Tình yêu bóng đá và lòng kính trọng lãnh tụ
Văn hóa - Xã hội - 19/05/2022 15:08 AN VINH
Những bức ảnh chân dung của Chủ tịch Hồ Chí Minh cần phải đặt ở những nơi trang trọng, trang nghiêm, không thể bị trưng ra ở những chỗ huyên náo, xô bồ, nơi khán đài sân vận động. Ảnh: ĐĂNG HUỲNH (Báo Lao động) |
Cũng hôm nay, vào lúc 19h, sẽ diễn ra trận bán kết bóng đá nam SEA Games 31 giữa đội U23 Việt Nam và U23 Malaysia trên sân vận động Việt Trì (Phú Thọ).
Nhưng, 2 sự kiện trên, một sự kiện lịch sử và một sự kiện thể thao cùng diễn ra hôm nay, liệu có gì liên quan với nhau không để chúng ta cần phải trao đổi đôi điều với những khán giả, những người hâm mộ sẽ ra sân Việt Trì xem trực tiếp trận bán kết tối nay, cũng như trận chung kết tối 22/5 trên sân Mỹ Đình, nếu hôm nay đội nhà thắng Malaysia?
Trước hết chúng ta hãy nói về tình yêu bóng đá. Xem bóng đá và yêu bóng đá những tưởng là một nhưng thực ra là hai thứ khác nhau. Một số người yêu bóng đá rất mê xem bóng đá, lại có nhiều người xem nhưng không yêu và có cả người không đam mê và không xem.
Yêu bóng đá là một dạng tình yêu. Có tình yêu đích thực, sâu đậm và cũng có thứ tình yêu hời hợt vị kỷ. Để yêu ta phải hiểu đối tượng mình yêu, đánh giá được những gì là cái đẹp nơi người ấy.
Bóng đá Việt Nam mấy chục năm nữa có thể vẫn không bằng các đội Đức, Brazil, Anh, Pháp hiện nay. Nhưng ta vẫn thích xem đội ta đá, vẫn cổ vũ hết lòng, vẫn vui với những thành công của nó và buồn khi đội thất bại. Vì đó là tình yêu.
Ta sung sướng nhìn Hùng Dũng ghi một bàn thắng tuyệt đẹp vào lưới Myanmar, ta vui vì đội nhà thắng trận. Càng vui hơn khi nhớ lại cháu mất gần một năm dưỡng thương nay mới trở lại. Ta cảm phục nhìn Chương Thị Kiều với cái đầu gối bó băng trắng chơi bóng đĩnh đạc, cắt bóng và chuyền lên cho đồng đội. Thương cháu vẫn phải chơi với chấn thương chưa lành. Ta chiêm ngưỡng những cú sút phạt thành bàn của Tuyết Dung - cô gái nhỏ nhắn chơi hai chân đều giỏi. Ta càng cảm phục cháu hơn nếu biết bố mẹ cứ bắt cháu về lấy chồng, lo con gái quá thì.
Bóng đá đẹp không chỉ ở các bàn thắng, các trận thắng mà nó còn đẹp ở cách và quá trình đi đến bàn thắng, cách các cầu thủ vượt qua chính mình. Nó còn đẹp cả khi đội nhà thất bại. Đối phương mạnh hơn, ta phải phấn đấu hơn nữa. Thua nhưng không nản chí, thua nhưng không cúi đầu vì ta đã cố hết sức.
Đặc biệt, bóng đá đẹp còn phụ thuộc rất nhiều vào thái độ cổ vũ, vào cung cách ứng xử của khán giả trên các khán đài trong suốt thời gian trận đấu diễn ra
Một số người chỉ thích đội nhà thắng, gọi là thích bóng đá thắng. Hễ đội thua thì công kích huấn luyện viên, chê bai cầu thủ, mạt sát trọng tài. Những người đó thực ra không hề yêu bóng đá mà chỉ là thích thỏa mãn cái máu hơn thua của chính mình.
Việt Nam nổi tiếng là đất nước nồng nhiệt bóng đá, song văn hoá xem bóng đá cần phải hoàn thiện hơn nữa. Việc mang đại kỳ, Quốc kỳ, trống chiêng, kèn sáo ra sân cổ vũ là một việc làm đẹp và phù hợp với tập quán thể thao quốc tế. Việc hô vang đồng thanh “Việt Nam, Việt Nam!”, việc hát vang các bài ca cách mạng vang dội khán đài cũng là một hành động đẹp và cần thiết cho sự cổ vũ tinh thần thi đấu của các cầu thủ đội nhà.
Nhưng, ở bài viết này, tôi có một đề nghị xin kính gửi tới các bạn cổ động viên (CĐV), các vị chỉ đạo các hội CĐV bóng đá. Đó là tôi tha thiết đề nghị các CĐV từ nay không nên mang ảnh Bác Hồ, ảnh Đại tướng Võ Nguyên Giáp ra sân để dùng cổ động trong các trận thi đấu quốc tế.
Không nên không phải vì lí do “chính trị hoá thể thao” như một số người nâng quan điểm sự việc. Mà không nên vì lòng tôn kính lãnh tụ, lòng yêu quý Bác Hồ và các vị tiền bối cách mạng phải cần được thể hiện đúng nơi, đúng chỗ và đúng lúc. Những bức ảnh chân dung của Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng như các vị lãnh tụ khác cần phải luôn luôn được đặt ở những nơi trang trọng, trang nghiêm, không thể bị trưng ra ở những chỗ huyên náo, xô bồ, thậm chí xung quanh là rất đông những người cởi trần trùng trục vì sức nóng của khán đài và nhiệt lượng của trận đấu.
Ấy là chưa kể trận đấu ấy đội nhà thua trận. Tôi đã chứng kiến không ít lần sau những trận thua, các CĐV ê chề, chán nản vứt bỏ cả cờ dọc đường rời khỏi sân vận động. Vậy là vô tình các bạn ấy đã vi phạm luật pháp, vi phạm những quy định của pháp luật về tôn kính Quốc kỳ và hình ảnh lãnh tụ quốc gia.
Với hi vọng việc không mang ảnh lãnh tụ ra sân vận động sẽ sớm được các CĐV chấp nhận, tôi xin kể lại một chuyện cũ và cũng là chuyện kết của bài viết này.
Suốt một thời gian rất dài, hễ ra sân cổ động cho đội nhà, là các CĐV ta thường hò reo: “Việt Nam cố lên! Việt Nam cố lên”, kể cả khi đội nhà đang dẫn điểm, nghe sao mà bi quan, bạc nhược và yếm thế. Người viết bài này đã nhiều lần viết các status trên facebook cá nhân, viết thư gửi các chỉ đạo viên các hội CĐV, gửi các bình luận viên bóng đá, đề nghị bỏ chữ "cố lên" đầy mệt mỏi ấy đi cho đúng khí thế Việt Nam trên đấu trường quốc tế.
Và cho đến hôm nay, như các bạn đã thấy, trên các khán đài, chỉ còn vang lên 2 tiếng "Việt Nam!" đầy kiêu hãnh, không còn chứ "cố lên" kèm sau đó đầy yếm thế và yếu thế.
Mong lắm thay, tối nay đội tuyển U23 Việt Nam sẽ chiến thắng, để hàng chục ngàn các CĐV trên sân Việt Trì và hàng triệu người hâm mộ cả nước lại cùng được nắm tay nhau ca vang khúc hát “Như có Bác Hồ trong ngày vui đại thắng” vào đúng ngày kỷ niệm sinh nhật của Người.
Nếu đồng tình với góc nhìn trong bài viết thì bạn có thể mời tác giả An Vinh một "ly cà phê" thông qua Ví MoMo bằng cách ấn vào nút “Buy me a coffee” ở bên dưới hoặc quét mã QR. Để đăng ký và sử dụng Ví MoMo, xem chi tiết hướng dẫn tại đây. "Buy me a coffee"
Hoặc bạn cũng có thể tặng "ly cà phê" cho tác giả An Vinh bằng cách chuyển khoản trực tiếp vào tài khoản của Tạp chí Lao động và Công đoàn, số tài khoản: 118000001631, Ngân hàng Vietinbank chi nhánh Hà Nội. Lưu ý, trước khi chuyển tiền, bạn đọc vui lòng gõ nội dung: "Tặng cà phê cho tác giả An Vinh".
|
Bác ơi! Tim Bác mênh mông thế Sinh thời Bác Hồ kính yêu từng nói: “Tôi chỉ có một ham muốn, ham muốn tột bật là làm sao cho Nhân dân ta ... |
Lại chuyện hát Quốc ca Ngày 9/3, CLB Hải Phòng gửi công văn cho Công ty Cổ phần Bóng đá chuyên nghiệp Việt Nam (VPF) yêu cầu thực hiện nghi ... |
Chuyện lá Quốc kỳ và cổ động bóng đá Tôi mong cho mau sáng để viết những dòng này vì bức xúc. Có thể sự bức xúc này của tôi sẽ làm ai đó ... |
Tin cùng chuyên mục
Cà phê tối - 18/11/2024 15:03
Hết thời “nhập siêu” văn hóa?
Lễ hội Thiết kế Sáng tạo Hà Nội 2024 đã kết thúc vào hôm qua (17/11). Thành công vang dội của Lễ hội cùng những sự kiện gần đây của các đêm nhạc “nội địa” đang cho thấy nhiều chỉ dấu tích cực về công nghiệp văn hóa.
Cà phê tối - 16/11/2024 13:38
Chống lãng phí ngày nhà giáo
20/11 tới gần, khắp các trường trên cả nước đều đang tất bật không khí chuẩn bị tri ân ngày nhà giáo - ngày lễ lớn của cả cô và trò trên cả nước. Đây cũng là một dịp để các nhà trường cũng như phụ huynh học sinh dạy cho các em bài học về chống lãng phí.
Cà phê tối - 11/11/2024 15:29
Thở ở Hà Nội
Đến hẹn lại lên, từ tháng 10 tới tháng 3 là cao điểm bụi mịn ở Hà Nội. Không khí vẩn đục ô nhiễm, các công trình xây cất khắp nơi và vỉa hè tiếp tục ra tăng sức ép bằng những khối đá xếp sẵn chờ ngày lát lại.
Cà phê tối - 09/11/2024 17:52
“Siết” quảng cáo của nghệ sĩ
Việc người nổi tiếng, nghệ sĩ, KOL quảng cáo thái quá về công dụng của nhiều loại thực phẩm chức năng làm “nóng” nghị trường. Bộ trưởng Bộ Y tế cũng như Bộ VH-TT&DL cũng đều lên tiếng về vấn đề trên.
Cà phê tối - 04/11/2024 10:49
San đất nông nghiệp, làm sân pickleball
Hàng loạt lô đất thuộc dự án bỏ hoang, đất kho bãi, thậm chí đất nông nghiệp đã bị san lấp làm sân pickleball - một môn thể thao mới du nhập vào Việt Nam.
Cà phê tối - 02/11/2024 14:54
“Cuộc đại phẫu” di tích
Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch đề xuất mục tiêu tu bổ 100% di tích Quốc gia Đặc biệt và 80% Di tích Quốc gia.
Kinh tế - Chính sách
Cổ phiếu VFS sau ngày đầu hứng khởi
Giữ quận Hoàn Kiếm và tinh thần của Hà Nội
Không thừa thế xông lên để “gậy ông đập lưng ông”
Ba con số thiếu chủ ngữ
Khi công nhân “bàn luận” với Chủ tịch Quốc hội
Văn hóa - Xã hội
Mong ước đầu năm học
Tính cách của Nguyễn Thanh Long và số phận của ông Nguyễn Trường Sơn 1
Nghĩ về một ngày lễ lớn của lực lượng Công an Nhân dân
Oppenheimer và cách kể một câu chuyện lịch sử
300 ngàn thí sinh và lựa chọn không vào đại học
Môi trường - Sức khỏe
Ai đã đặt tên cho dòng sông?
Vụ bắt cóc 20 giây
Tang thương Phố Núi
Bằng chứng F
Vụ sạt lở do… “nhân tai”
- Đóng bảo hiểm thất nghiệp trên 12 năm, người lao động có thể tự ngừng đóng để nhận trợ cấp?
- Cải thiện sức khỏe bà mẹ và trẻ sơ sinh trong cộng đồng dân tộc thiểu số
- Hành trình thầm lặng và trách nhiệm của người lái xe chở vật liệu nổ công nghiệp
- Vào nghiệp đoàn, người lao động phấn khởi có thu nhập ổn định
- LĐLĐ tỉnh Long An dự chi hơn 40 tỷ đồng chăm lo Tết Nguyên đán 2025