Bác ơi! Tim Bác mênh mông thế
Kinh tế - Xã hội - 19/05/2022 08:05 VŨ HÙNG
Bác Hồ với thiếu nhi. Ảnh tư liệu. |
Tình yêu thương con người của Bác mênh mông như biển cả, sâu thẳm như đại dương. Như nhà thơ Tố Hữu đã viết: “Bác ơi! Tim Bác mênh mông thế. Ôm cả non sông, mọi kiếp người”.
Lòng yêu thương con người của Bác không chung chung trừu tượng mà gắn bó với những con người cụ thể. Tình yêu thương đó vừa bao la rộng lớn, vừa gần gũi thân thương với từng số phận. Bác đến thăm một gia đình nghèo ở Hà Nội trong một đêm Giao thừa cách đây tròn 60 năm là một câu chuyện tiêu biểu minh chứng tình yêu thương đồng bào, yêu thương người lao động, người dân nghèo của Bác.
Tết năm ấy, năm Nhâm Dần (tức là ngày 5 tháng 2 năm 1962) sau khi cùng lãnh đạo thành phố Hà Nội đi thăm một số gia đình và vui Tết với thiếu nhi tại Cung văn hóa gần hồ Hoàn Kiếm, Bác Hồ nói với đồng chí Chủ tịch UBND Thành phố - bác sĩ Trần Duy Hưng để Bác tự đi thăm một số gia đình nữa.
Cùng đi với Bác có đồng chí Vũ Kỳ - thư ký riêng của Bác và đồng chí Phan Văn Xoàn (Cục Cảnh vệ). Đoàn đến thăm gia đình chị Nguyễn Thị Tín - người nghèo nhất của Hà Nội ở ngõ Hàng Chĩnh phố Lý Thái Tổ gần ngay bên hồ Hoàn Kiếm. Đường từ đầu ngõ vào đến nhà chị Tín ngày ấy rất xấu, lồi lõm khó đi và cách xa chừng 200 mét, lại tối, chỉ có ánh đèn từ các nhà hai bên hắt ra.
Đêm 30 Tết, trời rét căm căm, Bác bước xuống khỏi xe rồi cùng đoàn đi bộ vào trong ngõ tối. Nhà chị Tín vẻn vẹn chỉ có một gian hẹp, đơn sơ, tuềnh toàng. Vào đến nhà thấy mấy đứa trẻ đang ngồi chơi trên cái phản gỗ kê ở một góc.
Trong nhà chưa thấy có cái gì của không khí ngày Tết, trên bàn thờ vẫn thấy lạnh tanh, không có hương khói, bánh trái gì hết. Nhìn ngôi nhà chật chội, quạnh quẽ, lạnh tanh đêm 30 Tết, trong đôi mắt nhân từ của Bác hiện lên nỗi buồn thăm thẳm. Nhìn quanh không thấy chị Tín ở nhà, Bác hỏi cháu bé đầu lòng của chị Tín là Lý Phương Liên chừng 9 đến 10 tuổi:
- Mẹ cháu đâu mà giờ này chưa về?
Lý Phương Liên bẽn lẽn trả lời:
- Dạ thưa ông, mẹ cháu đi gánh nước thuê.
- Có xa không? Cháu đi gọi mẹ về ngay, nhà có khách.
Từ chỗ nhà chị Tín có đường thông ra bờ hồ Hoàn Kiếm, ở ngoài đấy có một vòi nước công cộng. Đêm hôm khuya khoắt, những ngày rét mướt cũng như những ngày nóng nực, chị vẫn ra đấy đứng đợi đến lượt mình, hứng nước gánh về cho các gia đình để lấy tiền đong gạo nuôi 5 người con nhỏ, từ ngày anh Lý Hùng - công nhân Nhà máy Điện Yên Phụ, chồng của chị qua đời.
Đứa bé ra khỏi nhà. Một lát sau thấy một người phụ nữ ăn mặc lam lũ, gầy guộc, trên vai gánh đôi thùng từ phía ngoài đi về. Đồng chí bảo vệ bước ra mấy bước, hỏi nhỏ:
- Chị là chị Tín?
- Dạ vâng.
- Chị vào nhà có khách.
Đêm ấy trời rét, Bác mặc áo bông, cổ quấn khăn, đầu đội mũ len đan nhưng chị Tín vẫn nhận ngay ra Bác Hồ. Chị bàng hoàng, cảm động đến nỗi để rơi cái đòn gánh và đôi thùng xuống đất. Chị chạy lại quỳ xuống ôm lấy chân Bác: "Trời ơi! Đêm 30 Tết Bác còn đến thăm mẹ con cháu!”. Chị Tín bật khóc, nước mắt chảy dài trên gương mặt khắc khổ.
Bác cầm tay nâng chị Tín đứng dậy, Bác bảo: "Tết, Bác không đến thăm những gia đình như cô, Bác còn đến thăm ai nữa”. Bác lại bảo: "Đêm 30 Tết cô vẫn còn phải đi gánh nước thuê! Làm thế có đủ nuôi các cháu không?”.
Những lời Bác hỏi, ân tình như người cha hỏi người con gái của mình, chị Tín xúc động trả lời trong nước mắt: "Nghèo lắm, nhưng phải cố để nuôi các cháu, Bác ạ”.
Đồng chí thư ký riêng lấy quà của Bác đã được chuẩn bị sẵn đặt lên bàn thờ rồi thắp hương. Từ đấy, một không khí Tết đơn sơ, ấm áp tình người đã đến trong gian nhà hẹp đơn côi của mẹ con chị Tín, Bác lấy kẹo chia cho các con của chị Tín và căn dặn phải cố gắng giúp đỡ mẹ và chăm chỉ học hành.
Rời gia đình chị Tín trở về, trời đã khuya, đến gần đầu ngõ thấy bà con trong phố đứng rất đông chờ Bác. Thật bất ngờ, đồng chí bảo vệ thấy hơi bối rối chưa biết xử lý thế nào thì Bác bước lại phía bà con. Mọi người vỗ tay hoan hô reo lên: “Bác Hồ, Bác Hồ!”. Chờ cho mọi người im lặng, Bác bảo: "Tôi rất vui vì tình cờ được gặp các cụ, các cô, các chú ở đây, nhưng tôi cũng rất buồn vì vừa từ nhà cô Tín ra đây. Giờ này, sắp Giao thừa, cô ấy vẫn còn phải đi gánh nước thuê để lấy tiền đong gạo nuôi con. Khu phố ta đông thế này mà chưa thấy ai quan tâm đến một gia đình như cô Tín”.
Một người thay mặt bà con nhận thiếu sót và hứa với Bác là sẽ sửa chữa. Bác nói tiếp: "Đây là Bác muốn nói về tinh thần lá lành đùm lá rách trong khu phố nhưng cái lớn nhất vẫn là trách nhiệm của Chính phủ”.
Đêm 30 Tết trở về, lòng Bác nặng trĩu một nỗi buồn, bởi khát vọng của Bác, ham muốn tột cùng của Bác là làm sao cho nước nhà được độc lập, dân ta được tự do, ai cũng có cơm ăn, áo mặc, ai cũng được học hành. Nhưng ở ngay trong lòng Hà Nội vẫn còn nhiều người nghèo, vẫn còn những gia đình như gia đình chị Tín.
Sắp đến Giao thừa, trở về nơi Bác ở. Các đồng chí Ủy viên Bộ Chính trị đã quây quần đông đủ để chúc Tết Bác, cùng Bác chờ đón thời khắc thiêng liêng mở đầu một năm mới. Về đến nơi, lòng Bác nặng trĩu một nỗi buồn, Bác lặng im ngồi vào ghế. Một lát sau Bác nói: "Tôi vừa đi thăm một gia đình nghèo nhất ở Hà Nội. Cô Tín - chủ nhà giờ này còn phải đi gánh nước thuê lấy tiền, để ngày mai mua gạo cho con. Chúng ta đã không biết những chuyện như vậy ở ngay Thủ đô của đất nước mình. Tôi biết, không chỉ một nhà như cô Tín đâu mà còn nhiều người nghèo khác nữa. Một Đảng cầm quyền mà để người dân nghèo hết chỗ để nghèo là lỗi của Đảng với Nhân dân”.
Câu chuyện kể về Bác sáu mươi năm trước đến nay vẫn còn nguyên giá trị.
Phong cách quần chúng vô cùng giản dị của Bác, lòng thương cảm vô hạn của Bác đối với những người nghèo khổ, với Nhân dân làm cho Bác trở nên vĩ đại, thiêng liêng với dân tộc ta, đất nước ta. Và câu chuyện xúc động về Bác mãi mãi là tấm gương vô cùng trong sáng để mỗi người cán bộ, mỗi người lãnh đạo hiện nay noi theo, không chỉ vào mỗi dịp sinh nhật của Người...
Nhớ lần cuối cùng Bác Hồ đi bầu cử Thuở nhỏ, khi 14 tuổi, tôi chưa đủ tuổi được đi bầu cử, nhưng rất sung sướng và tự hào kiểu trẻ thơ vì vào ... |
Nhà báo Hồ Chí Minh Hầu hết các nhà cách mạng ở buổi đầu sự nghiệp đều sử dụng báo chí như một vũ khí sắc bén trong hoạt động ... |
Tổ chức cầu truyền hình kỷ niệm 50 năm thực hiện Di chúc Bác Hồ Cầu truyền hình nhân dịp 50 năm thực hiện Di chúc Chủ tịch Hồ Chí Minh sẽ diễn ra vào ngày 1/9 tại 4 điểm ... |
Tin cùng chuyên mục
Kinh tế - Xã hội - 22/11/2024 18:55
Cải thiện sức khỏe bà mẹ và trẻ sơ sinh trong cộng đồng dân tộc thiểu số
TS. Trần Đăng Khoa, Phó Vụ trưởng Vụ Sức khỏe Bà mẹ - Trẻ em, Bộ Y tế, cho biết tỷ lệ tử vong mẹ ở vùng sâu, vùng xa, miền núi cao gấp 3,5 lần so với vùng đồng bằng, đô thị; tỷ lệ tử vong mẹ ở dân tộc Mông cao gấp 7-8 lần so với dân tộc Kinh, Tày.
Kinh tế - Xã hội - 22/11/2024 14:42
Nâng cao năng lực ứng phó sự cố môi trường và cháy nổ trong các KCN tỉnh Vĩnh Phúc
Các doanh nghiệp và cơ quan quản lý trong các KCN tỉnh Vĩnh Phúc đã không ngừng nỗ lực triển khai các biện pháp phòng cháy chữa cháy (PCCC) để giảm thiểu tối đa rủi ro, bảo vệ môi trường và tài sản.
Kinh tế - Xã hội - 22/11/2024 11:30
Địa ốc Đà Nẵng lột xác toàn diện, bước vào giai đoạn tăng trưởng mới
Trong đà tăng trưởng mạnh mẽ của thị trường địa ốc Đà Nẵng năm 2024, ghi nhận dấu ấn và vai trò lực đẩy của những tổ hợp bất động sản đẳng cấp ven sông Hàn với quy hoạch bài bản cùng hệ thống tiện ích cao cấp theo mô hình “all-in-one” tiên phong.
Kinh tế - Xã hội - 22/11/2024 10:00
VietinBank tăng trưởng CASA, tối ưu hóa nguồn vốn huy động và góp phần nâng cao hiệu quả kinh doanh
Các giải pháp mang tính chiến lược này đã giúp VietinBank không chỉ duy trì tốc độ tăng trưởng biểu tượng CASA mà còn tiết giảm chi phí vốn (COF), cải thiện biên lợi nhuận (NIM), và khẳng định vị trí tiên phong trong lĩnh vực lĩnh vực thanh toán số hiện đại.
Kinh tế - Xã hội - 21/11/2024 21:00
Tra cứu giấy phép lái xe bị tạm giữ như thế nào?
Tra cứu giấy phép lái xe bị tạm giữ được thực hiện thông qua ứng dụng VNeID (tài khoản định danh điện từ) cài đặt trên điện thoại di động.
Kinh tế - Xã hội - 21/11/2024 20:00
Xe máy đang đi bị hụt ga chết máy, do đâu?
Xe máy đang đi bị hụt ga chết máy không phải hiếm gặp. Nguyên nhân do đâu, cách xử lý như thế nào, mời bạn đọc cùng tìm hiểu.
- Anh Nguyễn Thành Nhân - 25 năm gắn bó với Trường THPT Ngô Gia Tự
- Đóng bảo hiểm thất nghiệp trên 12 năm, người lao động có thể tự ngừng đóng để nhận trợ cấp?
- Cải thiện sức khỏe bà mẹ và trẻ sơ sinh trong cộng đồng dân tộc thiểu số
- Hành trình thầm lặng và trách nhiệm của người lái xe chở vật liệu nổ công nghiệp
- Vào nghiệp đoàn, người lao động phấn khởi có thu nhập ổn định