Doanh nhân không cần lời chúc tụng suông
Cà phê tối - 13/10/2021 12:27 Hà Phan
Thủ tướng Chính phủ gặp mặt doanh nhân nhân Ngày Doanh nhân Việt Nam (13/10) để ghi nhận, biểu dương những đóng góp, lắng nghe những mong muốn, nguyện vọng của cộng đồng doanh nhân và khẳng định tiếp tục chia sẻ, đồng hành với đội ngũ doanh nhân Việt Nam. Ảnh: VGP/Nhật Bắc |
Nghị quyết 128 ra đời để "thống nhất thực hiện trên toàn quốc" dù phải chờ Bộ Y tế ra hướng dẫn để xác định đâu là vùng 1,2,3 hay 4 thay cho xanh, vàng, cam, đỏ hiện nay. Ngân khố quốc gia, túi tiền người dân, két bạc doanh nghiệp cùng cuộc sống đang rất khó khăn của đại đa số hy vọng nghị quyết này sẽ "chấm dứt" được nạn "cát cứ" ăn quá sâu trong đầu nhiều lãnh đạo tỉnh thành quá sợ bung toang.
Họ hãi đến mức ra cả những quyết định chỉ kịp nhận những búa rìu dư luận, gạch đá của người dân rồi vội vàng gỡ bỏ như cách ly tập trung 7 ngày khi xuống sân bay hay treo biển trước nhà người về từ Sài Gòn!?
Chúng ta buộc phải chuyển sang "thích ứng an toàn" mới không phải vì hết dịch mà đã hết cách. Khi Covid 19 về "zero" chỉ còn trong truyền thuyết thì chống nó như chống giặc đã không còn phù hợp nếu chưa muốn nói là sẽ tự chống chính mình.
Dẫn những con số cho thấy mức độ tàn phá của dịch bệnh lên nền kinh tế như trên 100.000 doanh nghiệp sản xuất phải dừng hoạt động, biến mất khỏi thị trường, riêng TP. HCM đã có trên 15.000 doanh nghiệp dừng hoạt động.
Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc cho rằng chưa bao giờ phát triển kinh tế TP. HCM bị âm nặng như vậy, từ hoạt động sản xuất, thu ngân sách, việc làm đều rất khó khăn. Các tỉnh, thành khác có thể thiệt hại nhẹ hơn nhưng khó khăn chung đang đè nặng lên tất cả và doanh nghiệp đang chờ đợi những chính sách hồi phục được thực thi hiệu quả từng ngày.
Nhưng theo lời ông Phạm Phú Trường, Chủ tịch Hội Doanh nhân trẻ TP. HCM, đợt dịch bệnh kéo dài vừa qua là cuộc khủng hoảng chưa có tiền lệ. "Doanh nghiệp vẫn chưa được xem là một phần giải pháp, chưa được tận dụng như nguồn lực chính trong quá trình hồi phục chống dịch và khôi phục kinh tế. Nói theo ngôn ngữ bóng đá, chúng tôi còn ngồi ghế dự bị khá nhiều, thậm chí ngồi ở hàng ghế khán giả dù đang trong quá trình phục hồi nền kinh tế".
Tôi hiểu rằng khi vắc xin phủ như thế, hệ thống y tế được thử lửa như vậy và nhiều yếu tố khác về ý thức, kinh tế, xã hội,... hội đủ thì mới có thể chuyển hướng sang sống chung bây giờ. Nhưng sẽ như thế nào khi kẻ đạp thắng vẫn nhiều hơn người đạp ga và nhiều điều chỉ hay trên văn bản còn khi thực thi càng xuống dưới càng biến tướng?
Hơn 20.000 đồng bào nằm xuống vì Covid-19 đã quá đủ, gần 2 năm kiệt quệ, khó khăn bội phần đã quá nhiều để một nước chưa giàu, xã hội còn quá đông người vừa ráo mồ hôi đã hết tiền, doanh nghiệp lao đao vài tháng muốn phá sản phải chịu đựng. Muốn có “kháng thể” của cả nước thật mạnh để “sống chung” an toàn với Covid-19 thì không còn cách nào khác ngoài trên dưới đồng lòng, không "trống đánh xuôi" chẳng "kèn thổi ngược" để cùng làm ra tiền, cùng góp vào ngân khố để nội lực vững vàng hơn.
Tôi nghĩ sau Nghị quyết này, không còn là yêu cầu hay đề nghị khi ai đó vẫn muốn "cát cứ" mà nên cho họ đi làm việc khác bởi lực cản lớn nhất cho việc trở lại bình thường dù mới hay cũ là đây chứ chẳng cần tìm đâu khác.
Không chỉ doanh nhân mà cả những người dân bình thường đều trông chờ vào quyết sách của Thủ tướng và bộ máy của ông khi nhận định: "Đây là bài toán khó, đòi hỏi chúng ta phải thận trọng, tỉnh táo, nhưng không vì thế mà chậm trễ, không cầu toàn nhưng cũng không nóng vội".
Covid vẫn đáng lo, chúng ta vẫn cần cẩn trọng nhưng tư duy "cát cứ" để riêng mình an toàn còn cả nước tiếp tục lao đao, dân chúng vất vả, doanh nghiệp khó khăn còn đáng sợ gấp bội phần!
Tôi nghĩ thay vì chúc tụng, hứa hẹn hãy đối xử với doanh nhân tương đồng với vai trò của họ, tạo ra những con đường và lối đi cùng chính sách phù hợp để họ tạo ra của cải cho mình, hàng chục triệu người làm công ăn lương và đóng góp cho xã hội.
Khi ông Park chịu áp lực |
Chú trọng xây dựng đời sống văn hóa và nâng cao sức khỏe cho người lao động |
Hỗ trợ sổ tiết kiệm cho con đoàn viên mồ côi vì Covid-19 |
Tin cùng chuyên mục
Cà phê tối - 23/11/2024 15:28
Đằng sau những sắc thuế!
Kỳ họp Quốc hội lần thứ 8 sẽ biểu quyết về Luật Thuế giá trị gia tăng (VAT) vào ngày 26/11. Theo dự thảo luật (sửa đổi), các hàng hóa, dịch vụ của hoạt động văn hóa, triển lãm, thể dục, thể thao, biểu diễn nghệ thuật, sản xuất phim, nhập khẩu, phát hành phim và chiếu phim đang hưởng thuế VAT 5% sẽ tăng lên 10%.
Cà phê tối - 18/11/2024 15:03
Hết thời “nhập siêu” văn hóa?
Lễ hội Thiết kế Sáng tạo Hà Nội 2024 đã kết thúc vào hôm qua (17/11). Thành công vang dội của Lễ hội cùng những sự kiện gần đây của các đêm nhạc “nội địa” đang cho thấy nhiều chỉ dấu tích cực về công nghiệp văn hóa.
Cà phê tối - 16/11/2024 13:38
Chống lãng phí ngày nhà giáo
20/11 tới gần, khắp các trường trên cả nước đều đang tất bật không khí chuẩn bị tri ân ngày nhà giáo - ngày lễ lớn của cả cô và trò trên cả nước. Đây cũng là một dịp để các nhà trường cũng như phụ huynh học sinh dạy cho các em bài học về chống lãng phí.
Cà phê tối - 11/11/2024 15:29
Thở ở Hà Nội
Đến hẹn lại lên, từ tháng 10 tới tháng 3 là cao điểm bụi mịn ở Hà Nội. Không khí vẩn đục ô nhiễm, các công trình xây cất khắp nơi và vỉa hè tiếp tục ra tăng sức ép bằng những khối đá xếp sẵn chờ ngày lát lại.
Cà phê tối - 09/11/2024 17:52
“Siết” quảng cáo của nghệ sĩ
Việc người nổi tiếng, nghệ sĩ, KOL quảng cáo thái quá về công dụng của nhiều loại thực phẩm chức năng làm “nóng” nghị trường. Bộ trưởng Bộ Y tế cũng như Bộ VH-TT&DL cũng đều lên tiếng về vấn đề trên.
Cà phê tối - 04/11/2024 10:49
San đất nông nghiệp, làm sân pickleball
Hàng loạt lô đất thuộc dự án bỏ hoang, đất kho bãi, thậm chí đất nông nghiệp đã bị san lấp làm sân pickleball - một môn thể thao mới du nhập vào Việt Nam.