"Em ở đâu khôn thiêng về trả tiền thuê phòng cho chị"
Đời sống

"Em ở đâu khôn thiêng về trả tiền thuê phòng cho chị"

Minh Hoàng
Tác giả: Minh Hoàng
Hàng vạn công nhân phải đi thuê trọ là hàng vạn hoàn cảnh. Đã xảy ra biết bao tình huống dở khóc dở cười; trong đó có cả chuyện "quỵt" tiền thuê trọ...
Trộm cắp nhà trọ: Người ngay và kẻ gian lẫn lộn, biết tin ai? Công nhân bị trộm cắp: Kêu và bất lực "Đêm nằm, năm ở" và "ăn xổi ở thì"
4628 em y yau khon thieng vy try tiyn thue phong cho chy cuocsongantoanvn 4
Phòng trọ là mối bận tâm hàng đầu của người công nhân, bởi có "an cư mới lạc nghiệp". Thực tế, trong mùa dịch Covid-19, rất nhiều chủ nhà trọ đã được cán bộ công đoàn vận động giám giá cho thuê, chia sẻ khó khăn với người lao động. Ảnh nld.com.vn

Hầu hết công nhân đi làm tại các doanh nghiệp, khu công nghiệp hiện nay đều phải thuê phòng trọ. Chuyện đi tìm phòng trọ, cho thuê phòng trọ, “cò mồi” phòng trọ đã được nói đến nhiều; nhưng hiện tượng “quỵt” tiền phòng trọ thì ít thấy nói đến.

Trên một mạng xã hội công nhân, một chị, có lẽ là chủ nhà trọ đăng một tấm ảnh người trọ kèm lời đay nghiến, kể lể thống thiết: “H. ơi, em ở đâu thì khôn thiêng về trả tiền thuê phòng cho chị. Mấy đồng bạc ấy em có sống mãi được không, rồi tiếng xấu để đời. Nhà chị cũng nghèo, mẹ thì già, cả nhà chỉ có nguồn thu trông vào mấy phòng trọ. Để có nó, chị cũng phải vay mượn xây dựng. Chị tin mày, thấy mày có vẻ tử tế lại đang khó khăn, chị không nỡ bắt mày đặt cọc hay thu tiền trước. Mày có việc, vay chị mấy trăm chị cũng cho. Sao mày nỡ đối xử với chị như thế?”...

4611 em y yau khon thieng vy try tiyn thue phong cho chy cuocsongantoanvn 1
Tìm được phòng trọ ưng ý, sạch sẽ, bảo đảm an ninh và vừa túi tiền là quá trình rất gian nan với người công nhân. Tình trạng "xù" tiền phòng trọ dù vẫn xảy ra nhưng không nhiều. Trong ảnh, một dãy phòng trọ mới xây vắng khách mùa Covid-19. Ảnh baodansinh.vn

Một nỗi niềm không phải không có nước mắt. Đã mất tiền vì bị lợi dụng, lại cay đắng bởi đặt nhầm chỗ niềm tin... Chủ nhà trọ cũng ba bảy hai mốt hoàn cảnh. Có người giàu, đất rộng, phòng trọ nhiều, đầu tư căn cơ, thuê người trông coi, quản lý. Có người cải tạo lại nhà cũ, nhà để không, tranh thủ kinh doanh, vừa có nguồn thu, vừa giữ đất cho các tính toán lớn hơn. Lại có người chẳng dư giả gì, họ vốn cũng là người lao động một nắng hai sương, nay may mắn có doanh nghiệp đặt cơ sở sản xuất bên cạnh thì vay mượn tạm xây ít phòng trọ cho thuê, coi như bỏ tiền cục, thu tiền lẻ mỗi ngày, lần hồi “cháo nóng húp quanh” trả nợ...

Tôi nghĩ chị chủ trọ này có hoàn cảnh gần như vậy. Chị không có gì nhiều ngoài mảnh đất và một tấm lòng trong trẻo chưa bị bầm dập, vẩn đục bởi các mánh khóe “ăn người”. Những mánh khóe mà chị, có lẽ với bản tính người lao động nông nghiệp thật thà mới bước vào kinh doanh chưa hoặc không ngờ tới.

4601 em y yau khon thieng vy try tiyn thue phong cho chy cuocsongantoanvn 2
Quan hệ giữa người thuê trọ và cho thuê trọ phần lớn chỉ giới hạn trong việc mua - bán; nhưng nhiều trường hợp nảy sinh tình cảm tin cậy, quý mến giữa đôi bên.

Giữa người cho thuê trọ và người thuê trọ xưa nay tồn tại mối quan hệ cộng sinh. Một bên đáp ứng nhu cầu chỗ ở với giá tiền theo mặt bằng chất lượng dịch vụ. Một bên trả tiền mua chỗ ở tạm, bảo đảm chắc chắn có nơi ngủ nghỉ để đi làm. Giữa hai bên thuần túy là quan hệ mua bán. Nhưng thời gian có thể phát sinh tình cảm yêu ghét, quý mến tùy người.

Tôi đã đọc, đã nghe về trường hợp bà chủ trọ có “tấm lòng nhà Phật”. Bà chia sẻ mọi khó khăn với người thuê trọ; yêu thương, chăm sóc con cái người thuê trọ như con cháu mình. Nhiều người yêu quý, kính trọng bà, bền bỉ thuê trọ hàng chục năm; có người đã rời đi, hàng năm vẫn về thăm bà như ân nhân, như ruột thịt. Nhiều người thuê trọ lại giúp chủ trọ những việc hàng ngày, có khi còn nhận anh em, con cháu nuôi, thậm chí trở thành dâu, rể.

"Em ở đâu khôn thiêng về trả tiền thuê phòng cho chị"
Dù chỉ là quan hệ giữa người thuê và cho thuê, dịp dịch Covid-19 bùng phát cũng chứng kiến sự chia sẻ, đùm bọc của chủ nhà trọ với công nhân. Trong ảnh, cán bộ công đoàn Long An đi vận động chủ nhà trọ giảm giá thuê phòng cho người lao động. Ảnh nhandan.com.vn

Những câu chuyện ấy ấm áp. Nó cho thấy trong muôn nẻo, muôn ngã rẽ ở đời, nếu có tấm lòng yêu thương, cảm thông và chia sẻ thì đều có thể gặp những khúc quanh bất ngờ, là hệ quả của sự cho đi rồi nhận lại. Nhưng cổ tích thường hiếm, những chuyện gai góc, lọc lừa lại xuất hiện nhiều hơn.

Chị chủ trọ trong trường hợp này đã mất một khoản tiền. Đó có thể là một vài tháng tiền trọ, cùng với khoản chị cho vay đâu đó vài trăm. Chị và mẹ già sẽ phải tính toán chi tiêu chặt hơn khi không có khoản tiền đó; thời hạn chỗ nợ chị vay xây phòng trọ có thể phải kéo thêm. Tôi nghĩ, có lẽ khoản tiền không nhỏ nhưng cũng không quá lớn; sự phiền phức sẽ có, nhưng không đến nỗi không thể vượt qua.

Mong chị rút ra được kinh nghiệm bổ ích mà không làm mất đi niềm tin chị đặt vào những người lao động nghèo như mình.

Covid-19: Cập nhật thông tin mới nhất ngày 4/10 Covid-19: Cập nhật thông tin mới nhất ngày 4/10

Cập nhật thông tin Covid-19 lúc 7h sáng ngày 4/10, toàn thế giới đã ghi nhận hơn 35 triệu ca bệnh Covid-19, trong đó có ...

“Trẻ em như búp trên cành” “Trẻ em như búp trên cành”

Đã 4 ngày nay, trên MXH cũng như trong dư luận và công luận đang xôn xao về một vụ việc bạo hành trẻ ...

"Đừng lãng phí tuổi xuân của em, em về quê đây ạ"

Hàng triệu công nhân đã thất nghiệp vì dịch bệnh. Với một số công nhân trẻ, "thảm họa" được họ nhìn nhận khá nhẹ ...

Tin mới hơn

Văn hóa công nhân với nâng cao năng suất lao động và hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp

Văn hóa công nhân với nâng cao năng suất lao động và hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp

Khi nền kinh tế chuyển đổi từ nông nghiệp sang công nghiệp và tiến hành phát triển công nghiệp theo hướng hiện đại, văn hóa công nhân là chủ đề đặc biệt được quan tâm, trong đó có mục tiêu đóng góp cho tăng năng suất lao động và nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Bài viết chia sẻ quan điểm của tác giả về xây dựng văn hóa công nhân, đặc biệt trong thời kỳ Việt Nam bắt đầu chuyển sang phát triển bền vững hiện nay.
Luật BHXH 2024: An sinh không dừng lại ở người lao động

Luật BHXH 2024: An sinh không dừng lại ở người lao động

Sửa đổi quy định về điều kiện tuổi của thân nhân hưởng trợ cấp tuất hàng tháng trong Luật BHXH 2024 là lời hồi đáp đầy nhân văn dành cho hàng triệu người lao động và gia đình họ, những người đã âm thầm cống hiến cả cuộc đời cho sự phát triển của đất nước.
Luật BHXH 2024: "Neo giữ" người lao động có kinh nghiệm

Luật BHXH 2024: "Neo giữ" người lao động có kinh nghiệm

Với nhiều người lao động, đặc biệt là công nhân nghỉ hưu không hẳn là “dấu chấm hết” cho một hành trình làm việc, mà có khi lại là khởi đầu cho một giai đoạn mới đầy trăn trở: “Tiếp tục cống hiến hay dừng lại”?

Tin tức khác

Luật BHXH 2024: Người công nhân không phải “đánh đổi” sinh mạng cho từng ngày công

Luật BHXH 2024: Người công nhân không phải “đánh đổi” sinh mạng cho từng ngày công

Trong hành trình mưu sinh, người công nhân không chỉ đối mặt với sự khắc nghiệt của dây chuyền sản xuất, mà còn phải “vật lộn” với những căn bệnh hiểm nghèo, mãn tính kéo dài tháng năm.
Luật BHXH 2024: Công nhân nghỉ ốm không phải giấu, phải sợ, phải đánh đổi

Luật BHXH 2024: Công nhân nghỉ ốm không phải giấu, phải sợ, phải đánh đổi

Giữa hàng triệu lượt nghỉ ốm mỗi năm của người lao động, đã từng có biết bao buổi làm dang dở, những lần gắng gượng trở lại ca vì sợ bị trừ lương, mất chuyên cần hay mất bảo hiểm y tế.
Công nhân và việc học tập suốt đời

Công nhân và việc học tập suốt đời

“Học tập suốt đời” là tên bài viết được hưởng ứng rộng rãi và tạo tiếng vang lớn của Tổng Bí thư Tô Lâm thời gian gần đây. Vấn đề này được nhìn nhận như một trong những giải pháp, yêu cầu tối quan trọng để phát huy tiềm năng, sức sáng tạo của con người Việt Nam, trong đó có đội ngũ công nhân lao động, góp phần thực hiện thắng lợi khát vọng vươn mình của dân tộc.
Công nhân ngành điều tại Bình Phước: Người giữ hồn cho nông sản Việt

Công nhân ngành điều tại Bình Phước: Người giữ hồn cho nông sản Việt

Giữa những con số xuất khẩu hàng tỷ USD mỗi năm của ngành điều Việt Nam, ít ai để ý rằng đằng sau thành công ấy là những đôi tay chai sạn, những giọt mồ hôi rơi giữa xưởng nóng và những câu chuyện đời thầm lặng của người lao động. Từ những người phụ nữ ngồi bó gối bên rổ điều sống để tách vỏ, đến những công nhân vận hành dây chuyền sản xuất hiện đại, họ chính là những mắt xích bền bỉ góp phần đưa hạt điều Việt Nam có mặt tại hơn 90 quốc gia trên thế giới.
Luật BHXH 2024: Khi pháp luật lắng nghe tiếng lòng người mẹ

Luật BHXH 2024: Khi pháp luật lắng nghe tiếng lòng người mẹ

Giữa nhịp sống tất bật nơi các khu công nghiệp, hàng triệu nữ công nhân vẫn âm thầm lao động, cống hiến và hy sinh, mang trên vai không chỉ gánh nặng mưu sinh mà còn cả giấc mơ làm mẹ.
Luật BHXH 2024: Một “cú chạm” – một thông điệp

Luật BHXH 2024: Một “cú chạm” – một thông điệp

Không còn phải rời xưởng sớm để nộp một tờ đơn. Không còn mất công cả buổi để đi xin xác nhận giấy tờ. Không còn cảnh ngồi hàng giờ trước cánh cửa cơ quan BHXH với ánh mắt lo lắng.
Xem thêm