“Tỷ Hùng như vậy ai cũng buồn nhưng tính ra họ cũng thương công nhân”
Đời sống - 04/11/2022 08:23 PHẠM THUỶ
Bước đường cùng của một nữ công nhân "Chỉ cần công nhân đồng ý đi làm, một người chúng tôi cũng đón" Công nhân khó khăn tỉnh Khánh Hòa rưng rưng trong niềm vui Tết sum vầy |
Dãy trọ nơi chị Nguyễn Thị Kim Nhã thuê ở. Ảnh: PT |
Dừng bước trước cánh cửa giống hệt những cánh cửa còn lại trong dãy trọ, thò tay lấy chìa khoá nhỏ trong túi quần, chị mở cửa, bước vào.
Một căn phòng trọ điển hình: thiếu ánh sáng, không có cửa sổ, chật và cũ. Tích hợp tất cả mọi công năng trong một không gian chừng 10m2. Không có gác xép. Một chiếc tủ vải đã cũ, kế bên chiếc tủ gỗ nhỏ hơn, cũng không còn mới. Cạnh kệ bếp, sóng chén gọn gàng. Nền nhà bóng lên dưới ánh đèn. Thấy khách đưa tay miết xuống sàn cùng biểu cảm ngưỡng mộ, chị bẽn lẽn “Chị giờ mình mẩy sao cũng được, chị nhịn ăn cũng được nữa, mà nhà cửa phải sạch chứ dơ dơ là chị không có chịu”. Chị Nhã thuê trọ ở đây hơn 6 năm, ban đầu là 1 triệu, sau đó tăng lên 1,1 triệu. Tính cả điện nước nữa là vào 1,4 triệu.
Chị chọn ở đây vì gần công ty, đỡ hao tiền xăng xe đi lại. Cách đây vài tháng, sau khi dịch được vài tháng, thấy công ty không tăng ca, nghỉ luân phiên thứ bảy, chị nhủ, “tình hình này không ổn rồi”. Nếu chỉ trông vào 8 triệu lương cơ bản, riêng tiền đóng học cho con trai đã hết 1,7 triệu. Tiền phòng, điện nước 1,4 triệu, tiền ăn cho hai mẹ con tằn tiện cũng 2 triệu, vậy là bay biến hơn 5 triệu. Số còn lại làm thế nào để gửi về cho người chồng hơn hai năm trước bị tai nạn tại xưởng mộc, đứt gân tay, đứt luôn trái chanh bàn tay trái, mất sức lao động. Sau khi đưa chồng vào viện, mổ tay, nối gân, nẹp tay, ra viện hết gần 100 triệu tiền dành dụm. Nhận 10 triệu tiền đền bù xong chị Nhã chính thức trở thành trụ cột của gia đình 5 người: cha mẹ già, người chồng hơn 8 tuổi, trước tai nạn quanh năm đi nhậu, giờ hết nhậu thì quanh năm lại ở nhà và một cậu con trai 10 tuổi.
"Nhưng tính ra họ cũng thương công nhân". Ảnh: PT |
"Cái gì lo được, họ sẽ hỗ trợ cho mình hết luôn"
Hỏi chị có giận công ty, có muốn mắng gì không? “Mắng gì giờ cưng ơi, cưng nghĩ đi, mình khổ một nhưng cấp trên người ta khổ mười. Tính ra Tỷ Hùng này cũng có cái đức đấy. Lo cho công nhân mình, lo giấy tờ bảo hiểm hết, lương thâm niên cũng sẽ trả hết cho mình. Cái gì lo được, họ sẽ hỗ trợ cho mình hết luôn. Với cưng nghĩ đi, bây giờ mình tránh đi, mình biết ai cũng buồn thì mang cái nỗi buồn vậy thôi. Cũng tội cho cấp trên. Ai không muốn có đơn hàng cho công nhân làm. Công nhân làm mới có lợi nhuận, mới thu lời được. Nhưng bây giờ người ta không nhận đơn hàng được, tiền đâu người ta trả cho công nhân”.
Chị ngừng một chút, chợt nhớ ra cái gì đó to lắm, tiếc lắm, chị hạ giọng thật thấp, gần như thì thầm: “Đau khổ chứ. Cưng thấy không, mới xây lại công ty mấy năm nay, đập hết trơn công ty cũ, xây lại hết luôn, xây biết bao nhiêu tiền mà nói. Chứ người ta cũng muốn làm ăn lâu dài”.
Năm 2002, 24 tuổi chị từ Hậu Giang lên Sài Gòn, có đến xin việc một vài công ty, tới Tỷ Hùng, chị làm ở vị trí công nhân chuyền may luôn 19 năm mấy tháng đến giờ. Hiện chị đã 44 tuổi. Đóng bảo hiểm được 20 năm, thêm 5 năm nữa là chị có sổ hưu. Nhưng ngày 31/10 vừa qua công ty chính thức thông báo cắt giảm nhân sự, thu hẹp công ty do không có đơn hàng. Chị có tên trong danh sách 1185 công nhân mất việc.
Đợi tới 24 tháng 12, chị Kim Nhã mới được nhận 2 tháng tiền lương và 1 tháng tiền thưởng Tết, và cả sổ BHXH. Theo quy định tại Điều 47 Bộ luật Lao động năm 2019, chị Nhã không được nhận trợ cấp mất việc từ Công ty Tỷ Hùng vì lý do doanh nghiệp này đã đóng bảo hiểm thất nghiệp đầy đủ cho toàn bộ thời gian chị làm việc tại đây.
“Nhưng mình cũng nghĩ cho người ta nữa”
“Tại ba cái dịch bệnh này Tỷ Hùng mới vậy thôi, nếu không có dịch bệnh thì công ty không đến nỗi đâu. Từ sau mùa dịch đơn hàng mới không có. Chứ ông chủ trước, chú ruột của cậu Hai bây giờ, thương công nhân dữ lắm (cậu Hai là cách các công nhân ở đây gọi người chủ đời thứ 2 của Công ty Tỷ Hùng - PV). Ổng, cậu Hai, ổng cũng thương công nhân mình, tuy không bằng ông chủ trước. Ông chủ trước nói vậy chứ cái gì ổng cũng dành quyền lợi cho công nhân hết trơn. Hồi đó cũng không có hàng, công nhân nghỉ ngưng việc, cũng không trừ tiền gì hết. Trừ có mấy chục ngàn tiền vệ sinh, tiền chuyên cần, còn lương chính ổng trả 100% luôn. Cả năm trời mà có hàng thì làm, không có thì ngồi đó chơi, nếu không thì chùi nền nhà vậy thôi. Có lúc một tuần làm ba ngày, ba ngày còn lại vẫn trả lương bình thường. Tới cậu Hai này cũng được chứ không phải không, nhưng mùa dịch xong rồi sa sút. Nên bây giờ mình cũng không có trách ai được. Cưng nghĩ đi, trách cái gì? Cấp trên cũng nặng đầu, khổ gần chết rồi mới sa thải công nhân. Chứ nếu mà lợi nhuận người ta sa thải mình làm gì? Buồn thì ai cũng buồn nhưng không trách được công ty. Mình cũng nghĩ cho công ty nữa, mình "đau" một công ty "đau" mười. Công ty không còn khả năng nhưng đã lo cho công nhân như vậy cũng được rồi. Công ty đã hứa trả tiền này tiền kia, chứ nhằm công ty tuyên bố phá sản, đóng cửa luôn, rồi công nhân lại trước cổng ngồi lê lết cũng khổ”.
Nhận sổ bảo hiểm xong chị sẽ rút hết tiền ra. Chị bảo, trả nợ xong cho đứa em rồi chị dành dụm lại. Em chị cho mượn tiền để xây nhà. “Cũng phải cất căn nhà cho cha con nó ở chứ, đến khi về già mình cũng phải có căn nhà của mình”. Rồi rất nhanh, tay lướt nhoay nhoáy trên điện thoại, chị đưa ra những tấm hình về một căn nhà cấp bốn, sơn màu xanh còn rất mới. Khác với căn phòng trọ nhỏ bé, căn nhà dưới quê của chị Nhã có bề ngang 7m6, bề dài 20m, cất xong hồi 26 tháng 4. Ngoài ra, nhà ba phòng ngủ, có bếp nấu, toa lét, nhà tắm chị xây bên ngoài.
Hỏi vì sao chị dành dụm hay thế, chị bảo: “Khi chồng chị còn chưa bị mất sức anh ấy cũng kiếm được 6 triệu đồng/tháng. Anh ấy đưa cho chị 4 triệu, còn thì giữ lại để nhậu nhẹt với bạn bè, mỗi ngày. Lúc trước chị dành dụm lắm, được một chút chị chơi hụi, ví dụ 5 dây 5 triệu đi, cái bắt đầu người ta kêu 1 triệu, cưng đóng 800 ngàn...”
Cùng với việc trả lương và thưởng Tết cho người lao động, Công ty Tỷ Hùng cũng hẹn sẽ hoàn thiện giấy tờ và trả sổ BHXH cho người lao động từ ngày 19 đến ngày 24/12.
“Nhận sổ xong, chị sẽ về quê chơi với thằng nhóc 1 tuần. Chị sẽ rút hết tiền bảo hiểm ra một lần. Cứ tưởng sẽ làm ở Tỷ Hùng đến khi nhận lương hưu. Nhưng không sao. Xong chị đi vô tìm công ty tư nhân xin làm lại”.
"Tỷ Hùng như vậy ai cũng buồn". Ảnh: PT |
Sau khi Công ty TNHH Tỷ Hùng thông báo chấm dứt hợp đồng lao động với 1185 công nhân vào ngày 31/10/2022, LĐLĐ quận Bình Tân, đã có văn bản gửi Công đoàn cơ sở Công ty TNHH Tỷ Hùng (quận Bình Tân) về việc chăm lo cho 1.185 công nhân phải chấm dứt hợp đồng lao động do doanh nghiệp thu hẹp quy mô sản xuất vì không có đơn hàng. LĐLĐ quận Bình Tân đã xây dựng kế hoạch chăm lo cho 1.185 công nhân bị mất việc với mức chăm lo 500.000 đồng/người (quà 300.000 đồng và tiền mặt 200.000 đồng). Đồng thời, LĐLĐ quận Bình Tân đang phối hợp liên hệ các doanh nghiệp có nhu cầu tuyển dụng lao động để giới thiệu việc làm cho công nhân có nhu cầu. |
Quỹ hỗ trợ đột xuất cho công nhân khó khăn vay để ngăn ngừa tín dụng đen Nhiều công nhân vay nợ tín dụng đen nhiều năm không có khả năng thanh toán. Trước tình trạng này, Công ty CP Dệt Trần ... |
Hỗ trợ công nhân vay vốn Các ý kiến tại Hội nghị Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam lần thứ 29 khóa XII ngày 17/8/2022 vừa qua ... |
LĐLĐ tỉnh Nam Định hỗ trợ công nhân Công ty may sau vụ hỏa hoạn Sáng 12/10, Ban Thường vụ LĐLĐ tỉnh Nam Định thống nhất hỗ trợ công nhân bị thiệt hại tài sản do hỏa hoạn xảy ra ... |
Tin cùng chuyên mục
Kinh tế - Xã hội - 22/11/2024 18:55
Cải thiện sức khỏe bà mẹ và trẻ sơ sinh trong cộng đồng dân tộc thiểu số
TS. Trần Đăng Khoa, Phó Vụ trưởng Vụ Sức khỏe Bà mẹ - Trẻ em, Bộ Y tế, cho biết tỷ lệ tử vong mẹ ở vùng sâu, vùng xa, miền núi cao gấp 3,5 lần so với vùng đồng bằng, đô thị; tỷ lệ tử vong mẹ ở dân tộc Mông cao gấp 7-8 lần so với dân tộc Kinh, Tày.
Kinh tế - Xã hội - 20/11/2024 12:28
Trẻ sinh non - đối tượng đặc biệt cần được chăm sóc trong giai đoạn đầu đời
Mỗi năm, Việt Nam có khoảng 100.000 trẻ sinh non, đối mặt với nguy cơ suy dinh dưỡng, bệnh tật và tử vong cao. Làm thế nào để trẻ sinh non được chăm sóc toàn diện, có cơ hội phát triển khỏe mạnh là vấn đề đòi hỏi sự quan tâm đặc biệt từ gia đình, hệ thống y tế và toàn xã hội.
Đời sống - 19/11/2024 14:53
Thu nhập người lao động tại các doanh nghiệp Nhà nước tăng thế nào trong năm 2024?
Năm 2024, thu nhập bình quân của người lao động tại các tập đoàn, tổng công ty Nhà nước tăng trên 10%. Kết quả này không chỉ phản ánh sự phục hồi và tăng trưởng của nền kinh tế mà còn là minh chứng cho sự đóng góp của tổ chức Công đoàn trong việc chăm lo đời sống người lao động.
Đời sống - 15/11/2024 16:58
Bí quyết cải thiện chỉ số thông minh, giúp trẻ phát triển toàn diện
Để trẻ em được phát triển toàn diện, cần phải hỗ trợ can thiệp những năm đầu đời, mang tính đa ngành, toàn diện và liên tục.
Đời sống - 15/11/2024 16:53
Vĩ thanh - trở lại Hua La mùa cà phê
Một năm sau, đầu tháng 11/2024, chúng tôi trở lại xã Hua La (Sơn La), nơi có những cây cà phê đang vào mùa thu hoạch.
Đời sống - 13/11/2024 15:31
Công đoàn cơ sở kiện doanh nghiệp đòi quyền lợi cho người lao động
Mới đây, Ban Chấp hành Công đoàn Công ty TNHH Kobelco E&M Việt Nam (Khu Công Nghiệp Biên Hòa II, thành phố Biên Hoà, tỉnh Đồng Nai) đã có đơn khởi kiện doanh nghiệp này để đòi tiền lương và quyền lợi cho người lao động.