Tổng LĐLĐ Việt Nam đề xuất nghỉ Tết Âm lịch 8 ngày
Công đoàn

Tổng LĐLĐ Việt Nam đề xuất nghỉ Tết Âm lịch 8 ngày

HÀ VY
Tác giả: HÀ VY
Góp ý kiến vào Văn bản của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐ-TB&XH) về việc đề xuất ngày nghỉ tết Âm lịch và Quốc khánh năm 2023, Tổng LĐLĐ Việt Nam cho rằng nên cho người lao động (NLĐ) nghỉ Tết Âm lịch 8 ngày.
Bộ Nội vụ thống nhất đề xuất nghỉ Tết Nguyên đán 7 ngày

Hai phương án nghỉ Tết Âm lịch và Quốc khánh năm 2023 đang được Bộ LĐ-TB&XH lấy ý kiến các bộ, ngành. Phương án 1 là nghỉ 7 ngày (từ 29 tháng Chạp đến mùng 6 tháng Giêng, tức là từ ngày 20 đến 26/1/2023). Phương án 2 là nghỉ 9 ngày (từ 30 tháng Chạp đến mùng 8 tháng Giêng, tức là từ ngày 21 đến 29/1/2023).

Cơ quan này đề xuất lựa chọn nghỉ 7 ngày (gồm 2 ngày trước và 3 ngày sau Tết, cộng thêm ngày nghỉ bù hằng tuần) để đảm bảo "tổng số ngày nghỉ liên tục không quá dài". Theo phương án này, công chức, viên chức, NLĐ cả nước sẽ đi làm lại vào ngày mùng 6 Tết, sau đó nghỉ tiếp vào thứ Bảy, Chủ nhật.

Bộ Nội vụ và Bộ Giao thông vận tải (là hai trong số 16 cơ quan được lấy ý kiến) đồng tình với Bộ LĐ-TB &XH về phương án nghỉ Tết 7 ngày.

Tổng LĐLĐ Việt Nam đề xuất phương án nghỉ lễ 2/9 và Tết Nguyên đán năm 2023
Công nhân Hà Nam về quê nghỉ Tết Âm lịch năm 2022. Ảnh: LƯƠNG HẬU

Ngày 6/9, Tổng LĐLĐ Việt Nam đã có công văn gửi Bộ LĐ-TB&XH đề xuất nghỉ Tết Âm lịch 2023 là 8 ngày, nhiều hơn một ngày so với phương án 7 ngày mà Bộ Nội vụ đã thống nhất để đề xuất Chính phủ.

Cụ thể, Tổng LĐLĐ Việt Nam đề xuất thời gian nghỉ Tết Âm lịch năm 2023 sẽ từ ngày 19/1/2023 (tức 28 tháng Chạp năm Nhâm Dần) đến hết ngày 26/1/2023 (tức mùng 5 Tết); đi làm trở lại vào ngày 27/1/2023 (mùng 6 Tết) và làm bù thêm vào thứ Bảy ngày 28/1/2023 (tức ngày mồng 7 Tết).

Theo Tổng LĐLĐ Việt Nam, thời gian nghỉ Tết là khoảng thời gian nghỉ rất quan trọng trong năm của đoàn viên, NLĐ cũng như người dân nói chung. Để vui Xuân, đón Tết, công tác chuẩn bị mua sắm Tết và nhu cầu di chuyển từ địa phương này đến địa phương khác là rất lớn. Nước ta trải dài từ Bắc đến Nam, tỉ lệ NLĐ di cư lớn. Trong 2 năm qua, do ảnh hưởng của dịch Covid - 19, phần lớn họ đón Tết trong điều kiện hạn chế đi lại. Đề xuất của Tổng LĐLĐ Việt Nam xuất phát từ nguyện vọng của đoàn viên, NLĐ mong muốn có thời gian nghỉ trước Tết dài hơn để chuẩn bị đón Tết, di chuyển về quê, giảm áp lực về giao thông.

Về nghỉ lễ Quốc khánh năm 2023, Tổng LĐLĐ Việt Nam đề xuất phương án 1: Nghỉ 02 ngày theo quy định, trong đó, nghỉ ngày 02/9 Dương lịch và 01 ngày liền kề trước ngày 02/9. Theo phương án này, công chức, viên chức được nghỉ từ thứ Sáu (ngày 01/9/2023) đến hết thứ Hai (ngày 04/9/2023). Phương án này đảm bảo thời gian nghỉ hài hòa, đồng thời tránh dịp nghỉ lễ Quốc khánh trùng với ngày khai giảng năm học mới (ngày 05/9/2023).

Tổng LĐLĐ Việt Nam đề xuất 8 ngày nghỉ Tết Âm lịch 2023

Đồng chí Trịnh Văn Bừng - Chủ tịch LĐLĐ tỉnh Hà Nam chúc công nhân lao động về quê nghỉ Tết Âm lịch năm 2022. Ảnh: LƯƠNG HẬU

Đồng chí Ngọ Duy Hiểu - Phó Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam cho biết thêm, hai phương án nghỉ 7 ngày và 9 ngày trước đó đều bất cập bởi thời điểm nghỉ trước Tết Âm lịch quá ngắn (chỉ từ 1 đến 2 ngày). Nghỉ quá muộn thậm chí có thể khiến nhiều người mất cơ hội về nhà đón Tết.

Nhiều công đoàn cơ sở cũng cho rằng hai phương án đang được Bộ LĐ-TB&XH hội lấy ý kiến chỉ phù hợp với khối Hành chính Nhà nước mà chưa sát thực tế với công nhân lao động. Lịch áp dụng cho công chức, viên chức song phần lớn doanh nghiệp căn cứ vào đó để bố trí thời gian nghỉ Tết cho NLĐ. Thực tế càng cho nghỉ Tết muộn, lao động quê xa xin về sớm càng nhiều.

Theo đồng chí Phạm Thị Minh Nguyệt - Chủ tịch Công đoàn Tập đoàn Khoa học kỹ thuật Hồng Hải (Bắc Ninh), đơn vị có số lượng lớn lao động ở vùng sâu, vùng xa nên phương án nghỉ dài hơn 7 ngày sẽ giúp họ được về nhà sum vầy lâu hơn. Bởi lẽ, truyền thống văn hóa của người Việt Nam coi Tết Âm lịch là cơ hội để mỗi người được đoàn viên với gia đình, lấy lại tinh thần sau một năm làm việc vất vả. Nhiều người ở quê xa, phải bắt nhiều chuyến xe mới về được nhà, việc đi về đã mất 2 ngày. Do vậy, nếu thời gian nghỉ Tết 7 ngày là hơi ít.

Ông Nguyễn Văn Tân - Chủ tịch Công đoàn Công ty Hosiden (Bắc Giang), là doanh nghiệp có 5.600 lao động cho biết, phần lớn công nhân lao động quê ở các tỉnh miền núi phía Bắc và Bắc Trung Bộ. Năm 2022, lịch nghỉ Tết Nhâm Dần là ngày 29 tháng Chạp, nhưng từ ngày 23 Âm lịch, hơn 400 lao động có quê xa trên 200 cây số đã xin nghỉ sớm. Cách Tết hai ngày, số lượng công nhân lao động xin nghỉ sớm đã lên đến gần 1.000 người.

"Năm ngoái, NLĐ phải xin về sớm do nhiều địa phương yêu cầu cách ly để phòng dịch. Doanh nghiệp lường trước được tình hình nên gần một tháng trước Tết đã tăng tốc làm đơn hàng, đồng thời bố trí lao động tại Bắc Giang hay có quê gần với Bắc Giang lấp chỗ trống trong các dây chuyền. Năm nay không còn phải về sớm để cách ly, nhưng dự báo NLĐ vẫn sẽ xin về sớm trước một vài ngày nếu lịch nghỉ Tết muộn. Công nhân phần lớn có cha mẹ già, con nhỏ nên mong mỏi về sớm để sắm Tết. Họ có thể áp dụng ngày nghỉ phép và theo thông lệ, các công ty cũng sẽ tạo điều kiện cho lao động quê xa. Vì vậy, phương án cho CNLĐ nghỉ từ 28 Tết là hợp lý" - đồng chí Nguyễn Văn Tân nêu ý kiến.

Hậu khai giảng Hậu khai giảng

Tiếng trống khai trường đã dứt, hân hoan chào đón năm học 2022-2023 cũng tạm lắng để nhường chỗ cho một năm học mới vẫn ...

Bên tình, bên lý, Tuấn Hưng ở giữa Bên tình, bên lý, Tuấn Hưng ở giữa

UBND phường Tràng Tiền đang củng cố hồ sơ, báo cáo UBND quận Hoàn Kiếm (Hà Nội) ra quyết định xử phạt ca sĩ Tuấn ...

Thưa Bộ trưởng, hãy đổi mới ngay từ lễ khai giảng! Thưa Bộ trưởng, hãy đổi mới ngay từ lễ khai giảng!

Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Kim Sơn vừa phát đi thông điệp đầu năm học mới. Theo đó, năm học này được Bộ xác định ...

Tin mới hơn

Kết quả chăm lo phúc lợi đoàn viên của Công đoàn Việt Nam trong quý I/2025

Kết quả chăm lo phúc lợi đoàn viên của Công đoàn Việt Nam trong quý I/2025

Trong quý I năm 2025, tổ chức Công đoàn Việt Nam đã phát huy rõ nét vai trò là chỗ dựa tin cậy, đại diện bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của đoàn viên, người lao động.
Chăm sóc sức khỏe đoàn viên, người lao động tỉnh Bắc Giang giai đoạn 2025 - 2030

Chăm sóc sức khỏe đoàn viên, người lao động tỉnh Bắc Giang giai đoạn 2025 - 2030

Giai đoạn 2025 - 2030, LĐLĐ tỉnh Bắc Giang cùng Sở Y tế tỉnh ký kết chương trình phối hợp chăm sóc sức khoẻ cho đoàn viên, người lao động trên địa bàn.
Công đoàn Long An – Điểm tựa cho đoàn viên, người lao động nhập cư

Công đoàn Long An – Điểm tựa cho đoàn viên, người lao động nhập cư

Giữa vùng công nghiệp phát triển sôi động, nơi hàng trăm ngàn lao động nhập cư đang ngày ngày mưu sinh, tổ chức Công đoàn tỉnh Long An như một người bạn đồng hành thầm lặng nhưng bền bỉ, mang đến sự chở che, sẻ chia và cả những tia hy vọng ấm áp cho những phận người xa quê.

Tin tức khác

Hiệu quả chương trình phúc lợi của Công đoàn TP. HCM

Hiệu quả chương trình phúc lợi của Công đoàn TP. HCM

Nhờ vào những chính sách phúc lợi thiết thực, Công đoàn TP.HCM đã không ngừng củng cố mối quan hệ gắn bó giữa người lao động và doanh nghiệp, tạo ra những giá trị lâu dài cho cả hai bên.
Phúc lợi của 32.000 công nhân lao động tại Công ty CP TKG Taekwang Vina

Phúc lợi của 32.000 công nhân lao động tại Công ty CP TKG Taekwang Vina

Tại Công ty CP TKG Taekwang Vina (KCN Biên Hòa 2, TP Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai), Trung tâm Phúc lợi Công đoàn đã ra đời như một mô hình sáng tạo và thiết thực nhằm mang đến cho 32.000 công nhân những mặt hàng thiết yếu với giá ưu đãi.
Chăm lo phúc lợi cho đoàn viên, người lao động Thủ đô Quý I/2025

Chăm lo phúc lợi cho đoàn viên, người lao động Thủ đô Quý I/2025

Các cấp Công đoàn trên địa bàn TP Hà Nội đã thực hiện các hoạt động chăm lo cho đoàn viên, người lao động với tinh thần trách nhiệm, để người lao động yên tâm làm việc, tránh tranh chấp,...
Một chữ “thêm” trong thỏa ước: Nâng bước đời công nhân

Một chữ “thêm” trong thỏa ước: Nâng bước đời công nhân

Giữa một buổi trưa oi ả tại Công ty TNHH Chí Hùng, tỉnh Bình Dương, chị Nguyễn Thị Ngọc Hà, Chủ tịch CĐCS Công ty – vẫn miệt mài rà lại các điều khoản trong bản thỏa ước lao động tập thể (TƯLĐTT) vừa được doanh nghiệp ký kết đầu quý. “Có vài câu chữ tưởng nhỏ, nhưng ảnh hưởng rất lớn đến quyền lợi người lao động. Công đoàn không cẩn thận thì công nhân chịu thiệt”, chị Hà nói.
Giải pháp trọng tâm nâng cao phúc lợi đoàn viên

Giải pháp trọng tâm nâng cao phúc lợi đoàn viên

Ban Chấp hành Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam yêu cầu các cấp công đoàn tập trung triển khai các nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm nhằm nâng cao hiệu quả công tác chăm lo phúc lợi cho đoàn viên, người lao động.
6 nhóm chỉ tiêu về chăm lo phúc lợi cho đoàn viên, người lao động đến năm 2030

6 nhóm chỉ tiêu về chăm lo phúc lợi cho đoàn viên, người lao động đến năm 2030

Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam Nguyễn Đình Khang đã ký ban hành Nghị quyết 07/NQ-BCH của Ban Chấp hành về “Tập trung nguồn lực chăm lo phúc lợi cho đoàn viên, người lao động trong tình hình mới”.
Xem thêm