Tự tử vì tình: Sao nỡ phụ công cha mẹ?
Đời sống - 07/10/2020 06:10 Minh Hoàng
Gia đình công nhân đơn thân: Khó khăn và tình thương yêu Tình yêu mùa vụ An toàn… yêu! Đừng xấu hổ! Công nhân cũng cần được yêu |
Cảnh sát giao thông Hà Nội ngăn cản kịp thời một nam thanh niên ôm cục bê tông định nhảy cầu Nhật Tân, tháng 10/2015. Nguyên nhân các vụ tự tử có nhiều, song chiếm tỷ lệ lớn là vì tình. Ảnh hanoimoi.com.vn |
Một số trang mạng xã hội công nhân phía Nam hai ngày qua chia sẻ thông tin một nam thanh niên livestream treo cổ tự tử, để lại thư tuyệt mệnh trong phòng trọ. Nội dung thư viết: “Thằng Th. này chết không liên quan đến ai, chỉ yêu một người...”. Bạn chia sẻ tin trên viết rằng, ngay khi biết tin, những người ở gần đó đã lập tức đến phòng nạn nhân để kiểm tra, nhưng đã muộn. Khi mọi người phá cửa vào, nạn nhân đã tử vong.
Bức ảnh chụp đi kèm cho thấy nhiều người xúm xít trước cửa một căn phòng trông như phòng trọ, có lẽ của nạn nhân. Những bình luận bên dưới cho biết nạn nhân 25 tuổi, có lẽ tự tử vì tình. Một số bạn kể, quá trình livestream dường như anh rất tỉnh táo, còn xin lỗi cha mẹ rồi treo cổ, ra đi...
Người dân tò mò xem vụ hai thanh niên nhảy cầu Chợ Dinh (Huế) tự tử, ngày 7/10/2016. |
Tôi khá sốc trước tin này. Lý do anh thanh niên công nhân tự tử có vẻ lãng xẹt. Nếu anh mười bảy, mười tám thì dễ hiểu hơn, bởi mới lớn người ta bồng bột, đôi khi yếu đuối, nhất là nếu bị phụ bạc trong mối tình đầu; nhưng anh đã 25 tuổi, đã đi làm, hẳn đã trải qua nhiều tình huống khó khăn; vậy mà lại chọn cái chết vì một cuộc tình thì hơi vô lý.
Tuy nhiên, tình trạng tự tử ở người trẻ nước ta không hiếm. Tôi có đọc thống kê của Trung tâm Chống độc, Bệnh viện Bạch Mai; theo đó, năm 2018, số người trẻ tử vong do tự tử chiếm 33,7%, chỉ sau tai nạn giao thông. Một hãng tin nước ngoài cũng khảo sát tình trạng tự tử trong giới trẻ ở Việt Nam, kết quả cho thấy, năm 2016, Việt Nam nằm trong nhóm 13 nước có tỷ lệ người trẻ tự tử cao nhất châu Á.
Còn đây, rất đông người dân theo dõi việc tìm kiếm một thanh niên nhảy cầu Thị Nại ở Quy Nhơn, Bình Định ngày 21/6/2017. Mỗi vụ tự tử đều để lại nỗi đau dai dẳng cho cha mẹ và người thân của họ. Ảnh tinmoi.vn |
Có vô vàn lý do người trẻ, trong đó có cả công nhân tự tử. Đó là áp lực học tập; sức ép của gia đình, kỳ vọng của người thân vào kết quả học tập; gia đình không hạnh phúc; tuyệt vọng vì gia cảnh bần hàn... Nhưng phổ biến nhất là do chuyện tình cảm trai gái. Vì gia đình ngăn cấm, vì phát hiện bị cắm sừng, vì mất mặt do tỏ tình không được hồi đáp... Thậm chí, có trường hợp đang vui vẻ đi chơi, chỉ vì một cuộc cãi nhau nhỏ, cô bạn gái cũng nhảy cầu luôn... Có vẻ cái gì cũng có thể làm người trẻ tìm đến cái chết.
Lý do thực sự anh thanh niên công nhân kia tự tử có lẽ sẽ được cơ quan chức năng, người thân làm rõ. Tôi nghĩ, không loại trừ thất tình chỉ là một “giọt nước tràn ly”. Phải chăng cuộc sống của anh đang rất bế tắc, khó khăn; công việc bị mất, bị giảm, thu nhập cũng giảm trong khi anh có khoản nợ nào đó phải trả ngay, mà nhất thời không làm sao xoay được? Hoặc anh đã kỳ vọng quá nhiều vào bạn gái, quá yêu, đến khi có điều gì đó làm anh sụp đổ thì anh cảm thấy cuộc sống trở thành gánh nặng quá sức?
Tình yêu khi tan vỡ hoặc không như ý có thể kéo theo bi kịch. Song, ai trưởng thành mà không từng vấp ngã. Mỗi lần đổ vỡ lại tự tử hoặc nghĩ đến việc tự tử là một sai lầm. Ảnh minh họa của vietgiaitri.com |
Tôi nhớ, cách đây vài năm, có một trào lưu trên mạng xã hội của bạn trẻ có tên gọi nôm na “Việt Nam đã nói là làm”. Theo đó, một hoạt động gì đó, một hình ảnh, video, bài viết nào đó, nếu đạt đến số like nhất định, chủ tài khoản có bài, video đó sẽ cởi quần áo, nhảy cầu, thậm chí đốt xe, đốt nhà... Thực tế không ít người đã làm như thế và hành động “đã nói là làm” của họ được ghi lại bằng các clip khiến dư luận rất sốc.
Nếu anh công nhân trẻ tự tử kia vẫn còn “rơi rớt dư âm” của trào lưu trên thì thật đáng trách. Không lẽ đã tuyệt vọng đến mức tự tử mà còn tỉnh táo để livestream? Trời đất, anh “diễn” cho ai xem, gửi thông điệp đến ai, dọa người nào? Hay bằng cách này anh định khiến ai phải sống trong hối hận?
Mối tình đẹp nên kết quả bằng một đám cưới. Nếu không cũng không nên kết thúc bằng một đám tang. Đừng tự tử vì dại dột. Ảnh minh họa của giadinh.net.vn |
Một số bạn công nhân comment viết, bố mẹ, anh em ruột thịt của anh sẽ là những người đau đớn nhất. Suốt đời họ không thanh thản vì cái chết của anh. Anh báo đáp công lao các bậc sinh thành như thế sao? Họ sinh ra anh, nuôi nấng anh trưởng thành, sức dài vai rộng, anh chưa làm gì cho họ, cho đời, chỉ vì một cuộc tình mà kết thúc bằng một cái chết lãng nhách.
“Đời còn dài, bạn gái còn nhiều”. Tôi tôn trọng tình yêu lớn lao, duy nhất anh dành cho người bạn gái kia; nhưng sao anh không nghĩ còn rất nhiều người bạn gái khác xứng đáng, phù hợp để anh lựa chọn? Tôi không định lên án anh - cầu cho linh hồn anh yên nghỉ - mà chỉ nhân việc của anh nói với các bạn trẻ, những người đau khổ vì tình, đang có ý định tự tử rằng: Đừng dại dột!
Chúng ta chỉ sống một lần. Hãy sống cho xứng đáng!
Covid-19: Cập nhật thông tin mới nhất ngày 6/10 Cập nhật thông tin Covid-19 lúc 7h sáng ngày 6/10, toàn thế giới đã ghi nhận hơn 35,6 triệu ca bệnh Covid-19, trong đó có ... |
Thư ngỏ gửi ông Chủ tịch Hà Nội Xin chào ngày mới và chúc ông một tuần mới may mắn, vui khoẻ, thành công trong trọng trách lãnh đạo thành phố của mình! |
"Em ở đâu khôn thiêng về trả tiền thuê phòng cho chị" Hàng vạn công nhân phải đi thuê trọ là hàng vạn hoàn cảnh. Đã xảy ra biết bao tình huống dở khóc dở cười; trong ... |
Tin cùng chuyên mục
Kinh tế - Xã hội - 22/11/2024 18:55
Cải thiện sức khỏe bà mẹ và trẻ sơ sinh trong cộng đồng dân tộc thiểu số
TS. Trần Đăng Khoa, Phó Vụ trưởng Vụ Sức khỏe Bà mẹ - Trẻ em, Bộ Y tế, cho biết tỷ lệ tử vong mẹ ở vùng sâu, vùng xa, miền núi cao gấp 3,5 lần so với vùng đồng bằng, đô thị; tỷ lệ tử vong mẹ ở dân tộc Mông cao gấp 7-8 lần so với dân tộc Kinh, Tày.
Kinh tế - Xã hội - 20/11/2024 12:28
Trẻ sinh non - đối tượng đặc biệt cần được chăm sóc trong giai đoạn đầu đời
Mỗi năm, Việt Nam có khoảng 100.000 trẻ sinh non, đối mặt với nguy cơ suy dinh dưỡng, bệnh tật và tử vong cao. Làm thế nào để trẻ sinh non được chăm sóc toàn diện, có cơ hội phát triển khỏe mạnh là vấn đề đòi hỏi sự quan tâm đặc biệt từ gia đình, hệ thống y tế và toàn xã hội.
Đời sống - 19/11/2024 14:53
Thu nhập người lao động tại các doanh nghiệp Nhà nước tăng thế nào trong năm 2024?
Năm 2024, thu nhập bình quân của người lao động tại các tập đoàn, tổng công ty Nhà nước tăng trên 10%. Kết quả này không chỉ phản ánh sự phục hồi và tăng trưởng của nền kinh tế mà còn là minh chứng cho sự đóng góp của tổ chức Công đoàn trong việc chăm lo đời sống người lao động.
Đời sống - 15/11/2024 16:58
Bí quyết cải thiện chỉ số thông minh, giúp trẻ phát triển toàn diện
Để trẻ em được phát triển toàn diện, cần phải hỗ trợ can thiệp những năm đầu đời, mang tính đa ngành, toàn diện và liên tục.
Đời sống - 15/11/2024 16:53
Vĩ thanh - trở lại Hua La mùa cà phê
Một năm sau, đầu tháng 11/2024, chúng tôi trở lại xã Hua La (Sơn La), nơi có những cây cà phê đang vào mùa thu hoạch.
Đời sống - 13/11/2024 15:31
Công đoàn cơ sở kiện doanh nghiệp đòi quyền lợi cho người lao động
Mới đây, Ban Chấp hành Công đoàn Công ty TNHH Kobelco E&M Việt Nam (Khu Công Nghiệp Biên Hòa II, thành phố Biên Hoà, tỉnh Đồng Nai) đã có đơn khởi kiện doanh nghiệp này để đòi tiền lương và quyền lợi cho người lao động.