
![]() |
Khi muốn chấm dứt hợp đồng lao động, người lao động phải báo trước cho người sử dụng lao động một khoảng thời gian theo luật định. Ảnh minh họa. |
Theo đó, căn cứ quy định tại Điều 35 Bộ luật Lao động 2019 (có hiệu lực từ ngày 01/01/2021), người lao động có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động (HĐLĐ) nhưng phải báo trước cho người sử dụng lao động như sau:
- Nếu làm việc theo HĐLĐ không xác định thời hạn thì phải báo trước ít nhất 45 ngày;
- Nếu làm việc theo HĐLĐ xác định thời hạn có thời hạn từ 12 tháng đến 36 tháng thì phải báo trước ít nhất 30 ngày.
- Nếu làm việc theo HĐLĐ xác định thời hạn có thời hạn dưới 12 tháng thì phải báo trước ít nhất 03 ngày.
- Nếu người lao động làm ngành, nghề, công việc đặc thù đơn phương chấm dứt HĐLĐ thì thời hạn báo trước được thực hiện theo quy định tại Điều 7 Nghị định 145/2020/NĐ-CP, cụ thể như sau:
Nếu làm việc theo HĐLĐ không xác định thời hạn hoặc HĐLĐ xác định thời hạn từ 12 tháng trở lên thì phải báo trước ít nhất 120 ngày;
Nếu làm việc theo HĐLĐ đối với HĐLĐ có thời hạn dưới 12 tháng thì phải báo trước ít nhất bằng một phần tư (1/4) thời hạn của HĐLĐ.
Trong đó, các ngành, nghề, công việc đặc thù ở đây bao gồm:
+ Thành viên tổ lái tàu bay; nhân viên kỹ thuật bảo dưỡng tàu bay, nhân viên sửa chữa chuyên ngành Hàng không, nhân viên điều độ, khai thác bay;
+ Người quản lý doanh nghiệp theo quy định của Luật doanh nghiệp; Luật Quản lý, sử dụng vốn Nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp;
+ Thuyền viên thuộc thuyền bộ làm việc trên tàu Việt Nam đang hoạt động ở nước ngoài; thuyền viên được doanh nghiệp Việt Nam cho thuê lại làm việc trên tàu biển nước ngoài;
+ Trường hợp khác do pháp luật quy định.
![]() |
Thành viên tổ lái tàu bay; nhân viên kỹ thuật bảo dưỡng tàu bay, nhân viên sửa chữa chuyên ngành hàng không; nhân viên điều độ, khai thác bay, đơn phương chấm dứt HĐLĐ thì phải báo trước cho người sử dụng lao động ít nhất 120 ngày đối với HĐLĐ không xác định thời hạn hoặc HĐLĐ xác định thời hạn từ 12 tháng trở lên. Ảnh: DN |
- Nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây thì người lao động được đơn phương chấm dứt HĐLĐ ngay mà không cần phải báo trước:
+ Người lao động không được bố trí theo đúng công việc, địa điểm làm việc hoặc không được bảo đảm điều kiện làm việc theo thỏa thuận (trừ trường hợp quy định tại Điều 29 của Bộ luật Lao động 2019);
+ Người lao động không được trả đủ lương hoặc trả lương không đúng thời hạn (trừ trường hợp quy định tại Khoản 4 Điều 97 Bộ luật Lao động 2019);
+ Người lao động bị người sử dụng lao động ngược đãi, đánh đập hoặc có lời nói, hành vi nhục mạ, hành vi làm ảnh hưởng đến sức khỏe, nhân phẩm, danh dự; bị cưỡng bức lao động;
+ Người lao động bị quấy rối tình dục tại nơi làm việc;
+ Lao động nữ mang thai phải nghỉ việc theo quy định tại Khoản 1 Điều 138 Bộ luật Lao động 2019;
+ Người lao động đủ tuổi nghỉ hưu theo quy định tại Điều 169 Bộ luật Lao động 2019, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác;
+ Người sử dụng lao động cung cấp thông tin không trung thực theo quy định tại Khoản 1 Điều 16 Bộ luật Lao động 2019 làm ảnh hưởng đến việc thực hiện HĐLĐ.
08 trường hợp người lao động đã làm việc thường xuyên từ đủ 12 tháng trở lên khi chấm dứt HĐLĐ được nhận trợ cấp thôi việc
![]() |
Người lao động đơn phương chấm dứt HĐLĐ theo quy định tại Điều 35 Bộ luật Lao động 2019, được nhận trợ cấp thôi việc. Ảnh: PV |
(1) Hết hạn HĐLĐ, trừ trường hợp phải gia hạn HĐLĐ đã giao kết đến hết nhiệm kỳ cho người lao động là thành viên ban lãnh đạo của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở đang trong nhiệm kỳ mà hết hạn HĐLĐ.
(2) Đã hoàn thành công việc theo HĐLĐ.
(3) Hai bên thỏa thuận chấm dứt HĐLĐ.
(4) Người lao động bị kết án phạt tù nhưng không được hưởng án treo hoặc không thuộc trường hợp được trả tự do theo quy định tại khoản 5 Điều 328 của Bộ luật Tố tụng hình sự, tử hình hoặc bị cấm làm công việc ghi trong HĐLĐ theo bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật.
(5) Người lao động chết; bị Tòa án tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự, mất tích hoặc đã chết.
(6) Người sử dụng lao động là cá nhân chết; bị Tòa án tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự, mất tích hoặc đã chết.
Trường hợp người sử dụng lao động không phải là cá nhân chấm dứt hoạt động hoặc bị cơ quan chuyên môn về đăng ký kinh doanh thuộc UBND cấp tỉnh ra thông báo không có người đại diện theo pháp luật, người được ủy quyền thực hiện quyền và nghĩa vụ của người đại diện theo pháp luật.
(7) Người lao động đơn phương chấm dứt HĐLĐ theo quy định tại Điều 35 Bộ luật Lao động 2019.
(8) Người sử dụng lao động đơn phương chấm dứt HĐLĐ theo quy định tại Điều 36 của Bộ luật Lao động 2019.
![]() |
Bộ luật Lao động 2019 có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/01/2021. Ảnh minh họa. |
![]() |
Người lao động được nghỉ việc không cần báo trước nếu bị người sử dụng lao động ngược đãi, đánh đập hoặc có lời nói, hành vi nhục mạ, hành vi làm ảnh hưởng đến sức khỏe, nhân phẩm, danh dự; bị cưỡng bức lao động. Ảnh: HT |
![]() Chỉ còn ít ngày nữa là đến Giáng sinh, nhiều điểm đến, khu vui chơi trở nên nhộn nhịp hơn thường ngày. Các du khách, ... |
![]() Tôi bắt đầu câu chuyện với Thảo bằng một câu hỏi “Em ơi, năm nay không có thưởng Tết thì mình tính sao?”. Thảo ngơ ... |
![]() Với tiêu chí phục vụ người dân thuận tiện trong khám chữa bệnh, xử lý hồ sơ bệnh án được nhanh chóng hơn, Bệnh viện ... |
Đọc nhiều
Tin mới hơn

Tổng Công ty May 10 tuyển dụng hơn 500 công nhân làm việc tại tỉnh Thái Bình và Hà Nội

Tuyển dụng lao động phù hợp: Bí quyết giữ chân nhân sự trong khu công nghiệp

Hơn 170 vị trí việc làm tại Công viên Hồ Tây dịp hè 2025
Tin tức khác

Những sai sót phổ biến khi đi xin việc thời 4.0 và cách khắc phục

K-market tuyển dụng nhiều vị trí, thu nhập ổn định, phúc lợi tốt, cơ hội phát triển lâu dài

Kết nối sinh viên, người lao động với hơn 2.100 cơ hội việc làm

Chinh phục nhà tuyển dụng: Bí kíp săn việc tại Trung tâm Dịch vụ việc làm Hà Nội

Công ty TNHH Dịch vụ Bất động sản Haaland tuyển dụng 10 nhân viên kinh doanh
