Cuộc hồi hương thứ hai và những lời cảnh báo
Kinh tế - Chính sách - 22/11/2022 19:03 QUỐC THẮNG
Cách đây 2 năm, báo chí đưa tin nhiều quản lý các chuỗi khách sạn ở Hà Nội và TP.HCM bật khóc khi thông báo cho nhân viên nghỉ việc vì không cầm cự được trong mùa dịch Covid-19. Đầu năm nay, nhiều giám đốc công ty, doanh nghiệp bật khóc khi đơn hàng trở lại nhưng lo lắng thiếu nguồn nhân lực. Nhưng chỉ sau đó mấy tháng, những Tỷ Hùng, Samho, Nidec, … xuất hiện với hình ảnh hàng loạt công nhân bị mất việc. Hôm qua, công ty đông lao động nhất TP.HCM PouYuen quyết định cho công nhân nghỉ việc luân phiên. Những dư vị đắng kể từ đại dịch Covid-19 vẫn còn đó.
Mấy thông tin trên phác họa toàn diện những bất ổn của thị trường lao động trong hai năm qua. Nó cũng cho thấy, thị trường lao động của nước ta rất “dễ tổn thương”. Câu chuyện “không làm việc này thì làm việc khác” không còn đơn giản như chúng ta tưởng.
Công nhân xếp hàng chờ xe khách về quê tại Quốc lộ 13, tỉnh Bình Dương. Ảnh: dantri.com.vn |
Hoàng, một công nhân ở Bình Dương, chạy xe máy cùng vợ con trong dòng người về quê miền Trung khi đỉnh dịch Covid-19 đã trở lại làm việc từ đầu năm nay. Cuối tháng 6 vừa qua, anh phải tạm về quê vì nhiều doanh nghiệp ở thủ phủ công nghiệp dừng tuyển người do đơn hàng xuất khẩu giảm hàng loạt. Nhưng tháng 9 vừa qua, có một vài doanh nghiệp ở Bình Dương cần người nên về tận quê để tuyển. Làm việc chưa được 2 tháng, Hoàng chính thức chấp nhận cuộc hồi hương thứ hai.
Có bao nhiêu người hết đi rồi về như Hoàng? Và vì sao thị trường lao động nước ta lại “dễ tổn thương” khi dân số đang ở “thời kỳ vàng”? Và làm gì để công nhân lao động không lâm vào cảnh lao đao khi thị trường thế giới “hắt hơi, sổ mũi”?
Câu hỏi thứ nhất đã rõ. Chỉ lấy một ví dụ: ông Bùi Văn Lựa, Giám đốc Trung tâm Dịch vụ việc làm tỉnh Hà Giang, cho biết: “đến giữa năm, cứ 10 người được đưa đi, 6 người trở về do các nhà máy hết đơn hàng, giảm nhân sự”. 4 người còn bám trụ lại, chắc chắn tình cảnh cũng không khá hơn.
Câu hỏi thứ hai cũng đã rõ. Theo, báo cáo từ Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội, tính đến quý 2/2022, lao động trong độ tuổi của cả nước đạt 51,4 triệu người. Dân số ở thời kỳ “vàng” nhưng chất lượng lao động “chưa vàng” khi tỷ lệ qua đào tạo có bằng cấp, chứng chỉ chỉ đạt 26,1%. Nhưng có hai câu hỏi khác liên quan được đặt ra: Tại sao có đến 36,7% lao động trình độ cao đang làm shipper, theo khảo sát của Trung tâm Nghiên cứu Dân số, Lao động - việc làm? Đây là một sự lãng phí chất xám. Tại sao trong khi nhiều vùng lao động không có việc làm thì nhiều doanh nghiệp đang “chạy đua” tuyển dụng lao động cho các hoạt động sản xuất cao điểm dịp cuối năm? Đơn cử như phiên giao dịch việc làm trực tuyến kết nối 7 tỉnh, thành phố phía Bắc tổ chức ngày 8/11 vừa qua có 104 đơn vị có nhu cầu tuyển dụng với hơn 13.000 chỉ tiêu.
Câu hỏi thứ ba đã được đề cập rất nhiều: từ đào tạo nâng cao chất lượng, định hướng đến điều phối thị trường lao động. Nhưng, đó không phải là việc một sớm một chiều và cũng không dám chắc được rằng việc đào tạo theo nhu cầu hôm nay vẫn còn phù hợp với ngày mai trong lúc thế giới có thể đối mặt với nhiều bất định. Vì, rõ ràng, khi đã hội nhập sâu rộng với độ mở nền kinh tế hơn 200% GDP, kinh tế thế giới sẽ ảnh hưởng đến Việt Nam, đặc biệt với những cú sốc. Mặt khác, trước tình hình đứt gãy chuỗi cung ứng, việc điều chỉnh chiến lược của nhiều quốc gia sẽ diễn ra: ưu tiên đặt nhà máy ở những vùng có phí gia công thấp không còn là bài toán chính của họ. Những gì đã trải qua cho thấy, chúng ta cần thoát khỏi “bẫy” lao động giá rẻ này.
Và như vậy, cả ba câu hỏi trên đều là những vấn đề xã hội rộng lớn chứ không còn là về một tầng lớp, cá nhân hay trong một bối cảnh cụ thể nào đó. Hạt nhân của vấn đề là: cần tạo ra việc làm bền vững. Khi một thị trường lao động có việc làm bền vững thì có rất ít những rủi ro bị tác động bởi mạng lưới bên ngoài. Việc làm bền vững ở đây không được hiểu là vấn đề an toàn, vệ sinh lao động, sức khỏe cho người lao động, những triển vọng tươi sáng để phát triển cá nhân và hội nhập xã hội, bình đẳng giới trong cơ hội và đối xử như chúng ta thường hiểu nhầm bấy lâu nay (đó là việc làm thỏa đáng - decent work). Việc làm bền vững (sustainable work) là làm sao để ngăn chặn những bấp bênh, tình huống có thể mất việc, thất nghiệp. Để làm được điều đó, không gì ngoài việc đẩy mạnh các doanh nghiệp sản xuất nội địa.
Người lao động có thể trả lời được những câu hỏi trên đây và họ hoàn toàn có thể hiểu để mong muốn về một việc làm bền vững. Nhưng việc thực thi câu trả lời cho những câu hỏi đó thuộc về các tổ chức, người đứng đầu các tổ chức liên quan đến hoạch định chính sách, điều phối, hỗ trợ và dự báo thị trường lao động.
Vì sao, nhân cơ hội này, hàng chục khu công nghiệp ở miền Trung và miền Tây không mở rộng quy mô, đẩy mạnh đầu tư, khuyến khích doanh nghiệp sử dụng lao động địa phương?
Vì sao chúng ta không nhận ra được rằng: thu hút lao động địa phương là “một công đôi chuyện”: vừa phát huy thế mạnh, nguồn lao động vùng vừa củng cố lại mong muốn giữ gìn lề thói, phong tục và văn hóa gia đình? Rõ ràng, phát triển vùng, địa phương không những tạo ra sức mạnh tổng thể, bền vững về kinh tế mà còn có vai trò trong cố kết văn hóa.
Và như vậy, như một lời cảnh báo về kinh tế - xã hội nhưng cuộc hồi hương thứ hai thúc đẩy chúng ta phát huy những nội lực đang có. Và dĩ nhiên, không lấy gì để bảo đảm rằng nội lực ấy không mai một trong tương lai nếu không được khơi dậy ngay từ hôm nay.
Nếu đồng tình với góc nhận định trong bài viết bạn có thể mời tác giả Quốc Thắng một "ly cà phê" thông qua Ví MoMo bằng cách ấn vào nút “Buy me a coffee” ở bên dưới hoặc quét mã QR. "Buy me a coffee" Hoặc bạn cũng có thể tặng "ly cà phê" cho tác giả Quốc Thắng bằng cách chuyển khoản trực tiếp vào tài khoản của Tạp chí Lao động và Công đoàn, số tài khoản: 118000001631, Ngân hàng Vietinbank chi nhánh Hà Nội. Lưu ý, trước khi chuyển tiền, bạn đọc vui lòng gõ nội dung: "Tặng cà phê cho tác giả Quốc Thắng". Đọc cà phê tối, tặng "cà phê" là chương trình của Tạp chí Lao động và Công đoàn. Khi đọc các bài viết trên mục Cà phê tối, nếu bạn đọc đồng cảm với góc nhìn của tác giả thì có thể mời người đó một "ly cà phê". Mỗi "ly cà phê" trị giá 23.000 đồng (1 USD). |
Phòng trọ 10m2 và 750 triệu m2 đất bỏ hoang Hoàng, một công nhân ở vùng ven TPHCM đang cùng vợ và hai con nhỏ chen chúc trong phòng trọ hơn 10m2. Gia đình anh ... |
Giật mình lãng phí đất đai Trong kỳ họp Quốc hội vừa rồi, lãng phí đất đai là một nội dung rất quan trọng được nhiều đại biểu quan tâm. |
Những "vòng tay" lau khô giọt nước mắt Cả hội trường nén chặt niềm xúc động, mắt lệ ngấn rưng khi nghe từng nghịch cảnh điển hình của những người lao động khắp ... |
Tin cùng chuyên mục
Cà phê tối - 18/11/2024 15:03
Hết thời “nhập siêu” văn hóa?
Lễ hội Thiết kế Sáng tạo Hà Nội 2024 đã kết thúc vào hôm qua (17/11). Thành công vang dội của Lễ hội cùng những sự kiện gần đây của các đêm nhạc “nội địa” đang cho thấy nhiều chỉ dấu tích cực về công nghiệp văn hóa.
Cà phê tối - 16/11/2024 13:38
Chống lãng phí ngày nhà giáo
20/11 tới gần, khắp các trường trên cả nước đều đang tất bật không khí chuẩn bị tri ân ngày nhà giáo - ngày lễ lớn của cả cô và trò trên cả nước. Đây cũng là một dịp để các nhà trường cũng như phụ huynh học sinh dạy cho các em bài học về chống lãng phí.
Cà phê tối - 11/11/2024 15:29
Thở ở Hà Nội
Đến hẹn lại lên, từ tháng 10 tới tháng 3 là cao điểm bụi mịn ở Hà Nội. Không khí vẩn đục ô nhiễm, các công trình xây cất khắp nơi và vỉa hè tiếp tục ra tăng sức ép bằng những khối đá xếp sẵn chờ ngày lát lại.
Cà phê tối - 09/11/2024 17:52
“Siết” quảng cáo của nghệ sĩ
Việc người nổi tiếng, nghệ sĩ, KOL quảng cáo thái quá về công dụng của nhiều loại thực phẩm chức năng làm “nóng” nghị trường. Bộ trưởng Bộ Y tế cũng như Bộ VH-TT&DL cũng đều lên tiếng về vấn đề trên.
Cà phê tối - 04/11/2024 10:49
San đất nông nghiệp, làm sân pickleball
Hàng loạt lô đất thuộc dự án bỏ hoang, đất kho bãi, thậm chí đất nông nghiệp đã bị san lấp làm sân pickleball - một môn thể thao mới du nhập vào Việt Nam.
Cà phê tối - 02/11/2024 14:54
“Cuộc đại phẫu” di tích
Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch đề xuất mục tiêu tu bổ 100% di tích Quốc gia Đặc biệt và 80% Di tích Quốc gia.
Kinh tế - Chính sách
Cổ phiếu VFS sau ngày đầu hứng khởi
Giữ quận Hoàn Kiếm và tinh thần của Hà Nội
Không thừa thế xông lên để “gậy ông đập lưng ông”
Ba con số thiếu chủ ngữ
Khi công nhân “bàn luận” với Chủ tịch Quốc hội
Văn hóa - Xã hội
Mong ước đầu năm học
Tính cách của Nguyễn Thanh Long và số phận của ông Nguyễn Trường Sơn 1
Nghĩ về một ngày lễ lớn của lực lượng Công an Nhân dân
Oppenheimer và cách kể một câu chuyện lịch sử
300 ngàn thí sinh và lựa chọn không vào đại học
Môi trường - Sức khỏe
Ai đã đặt tên cho dòng sông?
Vụ bắt cóc 20 giây
Tang thương Phố Núi
Bằng chứng F
Vụ sạt lở do… “nhân tai”
- Anh Nguyễn Thành Nhân - 25 năm gắn bó với Trường THPT Ngô Gia Tự
- Đóng bảo hiểm thất nghiệp trên 12 năm, người lao động có thể tự ngừng đóng để nhận trợ cấp?
- Cải thiện sức khỏe bà mẹ và trẻ sơ sinh trong cộng đồng dân tộc thiểu số
- Hành trình thầm lặng và trách nhiệm của người lái xe chở vật liệu nổ công nghiệp
- Vào nghiệp đoàn, người lao động phấn khởi có thu nhập ổn định