Không để doanh nghiệp và lao động phải thêm thủ tục hưởng hỗ trợ Covid-19
Đời sống - 21/07/2021 10:12
Đặc biệt quan tâm chỉ tiêu xây dựng thiết chế Công đoàn và phát triển đoàn viên Phối hợp tổ chức cuộc thi “Trai xinh - Gái đẹp các Khu công nghiệp” năm 2021 |
Tỉnh Lạng Sơn tổ chức đón công nhân làm việc ở huyện Việt Yên (tỉnh Bắc Giang) về địa phương. Ảnh: Đình Vinh |
Trên 375.000 doanh nghiệp với hơn 11,2 triệu lao động khó khăn do dịch Covid-19 được hỗ trợ
Ngày 01/7/2021, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 68/NQ-CP về một số chính sách hỗ trợ người lao động (NLĐ) và người sử dụng lao động (NSDLĐ) gặp khó khăn do đại dịch Covid-19. Thủ tướng Chính phủ cũng ban hành Quyết định số 23/2021/QĐ-TTg ngày 07/7/2021 quy định về việc thực hiện một số chính sách hỗ trợ NLĐ và NSDLĐ gặp khó khăn do đại dịch Covid-19.
Trong đó có 3 chính sách liên quan trực tiếp đến bảo hiểm xã hội gồm: Giảm mức đóng bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; tạm dừng đóng vào quỹ hưu trí và tử tuất; hỗ trợ đào tạo duy trì việc làm cho NLĐ.
Bên cạnh đó, ngành Bảo hiểm xã hội cũng thực hiện xác nhận trong 6 chính sách hỗ trợ gồm: Hỗ trợ NLĐ tạm hoãn, chấm dứt hợp đồng lao động, ngừng việc, nghỉ việc không hưởng lương; hỗ trợ NSDLĐ vay vốn, trả lương ngừng việc cho NLĐ.
Đến ngày 16/7/2021, ngành BHXH Việt Nam đã thực hiện xong chính sách hỗ trợ giảm mức đóng bằng 0% vào Quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp. Từ đó giúp các doanh nghiệp có thêm phương án, điều kiện chủ động khắc phục khó khăn, hỗ trợ NLĐ phòng chống dịch Covid-19.
Ông Ngọ Duy Hiểu - Phó chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam trao tiền hỗ trợ đoàn viên, người lao động tỉnh Bắc Giang bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19. |
Tính đến hết ngày 16/7/2021, Bảo hiểm xã hội các tỉnh, thành phố đã hoàn tất cả thủ tục, gửi thông báo đến 375.335 đơn vị sử dụng lao động (tương ứng 11.238.437 lao động) với số tiền tạm tính được điều chỉnh giảm vào Quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp (từ tháng 7/2021 - 6/2022) khoảng 4.322 tỷ đồng.
Trong đó, TP Hồ Chí Minh là địa phương có số doanh nghiệp và NLĐ được hỗ trợ giảm mức đóng lớn nhất cả nước với 101.356 doanh nghiệp, tương ứng hơn 2,3 triệu NLĐ được hỗ trợ. Tổng số tiền hỗ trợ hơn 1.000 tỷ đồng. Tiếp đến là TP Hà Nội có trên 87.000 doanh nghiệp với hơn 1,4 triệu NLĐ; tổng số tiền hỗ trợ trên 640 tỷ đồng.
Các tỉnh: Bắc Giang, Bình Dương, Đồng Nai, Hải Phòng, Bắc Ninh, Nghệ An, Đà Nẵng, Hải Dương, Quảng Ninh… cũng là những địa phương có số doanh nghiệp và NLĐ được hỗ trợ giảm đóng rất lớn.
Tại TP Hồ Chí Minh, để hỗ trợ kịp thời cho NSDLĐ và NLĐ bị ảnh hưởng bởi Covid-19, Bảo hiểm xã hội Thành phố điều chỉnh thời gian giải quyết hồ sơ từ 2 ngày và 4 ngày xuống còn 01 ngày làm việc với các thủ tục: Hỗ trợ NSDLĐ đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ, kỹ năng nghề để duy trì việc làm cho NLĐ, xác nhận danh sách NLĐ tạm hoãn hợp đồng, ngừng việc; tạm dừng đóng vào quỹ hưu trí và tử tuất.
Công ty TNHH Hosiden Việt Nam (tỉnh Bắc Giang) bị ảnh hưởng nặng nề bởi dịch Covid-19 và đang khôi phục sản xuất, đưa người lao động trở lại làm việc. |
Tại tỉnh Đồng Nai có gần 11.000 doanh nghiệp với hơn 750.000 NLĐ thuộc diện hỗ trợ giảm đóng vào Quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp. Bảo hiểm xã hội tỉnh đã gửi thông báo và ban hành quyết định giảm đóng vào Quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp đến tất cả các đơn vị sử dụng lao động trên địa bàn với tổng số tiền hỗ trợ hơn 330 tỷ đồng.
Bên cạnh việc thực hiện chính sách giảm mức đóng vào Quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, Bảo hiểm xã hội các tỉnh, thành phố cũng hướng dẫn, tiếp nhận hồ sơ giải quyết chính sách tạm dừng đóng vào quỹ hưu trí và tử tuất. Đồng thời giải quyết chính sách hỗ trợ NSDLĐ đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ năng nghề để duy trì việc làm cho NLĐ theo thẩm quyền và xác nhận các danh sách: Danh sách hỗ trợ NLĐ tạm hoãn hợp đồng lao động, nghỉ việc không hưởng lương; hỗ trợ NLĐ ngừng việc; hỗ trợ NLĐ chấm dứt hợp đồng lao động nhưng không đủ điều kiện hưởng trợ cấp thất nghiệp; hỗ trợ NSDLĐ vay vốn để trả lương ngừng việc, trả lương phục hồi sản xuất theo quy định.
Công nhân ở Bắc Giang xét nghiệm Covid-19. Ảnh: ST |
Ông Nguyễn Thế Mạnh - Tổng giám đốc Bảo hiểm xã hội Việt Nam cho biết: “Việc thực hiện Nghị quyết số 68/NQ-CP, Quyết định số 23/2021/QĐ-TTg trên tinh thần: Tạo điều kiện tối đa; đơn giản, cắt giảm thủ tục, thời gian giải quyết hồ sơ, tuyệt đối không để phát sinh thêm thủ tục hành chính, không đưa ra thêm yêu cầu nào khác so với Quyết định của Thủ tướng Chính phủ và hướng dẫn của ngành.
Bảo hiểm xã hội Việt Nam quán triệt, hướng dẫn quy trình nội bộ gồm các nguyên tắc: Rõ trách nhiệm của từng cán bộ, thực hiện khai thác ngay cơ sở dữ liệu của doanh nghiệp và NLĐ theo phương châm linh hoạt, tùy từng địa phương sao cho đối tượng được thụ hưởng nhanh nhất, số lượng nhiều nhất. Không để NLĐ và NSDLĐ phải thêm bất cứ thủ tục nào".
Xác định khối lượng công việc phải thực hiện là rất lớn, trong khi yêu cầu về thời gian hoàn thành càng sớm càng tốt, Bảo hiểm xã hội Việt Nam đã chủ động trong việc tiếp cận người cần hỗ trợ, giảm thời gian tiếp nhận, giải quyết hồ sơ. Bảo hiểm xã hội các tỉnh, thành phố cũng đẩy mạnh giao dịch điện tử, chuyển phát hồ sơ qua hệ thống bưu điện, hạn chế tiếp xúc trực tiếp nhất là những địa phương đang thực hiện giãn cách xã hội để phòng chống dịch Covid-19.
Ông Nguyễn Thế Mạnh - Tổng giám đốc Bảo hiểm xã hội Việt Nam |
Nữ công nhân F0: “Tôi hoang mang khi 3 đứa con cũng nhiễm Covid-19” “Chưa bao giờ tôi nghĩ dịch bệnh lại tấn công nhà tôi vào lúc đó. Bốn mẹ con là F0, chồng và mẹ chồng cũng ... |
Đà Nẵng: Người lao động nhận hỗ trợ từ gói 26.000 tỷ đồng vào thời gian nào? Dự kiến trong tháng 7, Đà Nẵng sẽ triển khai các gói hỗ trợ cho người lao động và người sử dụng lao động gặp ... |
Hà Nội: Những trường hợp được phép ra ngoài đường? Thành phố Hà Nội áp dụng các biện pháp cấp bách phòng, chống dịch Covid-19 trên toàn địa bàn kể từ 0 giờ ngày 19/7/2021 ... |
Tin cùng chuyên mục
Người lao động - 11/11/2024 17:50
Rục rịch công bố thưởng Tết, người lao động kỳ vọng mức tương xứng
Còn hơn 2 tháng nữa đến Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, một số doanh nghiệp và công đoàn cơ sở đang dần lên kế hoạch chi lương, thưởng, quà Tết, sao cho vừa phù hợp với tình hình kinh doanh, vừa đáp ứng nguyện vọng của người lao động.
Đời sống - 09/11/2024 16:41
Phòng trọ tối thiểu 5m2/người: Công nhân vừa mừng vừa lo
Được ở trong phòng trọ rộng rãi, thoáng mát là điều ai cũng mong muốn. Nhưng với công nhân lao động sẽ đi kèm với nỗi lo chi phí thuê trọ tăng cao, vì “tiền nào của nấy”…
Người lao động - 06/11/2024 19:48
Lao động nhập cư và làn sóng “bỏ phố về quê”
Nhiều năm gần đây, người lao động nhập cư ở nhiều thành phố, đô thị lớn dần có xu hướng quay trở về quê hương làm việc. Có nhiều yếu tố tác động đến quyết định này, trong số đó là quan điểm “muốn về gần nhà” và sự thay đổi trong chính sách thu hút nhân lực của các địa phương.
Người lao động - 06/11/2024 13:43
Hàng trăm công nhân tham gia Giải chạy tiếp sức Ekiden lần thứ 2
Công ty TNHH Khu công nghiệp Thăng Long Vĩnh Phúc vừa tổ chức Giải chạy tiếp sức Ekiden lần thứ 2, thu hút sự tham gia của vận động viên tại 17 doanh nghiệp.
Đời sống - 04/11/2024 18:36
Sống xa cha mẹ, con công nhân dễ sống khép kín, thiếu tự tin
Có đến 30,2% trẻ em từ độ tuổi 0 đến dưới 16 là con của công nhân đang phải sống xa cha mẹ. Điều này khiến trẻ đối mặt với nguy cơ thiếu thốn tình cảm và giảm khả năng phát triển toàn diện.
Đời sống - 03/11/2024 12:02
Vay lãi suất thấp, công nhân bị loại vì… thu nhập cao!
“Tôi nghĩ thu nhập càng cao thì càng dễ vay vốn, vì có đủ khả năng trả nợ, đằng này hồ sơ của tôi lại bị loại”, một nam công nhân chia sẻ khi nói về những quy định mới thuộc Thông tư 33 của Ngân hàng Nhà nước.