
Nghề làm “không có giờ”... |
Vào nghề năm 20 tuổi, lúc bạn bè vẫn đang đi học, chị Nhung không sao quên được cảm giác tủi thân khi phải lam lũ quá sớm.
Buồn nhất là những lúc bạn bè đi chơi còn mình lủi thủi gom rác. Có khi tình cờ gặp bạn bè giữa phố, chị Nhung chỉ biết cười ái ngại hoặc vờ như không thấy.
Quê ở làng hoa Nhật Tân, chị Nhung vốn quen việc tay chân từ nhỏ nhưng thu gom rác là một công việc đặc thù. Thời gian đầu tay chân chị đau nhức, cơ thể mệt mỏi, tưởng chẳng thể bám trụ với nghề.
Thế nhưng, lạ thay, chưa bao giờ chị Nhung có ý định từ bỏ công việc. Những niềm an ủi, động viên tiếp thêm động lực cho chị vượt qua khó khăn.
![]() |
Chị Nhung (ngoài cùng bên phải) vui xuân mới bên đồng nghiệp. Ảnh: NVCC |
Chị bộc bạch với tôi rằng nghề này có người cống hiến đến hết tuổi lao động nhưng cũng có người không thể bám trụ lâu dài. Chị may mắn luôn được mọi người yêu quý, chia sẻ.
"Nhìn các cô lớn tuổi vẫn hăng say, cần mẫn với công việc, tôi tự hỏi mình còn trẻ thế này, cớ sao không làm được?", chị nói.
Nhưng có lẽ lý do của sự yêu nghề lại xuất phát từ câu chuyện mà chị kể với tôi. Hồi con gái học lớp 2, một hôm chị đến đón con sau giờ tan học thì cô giáo chủ nhiệm bất ngờ tiến lại trò chuyện. Tưởng con mắc lỗi, chị đã chuẩn bị tâm lý để nghe cô "kể tội". Song, cô giáo đưa cho chị đọc bài tập làm văn của con, đề bài: "Em hãy kể về người thân yêu nhất của mình".
Chị chăm chú đọc từng nét chữ nắn nót trên cuốn vở ô li: "Mẹ con tên là Nhung. Mẹ là công nhân vệ sinh môi trường. Mẹ con đi làm từ sáng sớm khi mọi người vẫn còn chìm trong giấc ngủ. Khi mẹ con làm, mẹ đi đôi găng tay như bàn tay khổng lồ. Hằng ngày, mẹ con đi quét rác ở trên đường để làm sạch phố phường”.
Cô giáo đã chấm cho con gái chị điểm 10. Còn chị biết rằng con mình dù bé nhưng đã rất hiểu chuyện, luôn tự hào về công việc của mẹ.
“Ở chỗ làm mình nhận được tình cảm của anh chị em đồng nghiệp, khi về nhà lại nhận được sự chia sẻ của người thân. Đó chính là động lực to lớn để mình theo được nghề”, chị Nhung chia sẻ.
Hiện, nữ công nhân đang làm Tổ trưởng sản xuất, tổ Môi trường số 2, Công ty TNHH MTV Môi trường Đô thị Hà Nội (Urenco).
![]() “Đối với một công nhân lao động, việc bị tai nạn lao động không chỉ gây ra những vết thương về thể xác mà còn ... |
![]() Chị Lê Thị Điệp, vui mừng vì được Công đoàn cơ quan LĐLĐ tỉnh Quảng Trị nhận đỡ đầu, hỗ trợ chăm sóc con gái ... |
![]() Khác với mọi ngày, hôm nay chị Thúy tự thưởng cho mình một đoạn đường đi xe thật chậm để hít hà hương hoa sữa ... |
Tin mới hơn

Hỗ trợ 800.000 đồng/tháng cho giáo viên mầm non tại khu công nghiệp

Siết chặt xử lý chậm, trốn đóng bảo hiểm xã hội

Khi “đất lửa” thành “đất lành”
Tin tức khác

Những người thắp lửa niềm tin từ đôi tay lao động và trái tim nhân ái

Học để làm chủ công việc, làm chủ cuộc đời

Đội ngũ công nhân trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc

Văn hóa công nhân với nâng cao năng suất lao động và hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp

Công nhân Việt Nam và hành trình không nghỉ
