Cuộc sống của NLĐ trong khu phong tỏa tại Gò Vấp: Khó khăn nhưng luôn lạc quan
Người lao động

Cuộc sống của NLĐ trong khu phong tỏa tại Gò Vấp: Khó khăn nhưng luôn lạc quan

Nguyễn Nga
Tác giả: Nguyễn Nga
Quận Gò Vấp, phường Thạnh Lộc, quận 12 và một số địa điểm khác trên địa bàn TP HCM đang thực hiện phong tỏa, giãn cách xã hội liên quan đến dịch bệnh Covid -19 theo Chỉ thị 16 của Chính phủ. Tại đây có nhiều người đang thực hiện cách ly, phong tỏa là công nhân, người lao động tự do, cuộc sống của họ đang rất khó khăn cả về vật chất lẫn tinh thần. Công đoàn, Hội LHPN, các chủ nhà trọ đang đẩy mạnh hoạt động hỗ trợ và chăm sóc họ thời điểm này.
Khẩn trương xét nghiệm Covid-19 cho 320.000 công nhân ở TP HCM Chậm phục hồi việc làm có nguy cơ để lại “vết sẹo” Covid-19 lâu dài Đà Nẵng: Ấm áp những phần quà cho công nhân khó khăn tại KCN An Đồn
Cuộc sống của NLĐ trong khu phong tỏa tại Gò Vấp: Khó khăn nhưng luôn lạc quan
Chị Nguyệt đang nấu ăn buổi trưa tại phòng trọ trong những ngày cách ly ở quận Gò Vấp, TP HCM

Tại các phường 14, phường 15, quận Gò Vấp và phường Thạnh Lộc, quận 12 là nơi trú ngụ của nhiều công nhân lao động hiện nay. Họ hiện đang làm việc tại các doanh nghiệp trong Khu công nghiệp Tân Bình, doanh nghiệp tại quận 12, quận Gò Vấp. Nhưng vì liên quan đến nhiều ca nhiễm dịch Covid -19 nên tại các địa điểm trên đang được cách ly phong tỏa để kiểm soát dịch bệnh.

Ở nhà đã được 5 ngày từ khi lệnh giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16 của Chính Phủ được thực hiện, chị Nguyễn Phương Hạnh cảm thấy rất buồn và lo lắng. Chị Hạnh quê ở Quảng Ngãi vào TP HCM làm việc được 6 năm, hiện đang làm việc tại Công ty may Minh Hoàng, phường 14, Gò Vấp. Lúc đầu nghe tin ngừng việc để thực hiện cách ly chị Hạnh bất ngờ lắm, vì gia đình chị chưa kịp chuẩn bị gì. Công ty có ứng trước cho chị 3 triệu đồng để chi phí trong những ngày giãn cách xã hội.

Cuộc sống của NLĐ trong khu phong tỏa tại Gò Vấp: Khó khăn nhưng luôn lạc quan
Khu vực cách ly là xóm trọ công nhân thuộc phường 14, quận Gò Vấp, TP HCM. Ảnh Đào Hoa

“Vợ chồng tôi cùng bất ngờ về việc thực hiện giãn cách đột ngột quá, chưa chuẩn bị lương thực. Ngay chiều 30 khi đi làm về chỉ kịp mua rau củ, mỳ tôm để ở nhà. Từ hôm giãn cách đến nay hai vợ chồng ăn mì tôm hoặc chỉ ăn 2 bữa một ngày cho tiết kiệm. Con trai tôi học lớp 2 nhưng đã gửi ở quê để ông bà nội chăm và cho đi học từ đợt dịch bệnh năm ngoái. May mà cháu ở quê, nếu không vợ chồng tôi lại thêm một phần lo lắng trong mùa dịch này”, chị Hạnh kể.

Theo lời chị Hạnh, có nhiều gia đình công nhân cũng giống như chị, cả ngày lầm lũi trong căn phòng trọ chật hẹp đọc tin tức, lướt mạng xã hội mà trong lòng thì nóng như thiêu đốt. Anh chị công nhân trong khu cách ly chỉ mong 15 ngày trôi qua nhanh để mọi người trở lại đi làm bình thường, được gặp gỡ, giao lưu với nhau. Dù buồn chán, nhưng vì sức khỏe của bản thân, gia đình, xã hội, anh chị luôn tuân thủ đúng việc cách ly.

Cuộc sống của NLĐ trong khu phong tỏa tại Gò Vấp: Khó khăn nhưng luôn lạc quan
Công nhân được hỗ trợ lương thực khi cách ly tại nhà lưu trú

Chị Nguyễn Thị Nguyệt cũng là người lao động đang thực hiện giãn cách xã hội tại phường 6, quận Gò Vấp, TP HCM. Đã 5 ngày nay chị không ra ngoài, không tiếp xúc với ai vì sợ dịch bệnh. Hàng ngày ở nhà không làm gì chị Nguyệt chủ yếu giải trí trên mạng xã hội; nấu ăn và tập thể dục nâng cao sức khỏe.

“Phải ở trong nhà 15 ngày, tôi đã tự làm những hoạt động để nâng cao sức đề kháng cho bản thân như tập yoga, xem phim giải trí và sử dụng những thực phẩm lành mạnh. Vì tôi có một mình không có quá nhiều áp lực gia đình, kinh tế nên cuộc sống hiện tại cũng dễ chịu hơn so với nhiều người phải chăm sóc con cái… Khi biết thông tin giãn cách xã hội, tôi đã chủ động lên kế hoạch những điều mình nên làm, cần làm để nâng cao thể lực, sức khỏe và luôn giữ cho mình một tinh thần lạc quan”, chị Nguyệt tâm sự.

Cuộc sống của NLĐ trong khu phong tỏa tại Gò Vấp: Khó khăn nhưng luôn lạc quan
Người lao động lấy gạo miễn phí tại phường Thạnh Lộc, quận 12

Ngay sau khi quận Gò Vấp thực hiện giãn cách xã hội, các chủ nhà trọ, công đoàn, mạnh thường quân đã đến hỗ trợ lương thực. Công nhân, lao động 100% ở trong nhà trọ, không đi ra ngoài cho nên việc hỗ trợ gạo, muối, mì tôm là cực kỳ cần thiết.

Cô Tuyền - chủ nhà trọ tại quận Gò Vấp xưa nay nổi tiếng có tấm lòng nhân hậu, thường xuyên giúp đỡ công nhân nghèo. Lo công nhân không có đồ ăn, nước uống, cô Tuyền đã chuẩn bị những phần quà tặng cho khu cách ly để giúp đỡ họ.

“Hầu hết những người thuê trọ tại nhà tôi đều ở tỉnh lẻ đến, có nhiều hoàn cảnh khổ cực lắm. Vậy nên giúp được gì thì tôi giúp thôi. Hiện tại, vì dịch bệnh nên họ không thể ra ngoài làm việc, tôi sẽ giảm tiền trọ cho họ nửa tháng này; ngay khi cách ly tôi cũng mua mì tôm tặng cho mỗi phòng để ăn. Những thứ đó giá trị không nhiều, nhưng nó thiết thực với họ trong ngày này”, cô Tuyền cho biết.

Cuộc sống của NLĐ trong khu phong tỏa tại Gò Vấp: Khó khăn nhưng luôn lạc quan
Công nhân được xét nghiệm Covid -19 tại nơi làm việc.

Bà Nguyễn Thị Bạch Yến, Chủ tịch LĐLĐ quận Gò Vấp cho biết, trong ngày 31/5, ngày đầu tiên quận Gò Vấp thực hiện cách ly xã hội, LĐLĐ quận đã tổ chức trao tặng 61 phần quà nhu yếu phẩm gồm: gạo, đường, dầu ăn... để hỗ trợ người lao động đang thực hiện cách ly tại khu vực phường 15, quận Gò Vấp. Đây là những người lao động bị ảnh hưởng đợt bùng phát dịch bệnh Covid-19 lần thứ 4 từ ngày 27/4/2021 đến nay.

“Hiện quận Gò Vấp có khoảng 400 người lao động thuộc diện này và LĐLĐ quận Gò Vấp sẽ tiếp tục phối hợp cùng địa phương khảo sát, chăm lo cho người lao động đang phải cách ly liên quan chuỗi nhiễm bệnh Covid-19. Ngoài ra, LĐLĐ quận Gò Vấp cũng đang thống kê số người lao động bị ảnh hưởng bởi dịch Covid -19 thuộc đối tượng được hỗ trợ theo Quyết định 2606/QĐ-TLĐ của Tổng LĐLĐ Việt Nam để có chăm sóc kịp thời", bà Yến nói.

Dịch bệnh Covid -19 tại TP HCM tình hình diễn biến căng thẳng, chính vì vậy mọi người ai cũng có ý thức thực hiện 5K theo khuyến cáo của Bộ Y tế và chính quyền địa phương. Người lao động tuy gặp nhiều khó khăn khi sống trong khu phong tỏa nhưng họ luôn có sự lạc quan, tin tưởng dịch bệnh rồi sẽ được đẩy lùi nhờ sự đồng lòng của mọi người.

Công đoàn hỗ trợ kịp thời người lao động trong vùng dịch tại TP HCM Công đoàn hỗ trợ kịp thời người lao động trong vùng dịch tại TP HCM

Các quận Gò Vấp, Bình Thạnh và khu công nghiệp tại TP HCM là những điểm nóng về dịch bệnh Covid-19. Cả TP HCM đang ...

LĐLĐ TP HCM: Chăm lo gần 20.000 người lao động bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 LĐLĐ TP HCM: Chăm lo gần 20.000 người lao động bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19

Đã có 19.750 đoàn viên, người lao động bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 được các cấp Công đoàn TP HCM chăm lo. Dự kiến ...

TP HCM: Các cấp công đoàn cảnh giác cao với nguy cơ bùng phát Covid-19 TP HCM: Các cấp công đoàn cảnh giác cao với nguy cơ bùng phát Covid-19

LĐLĐ TPHCM yêu cầu tổ chức công đoàn các cấp tăng cường cảnh giác ở mức cao nhất đối với nguy cơ bùng phát dịch ...

Tin mới hơn

Học để làm chủ công việc, làm chủ cuộc đời

Học để làm chủ công việc, làm chủ cuộc đời

Trong nhà xưởng, công trường, dây chuyền sản xuất, có hàng nghìn máy vận hành ngày đêm. Nhưng “cỗ máy” lớn nhất, bền bỉ nhất, chính là trí tuệ và đôi tay của người lao động. Nếu không học, không cập nhật tri thức công nhân sẽ bị “bỏ lại” trong “guồng quay” khắc nghiệt của thời đại.
Đội ngũ công nhân trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc

Đội ngũ công nhân trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc

Để đưa đất nước bước vào kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc, Đảng ta đã xác định tháo gỡ các điểm nghẽn về thể chế, phát triển khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số quốc gia; định vị lại và khuyến khích phát huy vai trò của kinh tế tư nhân, huy động mọi nguồn lực cho phát triển; cùng với đó là sắp xếp lại hệ thống bộ máy tổ chức, bảo đảm tinh gọn, hoạt động hiệu lực hiệu quả và phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao - trong đó, việc phát huy vai trò của đội ngũ công nhân có vai trò vô cùng quan trọng.
Văn hóa công nhân với nâng cao năng suất lao động và hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp

Văn hóa công nhân với nâng cao năng suất lao động và hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp

Khi nền kinh tế chuyển đổi từ nông nghiệp sang công nghiệp và tiến hành phát triển công nghiệp theo hướng hiện đại, văn hóa công nhân là chủ đề đặc biệt được quan tâm, trong đó có mục tiêu đóng góp cho tăng năng suất lao động và nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Bài viết chia sẻ quan điểm của tác giả về xây dựng văn hóa công nhân, đặc biệt trong thời kỳ Việt Nam bắt đầu chuyển sang phát triển bền vững hiện nay.

Tin tức khác

Công nhân Việt Nam và hành trình không nghỉ

Công nhân Việt Nam và hành trình không nghỉ

50 năm sau ngày đất nước thống nhất, đã qua rồi cái thời khó khăn gian khổ, khi công nhân phải vật lộn với từng miếng cơm manh áo trong những nhà máy xí nghiệp cũ kỹ. Giờ đây, công nhân Việt Nam đã vươn lên mạnh mẽ, trở thành những người tiên phong trong kỷ nguyên công nghiệp 4.0, làm chủ công nghệ hiện đại, vận hành những hệ thống tự động hóa tinh vi, và là lực lượng không thể thiếu trong nền kinh tế số đang phát triển mạnh mẽ…
Học để hoàn thiện nhân cách, làm giàu trí tuệ

Học để hoàn thiện nhân cách, làm giàu trí tuệ

Chưa bao giờ thế giới thay đổi nhanh như hôm nay. Công nghệ phát triển mỗi giờ, mỗi phút. Một kỹ năng có thể lạc hậu chỉ sau vài năm. Một công nghệ có thể thay đổi cả ngành nghề. Trong dòng xoáy ấy, nếu không học, người lao động sẽ lạc nhịp, tụt hậu, thậm chí bị đào thải.
Những cơ hội học tập “trong tầm tay” cho công nhân thời đại mới

Những cơ hội học tập “trong tầm tay” cho công nhân thời đại mới

"Học để không bị bỏ lại phía sau" - thông điệp từ Tổng Bí thư Tô Lâm càng trở nên cấp thiết khi thị trường lao động liên tục biến động. Vậy, người công nhân cần trang bị những gì và học như thế nào trong bối cảnh mới? Những giải pháp học tập linh hoạt, thiết thực đang mở ra nhiều cơ hội hơn bao giờ hết để người lao động nâng cao năng lực, khẳng định giá trị bản thân.
Luật BHXH 2024: An sinh không dừng lại ở người lao động

Luật BHXH 2024: An sinh không dừng lại ở người lao động

Sửa đổi quy định về điều kiện tuổi của thân nhân hưởng trợ cấp tuất hàng tháng trong Luật BHXH 2024 là lời hồi đáp đầy nhân văn dành cho hàng triệu người lao động và gia đình họ, những người đã âm thầm cống hiến cả cuộc đời cho sự phát triển của đất nước.
Học để không bị bỏ lại phía sau

Học để không bị bỏ lại phía sau

Cách mạng số đang định hình lại sâu sắc thị trường lao động việc làm, đặt ra yêu cầu cấp bách để thích ứng. Để không chỉ tồn tại mà còn kiến tạo giá trị bền vững, người lao động cần phát huy mạnh mẽ tinh thần học tập suốt đời, với sự đồng hành, tiếp sức chiến lược và hiệu quả từ tổ chức Công đoàn.
Luật BHXH 2024: "Neo giữ" người lao động có kinh nghiệm

Luật BHXH 2024: "Neo giữ" người lao động có kinh nghiệm

Với nhiều người lao động, đặc biệt là công nhân nghỉ hưu không hẳn là “dấu chấm hết” cho một hành trình làm việc, mà có khi lại là khởi đầu cho một giai đoạn mới đầy trăn trở: “Tiếp tục cống hiến hay dừng lại”?
Xem thêm