Học online: Nhiều phàn nàn nhưng không thể khác
Cà phê tối - 26/09/2021 16:45 Mỹ Anh
Người Hà Nội hãy cảnh giác! Tuyệt đối không tụ tập đông người nơi công cộng Phép thử “giật cục” đêm Trung thu trên đường phố Hà Nội |
Nữ sinh dựng lều trên núi để học online trong mùa dịch. |
Học online có quá nhiều bất cập. Đầu tiên là chất lượng dạy và học kém đi do thiếu các hoạt động tương tác, thiếu tập trung. Điều này thể hiện rõ ở các hình chụp các em học sinh vừa nằm vừa nghe giảng, hoặc mở nhiều cửa sổ lúc cô giảng bài. Làm việc riêng trong giờ học chưa bao giờ dễ đến thế.
Thứ nữa, học online bị lệ thuộc vào đường truyền cũng như thiết bị. Có quá nhiều câu chuyện vừa cảm động vừa thương tâm về việc này. Từ ông bố đèo con xuống núi, vét sạch tiền để mua chiếc điện thoại cho con học online, tới việc gia đình các em học sinh phải dựng lán trên đỉnh đồi để… bắt sóng, học online.
Chưa kể, việc chuyển đổi sang học online là một cuộc chuyển đổi số có quy mô gần như toàn quốc song bị động. Tình thế cực chẳng đã, ngành Giáo dục mới buộc phải chuyển sang giáo dục online. Chúng ta không có nhiều chuẩn bị cho việc này. Nên, hiện tại, giáo viên vẫn chỉ đang cố dạy online sao cho gần giống offline chứ chưa tận dụng được những ưu điểm của các ứng dụng công nghệ trong việc dạy học.
Cụ thể hơn, hiện tại, ở mức cao nhất, giáo viên cũng chỉ dùng được công cụ trình chiếu để phát cho các em học sinh cùng với việc giảng bài. Còn nhiều nơi, thầy cô vẫn viết trên tấm bảng trắng và quay trực tiếp như một buổi giảng tại lớp qua mạng. Những công cụ phân tách nhóm thảo luận, tạo các bài kiểm tra ở dạng bình chọn đáp án cho bài giảng sinh động, kích thích hứng thú của học sinh vẫn chưa được tận dụng.
Chừng ấy bất cập, chừng ấy khó khăn đã khiến dư luận rất ác cảm với hình thức giảng dạy này. Mà đúng là với cách dạy hiện tại, cùng với những ức chế hằng ngày được cụ thể hóa qua những lời qua tiếng lại của thầy trò được ghi lại và phát tán, chất lượng học tập của dạy học online chưa cao.
Nhưng không vì thế mà chúng ta kêu gọi bỏ hình thức giảng dạy trực tuyến này. Bởi, với việc hàng chục học sinh và cô giáo bị nhiễm Covid-19 ở Hà Nam, việc giảng dạy online vẫn là cách làm gần như là duy nhất để đảm bảo năm học. Chúng ta cũng chẳng biết bao giờ dịch mới kết thúc để có thể bảo là cho con em nghỉ đợi đến khi đi học trực tiếp ở trường. Ngắn lại, học online là con đường không thể khác của ngành Giáo dục.
Điều có thể làm được là cải thiện hơn nữa chất lượng giảng dạy để khơi gợi sự hứng thú của học sinh. Bởi mấu chốt, học online đòi hỏi ý thức, sự chủ động của học sinh rất cao. Học qua màn hình máy tính, điện thoại các em có vô vàn cách để đối phó nếu không muốn học.
Quan trọng hơn, chúng ta phải chuyển đổi quy mô gần như cả nước sang online ở thế bị động sang chủ động. Thay vì coi việc dùng các công cụ công nghệ để “dạy câu giờ” chờ hết dịch thì giáo viên nên coi những tháng ngày này là thời điểm vàng để mày mò, tìm hiểu các ứng dụng cho bài giảng hấp dẫn hơn. Nói cách khác học online bắt buộc đang là cơ hội mà người làm giáo dục nên nhìn nhận một cách cởi mở và nắm bắt nó.
Bởi, chẳng riêng gì học online, học trực tiếp thì học sinh cũng cần hứng thú. Sẵn máy, luyện quen công cụ những ngày dạy học online này, thầy cô cũng sẽ có thêm nhiều kỹ năng để tạo cảm hứng cho học sinh trên lớp sau này. Ngành Giáo dục cũng cần nghiêm túc nhìn nhận vấn đề này để tạo các buổi tập huấn chất lượng cao, ở quy mô lớn.
Suy cho cùng, học là công việc trọn đời. Con người tò mò, hứng thú, ham học chính là cái đích của mọi nền giáo dục cũng như mọi cách thức giáo dục. Thầy cô không theo học sinh mình mãi được, không ép các em phải ngồi im, phải học mãi được mà các em cần được khơi gợi để có cảm hứng được học ở các cảnh huống khác nhau trên đường đời.
Đà Nẵng cho phép ra nhưng người dân vẫn không thể về quê |
Người Hà Nội hãy cảnh giác! |
Công nhân phấn khởi quay trở lại sản xuất sau thời gian nghỉ dịch kéo dài |
Tin cùng chuyên mục
Cà phê tối - 23/11/2024 15:28
Đằng sau những sắc thuế!
Kỳ họp Quốc hội lần thứ 8 sẽ biểu quyết về Luật Thuế giá trị gia tăng (VAT) vào ngày 26/11. Theo dự thảo luật (sửa đổi), các hàng hóa, dịch vụ của hoạt động văn hóa, triển lãm, thể dục, thể thao, biểu diễn nghệ thuật, sản xuất phim, nhập khẩu, phát hành phim và chiếu phim đang hưởng thuế VAT 5% sẽ tăng lên 10%.
Cà phê tối - 18/11/2024 15:03
Hết thời “nhập siêu” văn hóa?
Lễ hội Thiết kế Sáng tạo Hà Nội 2024 đã kết thúc vào hôm qua (17/11). Thành công vang dội của Lễ hội cùng những sự kiện gần đây của các đêm nhạc “nội địa” đang cho thấy nhiều chỉ dấu tích cực về công nghiệp văn hóa.
Cà phê tối - 16/11/2024 13:38
Chống lãng phí ngày nhà giáo
20/11 tới gần, khắp các trường trên cả nước đều đang tất bật không khí chuẩn bị tri ân ngày nhà giáo - ngày lễ lớn của cả cô và trò trên cả nước. Đây cũng là một dịp để các nhà trường cũng như phụ huynh học sinh dạy cho các em bài học về chống lãng phí.
Cà phê tối - 11/11/2024 15:29
Thở ở Hà Nội
Đến hẹn lại lên, từ tháng 10 tới tháng 3 là cao điểm bụi mịn ở Hà Nội. Không khí vẩn đục ô nhiễm, các công trình xây cất khắp nơi và vỉa hè tiếp tục ra tăng sức ép bằng những khối đá xếp sẵn chờ ngày lát lại.
Cà phê tối - 09/11/2024 17:52
“Siết” quảng cáo của nghệ sĩ
Việc người nổi tiếng, nghệ sĩ, KOL quảng cáo thái quá về công dụng của nhiều loại thực phẩm chức năng làm “nóng” nghị trường. Bộ trưởng Bộ Y tế cũng như Bộ VH-TT&DL cũng đều lên tiếng về vấn đề trên.
Cà phê tối - 04/11/2024 10:49
San đất nông nghiệp, làm sân pickleball
Hàng loạt lô đất thuộc dự án bỏ hoang, đất kho bãi, thậm chí đất nông nghiệp đã bị san lấp làm sân pickleball - một môn thể thao mới du nhập vào Việt Nam.