Xin cho con ở lại lớp!
Cà phê tối - 25/12/2020 12:50 Hà Bình
Người lính 2020 Vụ phụ huynh lao vào lớp đấm đá học sinh lớp 6 ở Điện Biên: Lỗi tại ai? Những đốm lửa trong lòng phố |
Xin cho con ở lại lớp là "chuyện khó tin" trong trường học. Ảnh minh họa. |
Sự việc bẽ bàng đó được báo Sài Gòn Giải phóng tường thuật lại như thế này: "Đang bước đi giữa sân trường, cô giáo H. nghe tiếng nói sau lưng: “Cô ơi! Cho tôi xin cho cháu Tuấn ở lại lớp”. Quay lại, cô giáo H. nhận ra đó là mẹ của Tuấn, một học sinh có lực học yếu nhất lớp. Cũng vì cậu học sinh này, cô đã gây mâu thuẫn với Ban Giám hiệu nhà trường về việc lên lớp và ở lại của em, nhưng cuối cùng chính cô cũng phải nhượng bộ.
Lên lớp 2 nhưng Tuấn không thể đọc được chữ vì không nhớ chữ cái, không thuộc âm vần nên không thể đọc được.
Cô H. đã cho Tuấn ở lại lớp 2 nhưng khi danh sách nộp về trường, cô đã được Ban Giám hiệu mời lên phòng làm việc. Không lấy quyền để ra lệnh buộc giáo viên phải cho học sinh lên lớp mà Phó Hiệu trưởng nhà trường nói rằng, giáo viên phải dạy kèm trong 2 tháng hè rồi tổ chức thi. Nếu thi lần đầu không đỗ thì thi lần hai, nếu lần hai không đỗ thì thi lần ba…
Cô H. nói đây là cách nhà trường gây áp lực cho giáo viên nhưng chính nhà trường không phải chịu trách nhiệm. Dạy cả năm trời em vẫn không tiến bộ thì 2 tháng hè có nghĩa lý gì? Vậy là, cô H. đành cho em lên lớp thẳng và dẫn đến việc mẹ em chạy theo xin cho con ở lại lớp".
Tôi phải trích lại dài dòng như thế để rõ ràng nguồn cơn câu chuyện buồn lòng này. Trước đó, trên một số diễn đàn cũng nêu không ít trường hợp học sinh lớp 3 vẫn chưa đọc sõi dù chỉ một câu thơ trong sách giáo khoa và phụ huynh cũng muốn cho con mình ở lại lớp để bồi đắp kiến thức nhưng bất thành. Những câu chuyện tương tự đang làm số đông khá bất ngờ xen lẫn ngạc nhiên nhưng với người trong ngành Giáo dục chưa chắc đó đã là điều cực hiếm.
Những gì dưới đây sẽ minh chứng cho nhận định ấy: "Một phụ huynh có con học lớp 2 một trường tiểu học thấy con học yếu mà vẫn được lên lớp nên đã đến trường xin cho con được ở lại lớp. Giáo viên không dám giải quyết đã chỉ lên nhà trường. Chị phụ huynh sau khi trình bày nguyện vọng muốn cho con được học lại cho chắc kiến thức, bất ngờ, Hiệu trưởng nhà trường nói rằng, nếu muốn cho con ở lại lớp thì phải chuyển trường vì trường chuẩn quốc gia, học sinh không thể ở lại lớp.
Nhưng chuyển trường thì con chị phải đi học rất xa nên cuối cùng phụ huynh đành chấp nhận để con lên lớp. Chị nói trong xót xa, lên lớp thì dễ sao ở lại lớp lại khó đến thế?"!?
Tôi không gọi tên ai hoặc đòi hỏi nơi nào phải chịu trách nhiệm nữa vì suốt mấy năm qua rồi biết bao người réo đòi mà vẫn xảy ra những chuyện khó tin thế này đây!
Tôi đang tự hỏi những đứa trẻ như vậy đang học cho ai, vì cái gì? Chẳng lẽ các con phải học cho danh hiệu của trường, phòng, sở, ngành Giáo dục và vì thành tích của ban bệ, cá nhân nào đó ư? Nếu thế thì xót thương cho các con quá, chúng có tội tình gì đâu mà đi học cũng chẳng được lấy con chữ vì tương lai của chính mình và mọi thứ bị chìm nghỉm trong căn bệnh trầm kha mang tên thành tích.
Làm sao có thể trách thầy cô, thậm chí đổ lỗi cho trường khi họ cũng chỉ “vì cái chung” hay buông xuôi, phó mặc cho bộ mặt, thành tích buộc phải vào báo cáo cuối năm hay diễn văn cuối kỳ? Nhưng phải có ai hoặc nơi nào đó chặn những chuyện không nên có hoặc đáp ứng lời cầu xin trên vì tương lai của các con, nền móng của giáo dục nước nhà chứ chẳng lẽ cứ rơi mãi vào hư không?
Dù gì tôi vẫn nuôi một hy vọng rồi có ngày lời cầu xin ấy sẽ được xem xét thấu đáo, mổ xẻ kỹ càng và xử lý hợp tình, đạt lý thật sự vì cái chung của đất nước này…
“Cần có giải pháp cụ thể để giải quyết nỗi vất vả, nhọc nhằn của công nhân” Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đề nghị các Bộ, ngành liên quan, cấp uỷ, chính quyền địa phương phối hợp với Tổng LĐLĐ Việt Nam ... |
Nhà hàng vừa “quỵt” lương, vừa đe dọa nhân viên Theo thông tin từ các nhân viên của nhà hàng N.S.G. (P. Khuê Trung, Q. Cẩm Lệ, TP. Đà Nẵng) thì phía chủ nhà hàng ... |
Từ năm 2021, khi muốn nghỉ việc, người lao động phải báo trước bao nhiêu ngày? Khi muốn nghỉ việc, người lao động phải báo trước cho người sử dụng lao động một khoảng thời gian theo luật định. |
Tin cùng chuyên mục
Cà phê tối - 23/11/2024 15:28
Đằng sau những sắc thuế!
Kỳ họp Quốc hội lần thứ 8 sẽ biểu quyết về Luật Thuế giá trị gia tăng (VAT) vào ngày 26/11. Theo dự thảo luật (sửa đổi), các hàng hóa, dịch vụ của hoạt động văn hóa, triển lãm, thể dục, thể thao, biểu diễn nghệ thuật, sản xuất phim, nhập khẩu, phát hành phim và chiếu phim đang hưởng thuế VAT 5% sẽ tăng lên 10%.
Cà phê tối - 18/11/2024 15:03
Hết thời “nhập siêu” văn hóa?
Lễ hội Thiết kế Sáng tạo Hà Nội 2024 đã kết thúc vào hôm qua (17/11). Thành công vang dội của Lễ hội cùng những sự kiện gần đây của các đêm nhạc “nội địa” đang cho thấy nhiều chỉ dấu tích cực về công nghiệp văn hóa.
Cà phê tối - 16/11/2024 13:38
Chống lãng phí ngày nhà giáo
20/11 tới gần, khắp các trường trên cả nước đều đang tất bật không khí chuẩn bị tri ân ngày nhà giáo - ngày lễ lớn của cả cô và trò trên cả nước. Đây cũng là một dịp để các nhà trường cũng như phụ huynh học sinh dạy cho các em bài học về chống lãng phí.
Cà phê tối - 11/11/2024 15:29
Thở ở Hà Nội
Đến hẹn lại lên, từ tháng 10 tới tháng 3 là cao điểm bụi mịn ở Hà Nội. Không khí vẩn đục ô nhiễm, các công trình xây cất khắp nơi và vỉa hè tiếp tục ra tăng sức ép bằng những khối đá xếp sẵn chờ ngày lát lại.
Cà phê tối - 09/11/2024 17:52
“Siết” quảng cáo của nghệ sĩ
Việc người nổi tiếng, nghệ sĩ, KOL quảng cáo thái quá về công dụng của nhiều loại thực phẩm chức năng làm “nóng” nghị trường. Bộ trưởng Bộ Y tế cũng như Bộ VH-TT&DL cũng đều lên tiếng về vấn đề trên.
Cà phê tối - 04/11/2024 10:49
San đất nông nghiệp, làm sân pickleball
Hàng loạt lô đất thuộc dự án bỏ hoang, đất kho bãi, thậm chí đất nông nghiệp đã bị san lấp làm sân pickleball - một môn thể thao mới du nhập vào Việt Nam.