
Bức ảnh ghi lại nhóm 7 nữ công nhân ngồi quanh một đĩa thịt, túi rau sống, hoa quả, cùng vài chai nước ngọt. Gương mặt mỗi người mang mỗi tâm trạng khác nhau trước những bấp bênh vô định của tương lai. Công ty Tỷ Hùng cắt giảm 1.200 lao động do phải giảm quy mô sản xuất vì ít đơn hàng.
Theo mô tả của Báo Tuổi Trẻ, nhóm công nhân chia tay trong buổi làm việc cuối cùng ở công ty. Những người tham dự “tiệc” đã làm việc ở công ty 8 năm, 10 năm, 18 năm. Nhiều người trong họ đã 35, 40, 45 tuổi. Sau đây nhiều người về quê, nhiều người bám trụ tìm việc. Những đồng nghiệp đã làm việc rất lâu cùng nhau sẻ chia.
Họ là đại diện của gần nửa triệu lao động công nhân bị ảnh hưởng công việc trên cả nước đợt này. Số lượng mất việc những ngày cuối năm ước chừng trên 4 vạn. Trong đó, hơn 3 vạn lao động nữ từ 35 tuổi trở lên và gần 1 vạn người đang mang thai, nuôi con nhỏ dưới một tuổi.
![]() |
Các công nhân mất việc chia tay trên vỉa hè ngày 30-11. Ảnh: Vũ Thủy (tuoitre.vn). |
Cú sốc dân sinh, nhân đạo này không hữu hình bằng những đoàn người lũ lượt bỏ phố về quê như đợt dịch. Nhưng thực trạng các công ty may mặc, da giày đang gặp khó trăm bề vì đơn hàng giảm do các nước phương Tây cắt giảm tiêu dùng đang là nan đề rất lớn với hệ thống hỗ trợ việc làm và lưới an sinh.
Những vấn đề liên quan tới chính sách cũng như phương cách giải quyết, ngay ở chính chuyên mục này, các đồng nghiệp của tôi đã nêu đầy đủ. Trong bài viết này, tôi chỉ lạm bàn về hình ảnh bữa “tiệc” chia tay trên vỉa hè kia cùng khát vọng chính đáng của những công nhân phải chia tay nhà máy những ngày này.
Quay lại hình ảnh buổi liên hoan chia tay trên vỉa hè, bức ảnh mang nhiều thông điệp về đời sống cả vạn công nhân. Họ mất việc cận Tết. Họ phải đối mặt với những thách thức muôn trùng khi công việc cũ đã bị mất còn công việc mới rất khó khăn. Họ cũng bị gánh nặng tuổi tác khi nhiều công nhân gắn bó cả gần hai thập kỷ phải ngậm ngùi ra đi.
Nhưng hình ảnh trên không chỉ mang một giá trị tiêu cực đơn thuần. Đó còn là giá trị đẹp về tình người. Những người công nhân ngồi vỉa hè chia tay trong bữa liên hoan đạm bạc kia chỉ chia sẻ với báo chí một câu rất ngắn: “Tết năm nay chắc khó!”.
Khó nhưng họ vẫn ngồi lại, chào nhau lấy một lời đàng hoàng, vẫn chi số tiền ít ỏi còn lại mở một cái tiệc nhỏ để ngồi với nhau. Phía trước là tương lai vô định. Hiện tại vẫn là những phút quý giá để có thể ngồi với nhau, hỏi chuyện nhau sau bao năm gắn bó. Họ vẫn kìm được lòng mà cùng nhau san sẻ những phút giây cay đắng, tủi hờn. Họ vẫn thể hiện một sự đĩnh đạc cùng một khát khao mưu cầu hạnh phúc chân chính giữa bộn bề gian truân.
“Tết năm nay chắc khó”, có lẽ, là tiếng lòng không chỉ là tiếng lòng của nhóm người này mà của cả vạn công nhân khác. Nhưng nếu con người vẫn giữ được thiên lương cùng sự đàng hoàng thì chắc chắn, rồi mọi thác ghềnh cũng sẽ qua.
Vì rằng, một bữa ăn không thể giúp người ta no nhiều tháng, nhưng những chân tình trao gửi, tình bạn bè, đồng nghiệp bên nhau sẽ là động lực, là “vốn tinh thần” giúp họ vững vàng vượt qua gian khó.
Nếu bạn đồng tình với góc nhìn trong bài viết thì có thể mời tác giả Mỹ Anh một "ly cà phê" thông qua Ví MoMo bằng cách ấn vào nút “Buy me a coffee” ở bên dưới hoặc quét mã QR. "Buy me a coffee" Hoặc bạn cũng có thể tặng "ly cà phê" cho tác giả Mỹ Anh bằng cách chuyển khoản trực tiếp vào tài khoản của Tạp chí Lao động và Công đoàn, số tài khoản: 118000001631, Ngân hàng Vietinbank chi nhánh Hà Nội. Lưu ý, trước khi chuyển tiền, bạn đọc vui lòng gõ nội dung: "Tặng cà phê cho tác giả Mỹ Anh". Đọc cà phê tối, tặng "cà phê" là chương trình của Tạp chí Lao động và Công đoàn. Khi đọc các bài viết trên mục Cà phê tối, nếu bạn đọc đồng cảm với góc nhìn của tác giả thì có thể mời người đó một "ly cà phê". Mỗi "ly cà phê" trị giá 23.000 đồng (1 USD). |
![]() Người lao động xa quê đã quen với những cuộc hồi hương. Và cuộc hồi hương lần này nói lên những nét tiêu biểu về ... |
![]() Chị Nguyễn Thị Kim Nhã, sinh năm 1978, quê Hậu Giang là công nhân chuyền may. Chị là một trong số 1.185 công nhân vừa ... |
![]() Người lựa chọn về quê sinh sống, người quyết bám trụ lại TP. HCM để tìm công việc mới lo cho con cái ăn học ... |
Kinh tế - Chính sách
Cổ phiếu VFS sau ngày đầu hứng khởi

Giữ quận Hoàn Kiếm và tinh thần của Hà Nội

Không thừa thế xông lên để “gậy ông đập lưng ông”

Ba con số thiếu chủ ngữ

Khi công nhân “bàn luận” với Chủ tịch Quốc hội
Văn hóa - Xã hội

Mong ước đầu năm học

Tính cách của Nguyễn Thanh Long và số phận của ông Nguyễn Trường Sơn 1

Nghĩ về một ngày lễ lớn của lực lượng Công an Nhân dân

Oppenheimer và cách kể một câu chuyện lịch sử

300 ngàn thí sinh và lựa chọn không vào đại học
Môi trường - Sức khỏe

Ai đã đặt tên cho dòng sông?

Vụ bắt cóc 20 giây

Tang thương Phố Núi

Bằng chứng F

Vụ sạt lở do… “nhân tai”
Tin mới

“Miếng cơm” từ cây gạo

Đã đến lúc phải nhìn lại AI

Đằng sau trào lưu “búp bê hóa” con người
Tin tức khác

Thuốc giả - lời cảnh tỉnh thật

Thìa sữa trong viện

Kinh hoàng sữa giả

Viên “kẹo rau” đắng ngắt!

Sự lặp lại thú vị của lịch sử
