
![]() |
Nghề Y và những rủi ro nghề nghiệp mà người làm nghề Y phải đương đầu cũng vì thế mà được đề cập đến như một nghề hết sức nguy hiểm trong mùa dịch.
Báo chí và cộng đồng trong nước cũng được dịp nhắc đi nhắc lại dịch viêm đường hô hấp cấp SARS cách đây 17 năm khiến hơn 40 y, bác sĩ nhiễm bệnh, 5 y, bác sĩ của Bệnh viện Việt - Pháp và 1 chuyên gia truyền nhiễm của Tổ chức Y tế thế giới tử vong, với một niềm đồng cảm, xót xa.
Cùng với đó, khi công tác phòng, chống dịch Covid -19 đang có những diến biến khả quan, lại đúng dịp kỷ niệm 65 năm Ngày Thầy thuốc Việt Nam, cộng đồng xã hội ưu ái dành nhiều lời khen ngợi, động viên cho ngành Y, cho hàng ngàn y, bác sĩ, nhân viên y tế mỗi ngày, mỗi giờ đang căng mình chống dịch.
Nhưng sau khi dịch qua, có ai còn quan tâm?
Mấy ai biết, những chiến sĩ tiên phong “ra trận” mỗi khi dịch đến ấy, mỗi ngày, mỗi giờ không chống dịch vẫn đang đồng hành cùng hàng triệu bệnh nhân chiến đấu với bệnh tật, với đớn đau, trong điều kiện làm việc luôn có nguy cơ phơi nhiễm với rất nhiều yếu tố nguy hại (các loại virus, vi khuẩn, kí sinh trùng, nấm; các chất phóng xạ, bức xạ hồng ngoại, bức xạ tử ngoại, tiếng ồn…; các loại thuốc, hóa chất tiệt trùng, hóa chất trong phòng xét nghiệm…) cùng với áp lực công việc cao, cường độ lao động căng thẳng.
Trong danh mục nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm và đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hiện hành, ngành Y có 2 nghề công việc xếp loại VI, 14 nghề, công việc xếp loại V, 31 nghề, công việc xếp loại IV. Thống kê chưa đầy đủ của ngành Y tế, hiện cả nước có gần 2.000 y, bác sĩ bị bệnh hiểm nghèo.
Tôi lại nhớ đến những lúc, một bộ phận cộng đồng hùa vào mắng chửi, thóa mạ người làm nghề Y, không ít người chẳng ngại ngần vung nắm đấm, giang tay tát thậm chí dùng hung khí hành hung y, bác sĩ trong lúc họ đang làm nhiệm vụ, chỉ vì không thỏa mãn nhu cầu mà, theo cộng đồng ấy, mới là cần thiết…
Nghề Y vất vả. Nghề Y có thể hy sinh vì nhiệm vụ. Nhưng nghề Y cũng dễ dàng bị đối xử thô bạo, bị công kích … một cách thiếu cảm thông. Như thế có phải là bất công?
Thời điểm nào cũng thế, “mối tình” cộng đồng xã hội và ngành Y được vun đắp, được thấu hiểu thì sự nghiệp chăm sóc, bảo vệ và nâng cao sức khỏe của cả cộng đồng mới thật sự hiệu quả. Vì thế, từ hai phía, phải là một tình yêu chung thủy, chân thành, chứ không phải là thứ “tình yêu theo mùa vụ”, nay thích thì yêu , mai chán lại chia tay.
![]() Một số người dân thiếu ý thức, sau khi sử dụng khẩu trang y tế đã vứt bừa bãi nơi công cộng. Hành động này ... |
![]() Tính đến 7h sáng nay ngày 27/2/2020, đã có 48 quốc gia và vùng lãnh thổ có người nhiễm virus corona. Số ca nhiễm trên ... |
![]() Chăm sóc sức khỏe cho nhân dân nói chung luôn là nhiệm vụ thiêng liêng, cao cả và cũng nhiều gian nan. Nhưng chăm sóc, ... |
![]() Công tác phòng chống dịch Covid-19 tại địa bàn phường Mễ Trì (Hà Nội), nơi có hàng nghìn người Hàn Quốc sinh sống đang được các cấp, các ... |
Đọc nhiều
Tin mới hơn

Văn hóa công nhân với nâng cao năng suất lao động và hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp

Luật BHXH 2024: An sinh không dừng lại ở người lao động

Luật BHXH 2024: "Neo giữ" người lao động có kinh nghiệm
Tin tức khác

Luật BHXH 2024: Người công nhân không phải “đánh đổi” sinh mạng cho từng ngày công

Luật BHXH 2024: Công nhân nghỉ ốm không phải giấu, phải sợ, phải đánh đổi

Công nhân và việc học tập suốt đời

Công nhân ngành điều tại Bình Phước: Người giữ hồn cho nông sản Việt

Luật BHXH 2024: Khi pháp luật lắng nghe tiếng lòng người mẹ
