhà trường cũng sắp xếp lại các môn học để giảm tải cho học sinh, tránh phải sạc máy lâu và tiếp xúc nhiều với máy tính, điện thoại. Các thầy cô cũng liên tục nhắc nhở học sinh về sử dụng điện khi học.
"Tôi ước các con được đến trường học trực tiếp vì học online tiềm ẩn nhiều nguy hiểm, nhất là khi bố mẹ phải đi làm, để con ở nhà một mình. Nhiều em không có điện thoại xịn, phải dùng loại cũ, chai pin để học, tiềm ẩn nhiều rủi ro cháy nổ", cô Hiệu trưởng Vân nói với báo chí.
Chúng ta đều biết, việc học online kéo dài nhiều giờ trên điện thoại, máy tính khi thiết bị không đảm bảo an toàn hoặc vừa dùng vừa cắm sạc dễ dẫn đến tai nạn do cháy, nổ, điện giật. Thạc sĩ Lê Thành Tới (phụ trách khoa Công nghệ Điện - Điện tử, trường Đại học Công nghiệp Thực phẩm TP HCM) phát biểu với báo chí gần đây cho biết, nguyên nhân các tai nạn gồm:
Nguồn pin của thiết bị nóng lên bất thường, bộ sạc và dây sạc không đảm bảo an toàn về cách ly với nguồn điện. Pin không rõ xuất xứ, nguồn gốc hoặc linh kiện trong thiết bị hỏng, làm thiết bị nóng lên. Tai nạn cũng có thể xảy ra nếu đồ ăn, nước uống đổ vào thiết bị làm chạm mạch, học sinh dùng các các vật dụng bằng kim loại chọc, chích vào thiết bị, nguồn điện gây ngắn mạch. Khi thời gian học trực tuyến kéo dài, dung lượng pin của thiết bị không đủ, học sinh thường có thói quen vừa học vừa sạc. Việc này khiến nguồn pin nóng lên, có thể dẫn tới cháy, nổ thiết bị.
Hiện nhiều người có thói quen dùng bộ sạc đa năng. Sự không tương thích giữa bộ sạc và thiết bị hoặc dây sạc bị gập gãy, vỏ bị bong tróc cũng có thể dẫn đến các vụ tai nạn về điện.
Theo ông Tới, để an toàn khi sử dụng các thiết bị, nhất là điện thoại thông minh và máy tính bảng, phụ huynh cần nhắc con sạc đầy pin trước giờ vào học, tránh vừa học vừa sạc.
Nếu pin hết, học sinh có thể tranh thủ sạc trong giờ giải lao khi đã dừng sử dụng máy. Học sinh không nên dùng ốp lưng cho các thiết bị, không dùng chế độ sạc nhanh. Khi đang học trực tuyến, các em không nên chơi game hoặc xem phim. Với laptop, nhờ có tính năng bảo vệ nguồn pin, học sinh có thể vừa cắm sạc vừa sử dụng nhưng cần hạn chế tối đa.
Trong khi Bộ Giáo dục và Đào tạo, Sở Giáo dục và Đào tạo các địa phương vẫn duy trì tình trạng học trực tuyến hiện nay, thì hằng ngày, các phụ huynh cần rà soát thường xuyên thiết bị học tập của con, nắm bắt những dấu hiệu bất thường. Chẳng hạn, thiết bị khi đang dùng có nhiệt độ tăng bất thường, cần tắt các ứng dụng đang chạy, chờ một lúc dùng lại. Tất cả thiết bị được sạc ở nơi khô ráo, thoáng, tránh môi trường nóng. Nếu thiết bị nóng trong lúc sạc, phải lập tức ngắt nguồn.
Trong quá trình sử dụng, các phụ kiện như pin, bộ sạc có thể hỏng, dây nguồn, dây sạc khi bị bong tróc, rạn nứt cần được thay thế. Khi mua phụ kiện, phụ huynh cần chọn hàng chính hãng, có kiểm định chất lượng và tương thích với thiết bị.
Phụ huynh cũng có thể lắp CB chống giật cho hệ thống điện gia đình để đảm bảo an toàn cho mọi người khi xảy ra sự cố ngắn mạch. Khi con học xong, cha mẹ cần nhắc con tắt hết thiết bị hoặc có thể thu hồi máy lại.
Phía nhà trường cũng có thể hạn chế nguy cơ tai nạn bằng cách sắp xếp các buổi học không quá dài. Theo đó, mỗi buổi học không quá 3 tiết, có giờ giải lao để thiết bị của học sinh có thời gian "nghỉ ngơi". Trong giờ học, thầy cô nên nhắc nhở các em không được vừa học, vừa dùng các ứng dụng khác. Điều này rất quan trọng, nhất là với học sinh tiểu học vốn kém tập trung, nhiều em ham chơi.
Cái chết thương tâm của 2 em bé học sinh trong vòng một tháng do tai nạn điện lúc học trực tuyến là một sự việc quá đau đớn và đáng tiếc đối với 2 gia đình các bé và đối với cả xã hội.
Đau đớn và đáng tiếc hơn nữa là cách đây cũng 1 tháng, trong chuyên mục Cà phê tối này, chúng tôi cũng đã cảnh báo về tai nạn do điện gây ra và mong rằng cái chết của em học sinh lớp 5 Trường Tiểu học Thái Thịnh (Hà Nội) là cái chết đầu tiên và cũng là cuối cùng trên cả nước do học sinh gặp tai nạn khi học online.
Thế nhưng, hỡi ôi, cái chết thứ hai lại đã diễn ra. Và liệu đó đã là cái chết cuối cùng chưa, hỡi các vị lãnh đạo ngành Giáo dục và các bậc phụ huynh?
Doanh nhân không cần lời chúc tụng suông Ngay trong ngày mà Chủ tịch nước, Thủ tướng và Chủ tịch Quốc hội cùng gặp gỡ doanh nhân nhân ngày của họ, Nghị quyết ... |
Đôi điều suy nghĩ quanh đèo Hải Vân Gần trọn tuần qua, cái tên ĐÈO HẢI VÂN được xuất hiện với tần suất cao đột biến trên báo chí, trên mạng xã hội ... |
Lỗi Facebook, bắt “cậu IT” và những điều thầm kín “Cậu IT” Nhâm Hoàng Khang bị bắt để điều tra tội “cưỡng đoạt tài sản”. Cũng trong đêm qua, người dùng nháo nhác bởi các ... |
Tin cùng chuyên mục
Cà phê tối - 23/11/2024 15:28
Đằng sau những sắc thuế!
Kỳ họp Quốc hội lần thứ 8 sẽ biểu quyết về Luật Thuế giá trị gia tăng (VAT) vào ngày 26/11. Theo dự thảo luật (sửa đổi), các hàng hóa, dịch vụ của hoạt động văn hóa, triển lãm, thể dục, thể thao, biểu diễn nghệ thuật, sản xuất phim, nhập khẩu, phát hành phim và chiếu phim đang hưởng thuế VAT 5% sẽ tăng lên 10%.
Cà phê tối - 18/11/2024 15:03
Hết thời “nhập siêu” văn hóa?
Lễ hội Thiết kế Sáng tạo Hà Nội 2024 đã kết thúc vào hôm qua (17/11). Thành công vang dội của Lễ hội cùng những sự kiện gần đây của các đêm nhạc “nội địa” đang cho thấy nhiều chỉ dấu tích cực về công nghiệp văn hóa.
Cà phê tối - 16/11/2024 13:38
Chống lãng phí ngày nhà giáo
20/11 tới gần, khắp các trường trên cả nước đều đang tất bật không khí chuẩn bị tri ân ngày nhà giáo - ngày lễ lớn của cả cô và trò trên cả nước. Đây cũng là một dịp để các nhà trường cũng như phụ huynh học sinh dạy cho các em bài học về chống lãng phí.
Cà phê tối - 11/11/2024 15:29
Thở ở Hà Nội
Đến hẹn lại lên, từ tháng 10 tới tháng 3 là cao điểm bụi mịn ở Hà Nội. Không khí vẩn đục ô nhiễm, các công trình xây cất khắp nơi và vỉa hè tiếp tục ra tăng sức ép bằng những khối đá xếp sẵn chờ ngày lát lại.
Cà phê tối - 09/11/2024 17:52
“Siết” quảng cáo của nghệ sĩ
Việc người nổi tiếng, nghệ sĩ, KOL quảng cáo thái quá về công dụng của nhiều loại thực phẩm chức năng làm “nóng” nghị trường. Bộ trưởng Bộ Y tế cũng như Bộ VH-TT&DL cũng đều lên tiếng về vấn đề trên.
Cà phê tối - 04/11/2024 10:49
San đất nông nghiệp, làm sân pickleball
Hàng loạt lô đất thuộc dự án bỏ hoang, đất kho bãi, thậm chí đất nông nghiệp đã bị san lấp làm sân pickleball - một môn thể thao mới du nhập vào Việt Nam.