Tổng LĐLĐ Việt Nam hỗ trợ bữa ăn cho NLĐ đang thực hiện "1 cung đường, 2 điểm đến"
Công đoàn

Tổng LĐLĐ Việt Nam hỗ trợ bữa ăn cho NLĐ đang thực hiện "1 cung đường, 2 điểm đến"

Duy Chương
Tác giả: Duy Chương
Tổng LĐLĐ Việt Nam vừa có Quyết định số 3309/QĐ-TLĐ về việc hỗ trợ bữa ăn dinh dưỡng cho đoàn viên, NLĐ đang thực hiện "1 cung đường, 2 điểm đến" tại doanh nghiệp thuộc các tỉnh, thành phố thực hiện giãn cách.
Tổng LĐLĐ Việt Nam hỗ trợ thêm 1 triệu "Túi an sinh Công đoàn" cho người lao động Hỗ trợ bữa ăn cho đoàn viên, người lao động "3 tại chỗ" Công đoàn hỗ trợ tiền ăn cho lực lượng y tế chống dịch tại 19 tỉnh, thành phía Nam
Tổng LĐLĐ Việt Nam hỗ trợ bữa ăn cho NLĐ đang thực hiện
Tổng LĐLĐ Việt Nam hỗ trợ bữa ăn cho NLĐ thực hiện “1 cung đường, 2 điểm đến"

Cụ thể, Phó chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam Phan Văn Anh đã ký Quyết định số 3309/QĐ-TLĐ về việc hỗ trợ bữa ăn dinh dưỡng cho đoàn viên, NLĐ đang thực hiện “1 cung đường, 2 điểm đến” tại địa bàn các tỉnh, thành phố thực hiện giãn cách theo Chỉ thị số 15/CT-TTg và Chỉ thị số 16/CT-TTg.

Đối tượng hưởng là đoàn viên, NLĐ đang làm việc tại các doanh nghiệp (doanh nghiệp theo qui định của Luật Doanh nghiệp 2020) có đóng kinh phí công đoàn, thực hiện “1 cung đường, 2 điểm đến” và được các cơ quan chức năng có thẩm quyền phê duyệt.

Mức hỗ trợ một lần tối đa là 1.000.000 đồng/người, thời điểm thực hiện hỗ trợ từ ngày 1/10 - 31/10/2021.

Nguồn kinh phí thực hiện do công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở cấp hỗ trợ cho công đoàn cơ sở từ nguồn tài chính tích lũy của đơn vị còn được sử dụng tại thời điểm cấp và đảm bảo sau khi cấp số dư tại đơn vị còn tối thiểu 1.000.000.000 đồng (một tỷ đồng).

Trường hợp công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở không đủ nguồn để cấp hỗ trợ (số dư tích lũy còn dưới 01 tỷ đồng) thì LĐLĐ tỉnh, thành phố; công đoàn ngành Trung ương và tương đương, công đoàn Tổng công ty trực thuộc Tổng Liên đoàn cấp bù để công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở cấp đủ cho công đoàn cơ sở.

LĐLĐ tỉnh, thành phố; công đoàn ngành Trung ương và tương đương, công đoàn Tổng công ty trực thuộc Tổng Liên đoàn cấp hỗ trợ cho công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở từ nguồn tài chính tích lũy của đơn vị còn được sử dụng tại thời điểm cấp hỗ trợ và đảm bảo sau khi cấp hỗ trợ số dư tại đơn vị còn tối thiểu 5.000.000.000 đồng (năm tỷ đồng).

Trường hợp LĐLĐ tỉnh, thành phố; công đoàn ngành Trung ương và tương đương, công đoàn Tổng công ty trực thuộc Tổng Liên đoàn không đủ nguồn để cấp (số dư tích lũy còn dưới 05 tỷ đồng) thì Tổng Liên đoàn cấp bù để LĐLĐ tỉnh, thành phố; công đoàn ngành Trung ương và tương đương, công đoàn Tổng công ty trực thuộc Tổng Liên đoàn cấp đủ cho công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở.

Về cách thức triển khai: Công đoàn cơ sở báo cáo số lượng đoàn viên, NLĐ được doanh nghiệp huy động để thực hiện “1 cung đường, 2 điểm đến” với công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở để công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở thẩm định cấp kinh phí.

Trường hợp doanh nghiệp có đóng kinh phí công đoàn nhưng chưa có tổ chức Công đoàn thì công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở làm việc với doanh nghiệp kiểm tra, xác định số lượng đoàn viên, NLĐ thực hiện “1 cung đường, 2 điểm đến” duy trì hoạt động sản xuất kinh doanh để chi hỗ trợ.

Trên cơ sở đề xuất của đoàn viên, NLĐ, công đoàn cơ sở (công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở đối với doanh nghiệp chưa có tổ chức Công đoàn) thống nhất với chủ doanh nghiệp về phương thức tổ chức, khẩu phần bữa ăn, chuyển kinh phí hỗ trợ cho doanh nghiệp để tổ chức bữa ăn theo chính sách chung của doanh nghiệp; đồng thời công đoàn cơ sở (công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở đối với doanh nghiệp chưa có tổ chức Công đoàn) giám sát việc tổ chức thực hiện bữa ăn và công khai tới đoàn viên, NLĐ.

Tính từ thời điểm bùng phát đợt dịch thứ tư đến nay, Tổng LĐLĐ Việt Nam đã chi hỗ trợ với tổng số tiền hơn 5.000 tỷ đồng cho đoàn viên, NLĐ và lực lượng ở tuyến đầu chống dịch.

Đồng chí Ngọ Duy Hiểu làm việc với Tạp chí Lao động và Công đoàn Đồng chí Ngọ Duy Hiểu làm việc với Tạp chí Lao động và Công đoàn

Chiều 6/10, đồng chí Ngọ Duy Hiểu, Phó Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam có buổi làm việc nắm bắt tình hình hoạt động của ...

Người lao động Nghệ An tự phát về quê được cách ly như thế nào? Người lao động Nghệ An tự phát về quê được cách ly như thế nào?

Nghệ An lên phương án đón, cách ly y tế đối với lao động về quê tự phát, phân loại theo nhóm tiêm vắc xin ...

Mở cửa - vừa gật vừa lắc Mở cửa - vừa gật vừa lắc

Khi Cục Hàng không gửi văn bản cho các tỉnh, thành phố về việc mở lại đường bay nội địa, Hải Phòng đã không lòng ...

Tin mới hơn

Chăm sóc sức khỏe đoàn viên, người lao động tỉnh Bắc Giang giai đoạn 2025 - 2030

Chăm sóc sức khỏe đoàn viên, người lao động tỉnh Bắc Giang giai đoạn 2025 - 2030

Giai đoạn 2025 - 2030, LĐLĐ tỉnh Bắc Giang cùng Sở Y tế tỉnh ký kết chương trình phối hợp chăm sóc sức khoẻ cho đoàn viên, người lao động trên địa bàn.
Công đoàn Long An – Điểm tựa cho đoàn viên, người lao động nhập cư

Công đoàn Long An – Điểm tựa cho đoàn viên, người lao động nhập cư

Giữa vùng công nghiệp phát triển sôi động, nơi hàng trăm ngàn lao động nhập cư đang ngày ngày mưu sinh, tổ chức Công đoàn tỉnh Long An như một người bạn đồng hành thầm lặng nhưng bền bỉ, mang đến sự chở che, sẻ chia và cả những tia hy vọng ấm áp cho những phận người xa quê.
Hiệu quả chương trình phúc lợi của Công đoàn TP. HCM

Hiệu quả chương trình phúc lợi của Công đoàn TP. HCM

Nhờ vào những chính sách phúc lợi thiết thực, Công đoàn TP.HCM đã không ngừng củng cố mối quan hệ gắn bó giữa người lao động và doanh nghiệp, tạo ra những giá trị lâu dài cho cả hai bên.

Tin tức khác

Phúc lợi của 32.000 công nhân lao động tại Công ty CP TKG Taekwang Vina

Phúc lợi của 32.000 công nhân lao động tại Công ty CP TKG Taekwang Vina

Tại Công ty CP TKG Taekwang Vina (KCN Biên Hòa 2, TP Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai), Trung tâm Phúc lợi Công đoàn đã ra đời như một mô hình sáng tạo và thiết thực nhằm mang đến cho 32.000 công nhân những mặt hàng thiết yếu với giá ưu đãi.
Chăm lo phúc lợi cho đoàn viên, người lao động Thủ đô Quý I/2025

Chăm lo phúc lợi cho đoàn viên, người lao động Thủ đô Quý I/2025

Các cấp Công đoàn trên địa bàn TP Hà Nội đã thực hiện các hoạt động chăm lo cho đoàn viên, người lao động với tinh thần trách nhiệm, để người lao động yên tâm làm việc, tránh tranh chấp,...
Một chữ “thêm” trong thỏa ước: Nâng bước đời công nhân

Một chữ “thêm” trong thỏa ước: Nâng bước đời công nhân

Giữa một buổi trưa oi ả tại Công ty TNHH Chí Hùng, tỉnh Bình Dương, chị Nguyễn Thị Ngọc Hà, Chủ tịch CĐCS Công ty – vẫn miệt mài rà lại các điều khoản trong bản thỏa ước lao động tập thể (TƯLĐTT) vừa được doanh nghiệp ký kết đầu quý. “Có vài câu chữ tưởng nhỏ, nhưng ảnh hưởng rất lớn đến quyền lợi người lao động. Công đoàn không cẩn thận thì công nhân chịu thiệt”, chị Hà nói.
Giải pháp trọng tâm nâng cao phúc lợi đoàn viên

Giải pháp trọng tâm nâng cao phúc lợi đoàn viên

Ban Chấp hành Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam yêu cầu các cấp công đoàn tập trung triển khai các nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm nhằm nâng cao hiệu quả công tác chăm lo phúc lợi cho đoàn viên, người lao động.
6 nhóm chỉ tiêu về chăm lo phúc lợi cho đoàn viên, người lao động đến năm 2030

6 nhóm chỉ tiêu về chăm lo phúc lợi cho đoàn viên, người lao động đến năm 2030

Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam Nguyễn Đình Khang đã ký ban hành Nghị quyết 07/NQ-BCH của Ban Chấp hành về “Tập trung nguồn lực chăm lo phúc lợi cho đoàn viên, người lao động trong tình hình mới”.
Công đoàn Quảng Bình và hành trình thắp lên những ngôi nhà hy vọng

Công đoàn Quảng Bình và hành trình thắp lên những ngôi nhà hy vọng

Khi mùa gió Lào hanh hao trườn qua những triền đồi miền Tây Quảng Bình, cũng là lúc nơi đây chứng kiến một mùa “xây nhà” đặc biệt. Những ngôi nhà tạm xiêu vẹo, mái dột vách nghiêng, từng là biểu tượng của khó nghèo, nay đang dần được thay thế bằng những căn nhà mới khang trang, vững chãi. Đó không đơn thuần là những công trình bê tông, mà là nơi bắt đầu của những giấc mơ được tiếp sức từ trái tim của những người mang tên Công đoàn.
Xem thêm