
Lỗi Facebook, bắt “cậu IT” và những điều thầm kín Đường về quê vời vợi xa xăm Muôn nẻo hồi hương |
![]() |
Đã có một số địa phương đồng ý mở lại đường bay nội địa theo phương án của Cục Hàng không. Ảnh minh họa |
"Mở cửa phải mở đồng bộ. Nếu TP HCM mở mà các tỉnh khác vẫn đang còn thắt chặt thì doanh nghiệp khó lòng sản xuất lại được", ông Đặng Phúc Nguyên, Tổng thư ký Hiệp hội rau quả Việt Nam (Vinafruit) nói như vậy trên VnExpress.net về gốc rễ của việc lao động, hàng hoá khan hiếm, đắt đỏ.
Còn ông Lý Nhất Hiếu, chủ 3 nhà hàng cao cấp tại TP HCM thừa nhận, doanh nghiệp đang ở trong thế “tiến thoái lưỡng nan” trước việc mở lại vì "không mở cũng chết, mở cũng chết vì càng làm càng lỗ”.
Còn ông Dominic Vũ, Chủ tịch Liên minh doanh nghiệp vừa và nhỏ cho rằng, nguyên nhân là chi phí sản xuất bị tăng mạnh sau dịch nhưng doanh thu, lợi nhuận không đáng kể. Mặt khác, các chính sách chống dịch vẫn còn nhiều bất định, có sự khác nhau giữa các địa phương.
"Những điều này khiến chủ doanh nghiệp vẫn giữ tâm lý lo lắng, thận trọng trước việc tái hoạt động", ông Vũ nói.
Dù đã xác định "sống chung với Covid" nhưng chỉ cần đọc trên báo chính thống vẫn thấy không ít văn bản này đá văn bản kia, mỗi tỉnh lại có "đặc thù" và biến tấu chống dịch riêng của mình. Lúc test ồ ạt, khi tạm dừng và rất có thể 2 - 3 ngày sau lại thông báo xét nghiệm diện rộng. Doanh nghiệp xoay không kịp thở mà dân chúng đôi khi cũng chẳng biết đâu mà lần.
Làm sao doanh nghiệp lên nổi phương án sản xuất kinh doanh, người lao động yên tâm để không tìm đủ cách về quê khi khó khăn đủ bề, rào cản đủ cách và tình thế có thể thay đổi bất cứ lúc nào? Điều gì khiến họ an tâm mở lại nhà máy, tuyển lại công nhân nếu thiếu sự liên kết vùng và nhất quán của các địa phương lân cận?
Ngay như việc đón dân về quê, việc không thể làm lơ với thực tế hàng vạn người tìm mọi cách về miền Tây, hàng ngàn người đi bộ ra phía Bắc thì mỗi tỉnh cũng có cách ứng xử khác nhau. Ngay như mở đường bay mà Cục Hàng không lẫn Bộ Giao thông vận tải vẫn chưa biết làm thế nào khi Hà Nội, Hải Phòng và một số nơi vẫn lắc đầu. Dường như việc thủ thế, an toàn cho mình và chống dịch theo tư duy cũ vẫn ngự trị ở khá nhiều nơi.
Kinh tế đã cạn kiệt, dân chúng đã vô vàn khó khăn và ngay cả các cơ quan công quyền, lực lượng tuyến đầu đã rất mệt mỏi. Mở ra thì vẫn nỗi lo cũ, suy nghĩ trước đây sợ dịch tràn về. Không mở lấy gì dân sống, làm gì ra tiền để nộp ngân sách? Giờ đây không khó để thấy nơi thì 2 mũi vắc xin rồi khỏi xét nghiệm, nơi lại bảo 5 - 7 ngày vẫn phải test đủ 1 lần hoặc tỉnh này quy định ABCD, sang địa phương khác nhất quyết thêm EFGH mới được!
Trong thời điểm này khi mà cần có những liên kết chặt chẽ, chính sách đồng bộ ít nhất là giữa các tỉnh, thành phố lân cận, đặc thù gần giống nhau thì càng không thể tách rời để rồi các nơi cùng khó khăn. TP HCM không thể vững vàng hay phát triển một mình khi mà Đồng Nai, Long An, Bình Dương… vẫn có những quy định khác biệt và ngược lại.
Tôi biết nhiều tỉnh vắc xin chưa phủ dày như TP HCM để sống chung an toàn nhưng cứ nửa nạc nửa mỡ thế này thì tất cả đều khổ. Tôi hiểu với năng lực y tế địa phương và cách quản lý, ngân sách có hạn của một số tỉnh thì mở cửa quá rộng sẽ là gánh nặng không kham nổi. Nhưng thông báo trên ti vi và thực thi ngoài đời vênh nhau sẽ lại khiến người ta thêm bất định, doanh nghiệp khó khăn và người dân càng thêm lo lắng cho cuộc sống sắp tới của mình…
Lễ công bố và trao giải cuộc thi "Thời khắc khó quên" sẽ được tường thuật trực tiếp trên sóng VTV3 vào ngày 31/10/2021 trong ... |
“Cậu IT” Nhâm Hoàng Khang bị bắt để điều tra tội “cưỡng đoạt tài sản”. Cũng trong đêm qua, người dùng nháo nhác bởi các ... |
Sau hiệu ứng lan tỏa của đợt thi tháng 8, cuộc thi “Trai xinh - Gái đẹp các Khu công nghiệp” tháng 9 đã thu ... |
Đọc nhiều
Kinh tế - Chính sách
Cổ phiếu VFS sau ngày đầu hứng khởi

Giữ quận Hoàn Kiếm và tinh thần của Hà Nội

Không thừa thế xông lên để “gậy ông đập lưng ông”

Ba con số thiếu chủ ngữ

Khi công nhân “bàn luận” với Chủ tịch Quốc hội
Văn hóa - Xã hội

Mong ước đầu năm học

Tính cách của Nguyễn Thanh Long và số phận của ông Nguyễn Trường Sơn 1

Nghĩ về một ngày lễ lớn của lực lượng Công an Nhân dân

Oppenheimer và cách kể một câu chuyện lịch sử

300 ngàn thí sinh và lựa chọn không vào đại học
Môi trường - Sức khỏe

Ai đã đặt tên cho dòng sông?

Vụ bắt cóc 20 giây

Tang thương Phố Núi

Bằng chứng F

Vụ sạt lở do… “nhân tai”
Tin mới

Thìa sữa trong viện

Kinh hoàng sữa giả

“Miếng cơm” từ cây gạo
Tin tức khác

Đã đến lúc phải nhìn lại AI

Đằng sau trào lưu “búp bê hóa” con người

Viên “kẹo rau” đắng ngắt!

Sự lặp lại thú vị của lịch sử

“Giang hồ mạng” đi quảng bá thương hiệu
