Xu hướng báo chí trong việc truyền thông về hoạt động của Công đoàn
Kinh tế - Xã hội - 21/11/2021 15:33 PGS. TS. Đỗ Thị Thu Hằng - Viện trưởng Viện Báo chí, Học viện Báo chí và Tuyên truyền
Báo chí có trách nhiệm cung cấp thông tin cho NLĐ. Trong ảnh: Công nhân Công ty Ampfield (KCN Tân Bình, TP. Hồ Chí Minh) đọc báo trong giờ nghỉ giữa ca. Ảnh: THANH NGA |
1. Vai trò của báo chí bảo vệ quyền lợi NLĐ
NLĐ hiểu theo nghĩa rộng là người làm công ăn lương. Mặc dù NLĐ ở nước ta ngày càng được quan tâm hơn đến các vấn đề việc làm, thu nhập, nâng cao đời sống tinh thần, vật chất và tham gia các hoạt động văn hóa, chính trị, xã hội, song chính sách đãi ngộ đối với NLĐ ở các thành phần kinh tế, nhất là thành phần kinh tế tư nhân còn nhiều bất cập; tình trạng xâm phạm quyền lợi của NLĐ vẫn diễn ra ở nhiều địa phương. Không ít NSDLĐ cố tình trốn tránh khoản tiền đóng BHXH, quỵt tiền lương, bớt xén tiền làm thêm giờ, chế độ phép của NLĐ...
Trong khi đó việc tuyên truyền giáo dục chưa đến được số đông CNLĐ trực tiếp sản xuất và làm việc phân tán, lưu động; chưa tập trung đầu tư nhiều cho tuyên truyền về chính sách, pháp luật lao động, về tổ chức Công đoàn cho NLĐ và NSDLĐ; hình thức tuyên truyền, giáo dục chưa phù hợp với điều kiện sống và làm việc của CNLĐ khu vực kinh tế ngoài nước; công tác nắm bắt diễn biến tư tưởng của NLĐ chưa kịp thời.
Nếu như “thông tin” là chức năng quan trọng hàng đầu của báo chí thì vai trò giám sát, giáo dục, phản biện xã hội, điều chỉnh hành vi là ưu thế và hiệu quả hàng đầu của thông tin. Báo chí thực sự là công cụ hữu hiệu tác động trực tiếp và mạnh mẽ vào tư tưởng, tình cảm của công chúng, nâng cao nhận thức, chuyển đổi hành vi, định hướng các giá trị cuộc sống.
Báo chí đại diện cho tiếng nói của NLĐ nói riêng có vai trò vô cùng quan trọng trong việc tham gia tuyên truyền các chính sách, pháp luật của Đảng và nhà nước; đấu tranh chống tiêu cực, bảo vệ quyền lợi NLĐ như nhà ở, việc làm, tiền lương, BHXH, BHYT…; tích cực tương tác, truyền thông về hoạt động công đoàn, góp phần nâng cao chất lượng hoạt động công đoàn.
Báo chí phải phản ánh trung thực đời sống, việc làm, tâm tư, nguyện vọng của NLĐ. Trong ảnh: Phóng viên Báo Bảo vệ pháp luật tác nghiệp dưới hầm lò. |
2. Xu hướng báo chí tiếp cận quyền con người trong tương tác truyền thông về hoạt động của công đoàn và đấu tranh bảo vệ quyền lợi NLĐ
Quyền con người có 4 đặc trưng: (1), Có tính phổ biến - quyền con người là bẩm sinh, vốn có. Mọi thành viên của nhân loại đều là chủ thể của quyền con người; (2). Không thể phân chia - Mọi quyền đều có giá trị ngang nhau, đều cần phải được tôn trọng và thực hiện; (3). Không thể chuyển nhượng - Các quyền con người không thể bị tước bỏ hay bị hạn chế một cách tuỳ tiện bởi bất cứ chủ thể nào; (4). Liên hệ, phụ thuộc lẫn nhau - Bất cứ quyền con người nào được đảm bảo hay vi phạm đều tác động đến các quyền khác. Quyền luôn gắn với trách nhiệm (duty) và nghĩa vụ (responsibility). Trong quá trình thực hiện, hưởng thụ các quyền của bản thân mình, mọi cá nhân phải có trách nhiệm tôn trọng và không được ảnh hưởng đến các quyền chính đáng của cộng đồng và các cá nhân khác.
Các nhà báo và cơ quan báo chí - truyền thông phải có trách nhiệm giám sát việc thực hiện quyền, phát hiện các vi phạm quyền con người, từ đó tăng cường trách nhiệm giải trình và các hành vi sửa chữa của các chủ thể chịu trách nhiệm đáp ứng quyền ở mọi lĩnh vực trong đời sống của nhân loại nói chung và ở những nơi có chiến sự và xung đột nói riêng, khi quyền con người có nguy cơ bị xâm phạm ở mức độ cao nhất.
Báo chí bảo vệ quyền lợi của NLĐ thông qua những con đường chủ yếu như: cung cấp thông tin cho NLĐ, truyền thông chính sách đến NLĐ; nêu tiếng nói của nhà báo để đấu tranh đòi quyền lợi cho NLĐ; thông qua cách thức phát hiện những vụ việc liên quan đến quyền lợi của NLĐ để lên tiếng bảo vệ NLĐ; hỗ trợ giáo dục kiến thức, kỹ năng cho NLĐ; tham gia vào chu trình chính sách liên quan đến quyền lợi của NLĐ; giám sát, thực hiện các chế độ chính sách cho NLĐ.
Khác với phương pháp tiếp cận nhu cầu (xác định các yêu cầu cơ bản của người hưởng lợi và hỗ trợ các sáng kiến nhằm cải thiện việc cung cấp các dịch vụ đáp ứng các nhu cầu của các cá nhân, nhóm người yếu thế...), phương pháp tiếp cận dựa trên quyền lựa chọn các quyền cần được đáp ứng, xác định rõ và tác động nhằm tăng cường năng lực “đòi quyền” của chủ thể mang quyền, chỉ rõ và quy trách nhiệm cụ thể cho các chủ thể chịu trách nhiệm đáp ứng quyền.
Tuyên truyền, phổ biến pháp luật lao động cho gần 200 đoàn viên, người lao động tại Công ty TNHH Công nghiệp thực phẩm Liwayway Đà Nẵng do Liên đoàn Lao động TP. Đà Nẵng tổ chức. |
Vai trò của Phương pháp Tiếp cận quyền con người trong lĩnh vực báo chí bảo vệ quyền và lợi ích của NLĐ thể hiện ở ba nội dung chính sau đây1:
Một là, xác định rõ trách nhiệm tôn trọng, bảo vệ, thực hiện/thúc đẩy thực hiện, giám sát thực hiện quyền con người nói chung và quyền lợi của NLĐ nói riêng của nhà báo/nhà truyền thông, cơ quan báo chí truyền thông, các nhà quản lý báo chí truyền thông và các cơ quan quản lý báo chí truyền thông.
Hai là, coi hệ thống luật pháp và chuẩn mực đạo đức quốc tế/quốc gia về Quyền con người là một trong những nền tảng quan trọng nhất điều chỉnh phương thức sáng tạo, sản xuất và xuất bản các tác phẩm, sản phẩm báo chí truyền thông, thường xuyên coi trọng góc độ Quyền con người và các nguyên tắc về Quyền con người trong kỹ năng nghề nghiệp và mọi tình huống thực tế nghề nghiệp của mình.
Ba là, ứng dụng lập kế hoạch dựa trên quyền trong hoạt động quản lý báo chí, truyền thông. Sử dụng phương pháp tiếp cận quyền con người trong phân tích, lập kế hoạch và giám sát các chương trình, dự án... báo chí truyền thông về công tác công đoàn, bảo vệ quyền lợi của NLĐ.
Người làm báo, làm truyền thông trong quá trình thực hiện và giám sát việc thực hiện các quyền, đồng thời phải tuân thủ các nguyên tắc của báo chí - truyền thông tiếp cận quyền. Việc không thực hiện các nguyên tắc của Quyền sẽ ảnh hưởng đến việc thực hiện quyền. Trong thực tế, khi tương tác, truyền thông về công tác công đoàn, bảo vệ quyền lợi của NLĐ sẽ có những tình huống giúp thúc đẩy việc thực hiện, giám sát quyền này sẽ làm mất cơ hội thực hiện, hoặc tước mất quyền khác của các cá nhân hoặc nhóm người nào đó. Trong những bối cảnh như vậy, cần đối chiếu và thực hiện các nguyên tắc báo chí truyền thông tiếp cận quyền.
Chú thích:
1Đỗ Thị Thu Hằng, Ứng dụng phương pháp tiếp cận dựa trên quyền con người trong báo chí - truyền thông hiện đại, Tạp chí Lý luận chính trị và truyền thông, tháng 12/2015. Tr 44-48.
Doanh nhân thân thiện với báo chí: Quan hệ cộng sinh, không thể thiếu Tuổi ngoài thất thập nhưng chưa thôi nhập thế là trường hợp của ông Mai Văn Soạn (71 tuổi), Giám đốc Công ty TNHH Cường ... |
Báo chí qua góc nhìn doanh nhân: Người bạn đồng hành của doanh nghiệp Công ty Cổ phần Tập đoàn Minh Dương có trụ sở chính tại xã Minh Khai, huyện Hoài Đức, thành phố Hà Nội. Ông Nguyễn ... |
Báo chí giúp doanh nghiệp tiếp cận khách hàng tiềm năng "Nhờ báo chí, doanh nghiệp cập nhật nhanh chóng hầu như mọi chính sách, quy định của Đảng và Nhà nước, kịp thời thay đổi ... |
Tin cùng chuyên mục
Kinh tế - Xã hội - 23/11/2024 11:08
Lô xe Omoda C5 đầu tiên cập bến Việt Nam, ra mắt vào ngày 26/11
Lô xe Omoda C5 đầu tiên đã cập cảng để chuẩn bị cho chương trình ra mắt vào ngày 26/11, được nhập khẩu nguyên chiếc từ Indonesia.
Kinh tế - Xã hội - 23/11/2024 11:01
Range Rover Velar 2025 ra mắt Việt Nam với 7 phiên bản
Mẫu SUV hạng sang Range Rover Velar 2025 đã chính thức có mặt tại thị trường Việt Nam với nhiều nâng cấp đáng giá. Xe được cung cấp với ba phiên bản chính là S, Dynamic SE và Dynamic HSE, đi kèm hai tùy chọn động cơ xăng và một tùy chọn hệ truyền động plug-in hybrid.
Kinh tế - Xã hội - 22/11/2024 18:55
Cải thiện sức khỏe bà mẹ và trẻ sơ sinh trong cộng đồng dân tộc thiểu số
TS. Trần Đăng Khoa, Phó Vụ trưởng Vụ Sức khỏe Bà mẹ - Trẻ em, Bộ Y tế, cho biết tỷ lệ tử vong mẹ ở vùng sâu, vùng xa, miền núi cao gấp 3,5 lần so với vùng đồng bằng, đô thị; tỷ lệ tử vong mẹ ở dân tộc Mông cao gấp 7-8 lần so với dân tộc Kinh, Tày.
Kinh tế - Xã hội - 22/11/2024 14:42
Nâng cao năng lực ứng phó sự cố môi trường và cháy nổ trong các KCN tỉnh Vĩnh Phúc
Các doanh nghiệp và cơ quan quản lý trong các KCN tỉnh Vĩnh Phúc đã không ngừng nỗ lực triển khai các biện pháp phòng cháy chữa cháy (PCCC) để giảm thiểu tối đa rủi ro, bảo vệ môi trường và tài sản.
Kinh tế - Xã hội - 22/11/2024 11:30
Địa ốc Đà Nẵng lột xác toàn diện, bước vào giai đoạn tăng trưởng mới
Trong đà tăng trưởng mạnh mẽ của thị trường địa ốc Đà Nẵng năm 2024, ghi nhận dấu ấn và vai trò lực đẩy của những tổ hợp bất động sản đẳng cấp ven sông Hàn với quy hoạch bài bản cùng hệ thống tiện ích cao cấp theo mô hình “all-in-one” tiên phong.
Kinh tế - Xã hội - 22/11/2024 10:00
VietinBank tăng trưởng CASA, tối ưu hóa nguồn vốn huy động và góp phần nâng cao hiệu quả kinh doanh
Các giải pháp mang tính chiến lược này đã giúp VietinBank không chỉ duy trì tốc độ tăng trưởng biểu tượng CASA mà còn tiết giảm chi phí vốn (COF), cải thiện biên lợi nhuận (NIM), và khẳng định vị trí tiên phong trong lĩnh vực lĩnh vực thanh toán số hiện đại.