Thưa Bộ trưởng, hãy đổi mới ngay từ lễ khai giảng!
Văn hóa - Xã hội - 04/09/2022 16:28 MỸ ANH
Học sinh tựu trường chuẩn bị cho năm mới. Ảnh minh họa: NHẬT THỊNH (Báo Thanh niên) |
Cụ thể, theo Bộ trưởng, năm nay, ngành Giáo dục sẽ tập trung củng cố, bù đắp, hỗ trợ học sinh phục hồi sau đại dịch. Đồng thời, Bộ tiếp tục tiến hành đổi mới chương trình học, phương pháp giáo dục, kiểm tra cũng như khắc phục tình trạng thiếu giáo viên, “chống lạm thu”...
Nhưng cũng ngay trong ngày chuẩn bị của năm học mới này, nhiều phụ huynh đang phàn nàn về tình trạng con em phải “tập dượt” cho lễ khai giảng ngay trong kỳ nghỉ lễ. Thông thường, kỳ nghỉ lễ là dịp để các gia đình đoàn tụ, đi chơi cùng nhau, tận hưởng nốt những ngày hè còn sót lại. Đó cũng là dịp gắn kết gia đình, củng cố những giá trị thiêng liêng trong sách vở mà các em học, một cách chân thực, sinh động nhất.
Nên, việc một số trường yêu cầu học sinh tập trung để “tập dượt” cho lễ khai giảng làm đứt gãy chuỗi nghỉ lễ của nhiều gia đình học sinh và cả giáo viên. Người thiệt hại lớn nhất là học sinh, giáo viên cùng gia đình - ba chủ thể lớn nhất của giáo dục.
Câu hỏi đặt ra, lễ khai giảng có cần "tập dượt" không?
Câu trả lời là có. Dù có giản đơn đến đâu, là một buổi lễ, lễ khai giảng cũng cần chỉn chu, ngăn nắp. Các em học sinh tham gia chuẩn bị cũng học được thái độ nghiêm túc khi bắt đầu bất cứ một công việc gì. Thái độ với công việc là một vốn quý mà có lẽ, sẽ giúp ích cho các em cả cuộc đời.
Vấn đề chỉ là sự thiếu tế nhị của người lớn khi tổ chức những buổi "tập dượt" ngay trong những ngày nghỉ lễ. Khác với mọi năm, năm nay, kỳ nghỉ lễ kéo dài tới tận ngày 4/9/2022, trước khai giảng một ngày. Nên nhiều trường đã không tính tới yếu tố này mà cho các em diễn tập khai giảng sát ngày như mọi năm, dẫn tới những lời than van của phụ huynh. Và thực sự, nỗi bức xúc của họ là chính đáng.
Trao đổi với Báo Sức khỏe & Đời sống, TS Nguyễn Tùng Lâm chia sẻ rằng, việc các trường chuẩn bị chu đáo, cẩn thận là tốt nhưng không nên quá nặng về hình thức, dễ khiến học sinh nhàm chán, phụ huynh áp lực. Nhất là trong thời tiết nắng nóng như hiện nay, việc tập đi tập lại nội dung chương trình của ngày khai giảng là không nên.
Ông cũng nói rõ hơn về vấn đề hình thức trong các buổi lễ khai giảng: "Hãy đặt mình vào vị trí của học sinh, ngày khai giảng diễn ra trong thời tiết nắng nóng, các em phải tập trung ở sân trường để nghe những bài diễn văn dài đến hàng chục phút thì không thể vui nổi".
Cũng phải nói thêm, ngày 29/8, Bộ GD&ĐT đã ban hành Công văn số 4185/BGDĐT-VP về việc triển khai một số hoạt động đầu năm học 2022-2023. Bộ GD&ĐT đề nghị các giám đốc sở GD&ĐT các tỉnh, thành phố chỉ đạo các cơ sở giáo dục tổ chức khai giảng theo hướng gọn nhẹ, phù hợp với điều kiện của địa phương, nhà trường, tạo không khí vui tươi, phấn khởi của ngày khai giảng.
Chỉ đạo của Bộ là khá rõ ràng. Song, ngay trước ngày khai giảng, tình trạng “tập dượt” ngay trong ngày nghỉ lễ lại dấy lên những nỗi lo về việc “chủ trương đúng, nhưng cách thực hiện bên dưới sai”. Cái sai đó sẽ dẫn đến, buổi lễ đáng ra của học sinh thành buổi lễ mà học sinh trở thành minh họa cho các bài phát biểu của lãnh đạo địa phương.
Bộ trưởng đã làm được nhiều điều trong thời gian vừa qua. Người dân có thể nhìn thấy rõ điều đó bằng việc thống nhất trong phát ngôn và hành động. Song, giáo dục là ngành tác động tới hàng triệu người. Người dân luôn mong chờ nhiều hơn nữa. Đơn cử như thái độ của lãnh đạo một số nhà trường khi nghĩ về niềm vui của con trẻ trong ngày lễ thay vì những tiếng thở dài của phụ huynh cùng những cái ngáp của các em trong buổi "tập dượt" cho lễ khai giảng.
Người dân mong chờ những thông điệp mạnh mẽ hơn nữa từ Bộ GD&ĐT trong việc chống hình thức ngay từ lễ khai giảng, một thông điệp mà cấp dưới phải làm. Đổi mới toàn diện đôi khi nằm ở những chi tiết tưởng nhỏ nhưng có sức nặng, thưa Bộ trưởng!
Nếu bạn đồng tình với góc nhìn trong bài viết thì có thể mời tác giả Mỹ Anh một "ly cà phê" thông qua Ví MoMo bằng cách ấn vào nút “Buy me a coffee” ở bên dưới hoặc quét mã QR. "Buy me a coffee"Hoặc bạn cũng có thể tặng "ly cà phê" cho tác giả Mỹ Anh bằng cách chuyển khoản trực tiếp vào tài khoản của Tạp chí Lao động và Công đoàn, số tài khoản: 118000001631, Ngân hàng Vietinbank chi nhánh Hà Nội. Lưu ý, trước khi chuyển tiền, bạn đọc vui lòng gõ nội dung: "Tặng cà phê cho tác giả Mỹ Anh".
|
Lễ khai giảng lặng lẽ Các tỉnh thành trên cả nước hầu hết đã tổ chức lễ khai giảng năm học mới 2021-2022 vào sáng nay (5/9). Một lễ khai ... |
Không văn nghệ, không thả bóng bay ở lễ khai giảng Không biểu diễn văn nghệ, không diễu hành, không thả bóng bay là những quy định mà trường học tại Hà Nội sẽ phải tuân ... |
Vì sao 5/9 được coi là ngày hội toàn dân đưa trẻ đến trường? Ngày lễ khai giảng 5/9 rất ý nghĩa với nhiều học sinh Việt Nam, nhưng không phải ai cũng biết vì sao đây được chọn ... |
Tin cùng chuyên mục
Cà phê tối - 02/11/2024 14:54
“Cuộc đại phẫu” di tích
Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch đề xuất mục tiêu tu bổ 100% di tích Quốc gia Đặc biệt và 80% Di tích Quốc gia.
Cà phê tối - 30/10/2024 10:33
Công nhân bỏ phố về quê - Đâu có gì mà hốt hoảng!
Thúy, công nhân một nhà máy da giày ở Đồng Nai quyết định về quê làm việc và sinh sống sau gần 10 năm lang bạt từ Bình Dương qua Đồng Nai rồi TP HCM.
Cà phê tối - 28/10/2024 13:42
"Giá bất động sản hư hư ảo ảo"
"Thị trường bất động sản hư hư ảo ảo, khó mà định giá, hôm nay giá này ngày mai lại giá khác", đại biểu Phạm Văn Hòa (Đồng Tháp) chia sẻ.
Cà phê tối - 28/10/2024 00:27
Eximbank nên minh bạch thông tin hay là truy tìm động cơ xấu?
Ngân hàng Eximbank vừa phát thông cáo phản bác luận điệu từ nội dung văn bản phát tán trên mạng xã hội và thông tin nhạy cảm liên quan, đồng thời nhờ cơ quan chức năng truy tìm động cơ, nguồn gốc phát tán tài liệu ảnh hưởng nghiêm trọng đến hoạt động của Eximbank.
Cà phê tối - 26/10/2024 09:34
Cháy một ngôi chùa
Chùa Phổ Quang (thuộc xã Xuân Lũng, huyện Lâm Thao, Phú Thọ) bốc cháy vào ngày 23/10 vừa qua. Ngôi chùa 800 tuổi là Di sản Văn hóa Cấp Quốc gia. Nơi đây cũng sở hữu Bảo vật Quốc gia Bàn thờ Phật bằng đá.
Cà phê tối - 23/10/2024 15:47
Bảo hiểm y tế và nỗi khổ của người dân
Sau hàng năm trời với bao kêu than vật vã của người bệnh có bảo hiểm y tế nhưng vẫn phải mua thuốc, vật tư, thiết bị… bên ngoài thì Bộ Y tế mới ban hành thông tư đồng ý cho bệnh nhân được bảo hiểm y tế thanh toán trực tiếp nếu vẫn phải như vậy! Nghe thì tưởng hay nhưng mọi việc không dễ như người dân mong mỏi.
Kinh tế - Chính sách
Cổ phiếu VFS sau ngày đầu hứng khởi
Giữ quận Hoàn Kiếm và tinh thần của Hà Nội
Không thừa thế xông lên để “gậy ông đập lưng ông”
Ba con số thiếu chủ ngữ
Khi công nhân “bàn luận” với Chủ tịch Quốc hội
Văn hóa - Xã hội
Mong ước đầu năm học
Tính cách của Nguyễn Thanh Long và số phận của ông Nguyễn Trường Sơn 1
Nghĩ về một ngày lễ lớn của lực lượng Công an Nhân dân
Oppenheimer và cách kể một câu chuyện lịch sử
300 ngàn thí sinh và lựa chọn không vào đại học
Môi trường - Sức khỏe
Ai đã đặt tên cho dòng sông?
Vụ bắt cóc 20 giây
Tang thương Phố Núi
Bằng chứng F
Vụ sạt lở do… “nhân tai”
- Cải thiện sức khỏe bà mẹ và trẻ sơ sinh trong cộng đồng dân tộc thiểu số
- Hành trình thầm lặng và trách nhiệm của người lái xe chở vật liệu nổ công nghiệp
- Vào nghiệp đoàn, người lao động phấn khởi có thu nhập ổn định
- LĐLĐ tỉnh Long An dự chi hơn 40 tỷ đồng chăm lo Tết Nguyên đán 2025
- Những Mái ấm Công đoàn mang nặng nghĩa tình ở Sóc Trăng