Lại chuyện hát Quốc ca
Cà phê tối - 12/03/2022 17:55 VŨ HÙNG
Các cầu thủ CLB Viettel hát Quốc ca dõng dạc tại giải đấu V-League với cử chỉ của người lính. Ảnh: bongda24. |
Tại sao lại có chuyện lạ đời và phức tạp nhiêu khê như vậy? Chuyện là thế này. VPF và Ban tổ chức giải ra quy định không tổ chức hát Quốc ca trước mỗi trận đấu trên các sân vận động cả nước kể từ mùa giải 2022.
Được biết từ vòng đấu thứ 3 V-League 2022, việc hát Quốc ca trước mỗi trận đấu trên các sân vận động cả nước sẽ bị VPF cấm triệt để mà không nêu rõ lý do.
Việc VPF không yêu cầu Ban tổ chức trận đấu của đội chủ nhà tổ chức nghi thức hát Quốc ca trước mỗi trận đấu nhận được những luồng ý kiến trái chiều. Nhiều người cho rằng, việc làm này là hiện đại, giúp rút gọn nghi thức trước mỗi trận đấu giống như các giải chuyên nghiệp bóng đá hàng đầu thế giới. Trong khi đó, không ít người phản đối vì cho rằng việc thực hiện nghi thức hát Quốc ca trước mỗi trận đấu bóng đá là cần thiết và không thể bỏ qua.
Trao đổi với Tuổi Trẻ Online chiều 9/3, Tổng giám đốc VPF Nguyễn Minh Ngọc nói: "Điều lệ V-League 2022 được VFF thông qua là nghi thức hát Quốc ca chỉ tổ chức trong trận khai mạc và trận cuối ở lễ trao giải. Tuy nhiên với các sân mà các CLB có nhu cầu hát Quốc ca đầu trận đấu, lãnh đạo địa phương xuống sân tặng hoa hay tôn vinh điều gì đó thì Ban tổ chức giải sẽ tạo điều kiện để thực hiện".
Về vấn đề này, chuyên gia Nguyễn Hồng Minh nguyên Vụ trưởng Vụ Thể thao thành tích cao cho rằng: “Đối với sự kiện quan trọng thì tổ chức hát Quốc ca bình thường. Hát Quốc ca là do quy định của các hội nghị, sự kiện, vấn đề gì trân trọng người ta tổ chức, không ai can thiệp chuyện này. Vấn đề hát Quốc ca là tùy thuộc vào Ban tổ chức trận đấu và không ai cấm”.
Đây không phải lần đầu xảy ra rắc rối quanh việc hát Quốc ca với hoạt động bóng đá. Hôm ngày 6/12/2021, trận đấu bóng đá giữa đội tuyển Việt Nam và Lào thuộc vòng bảng AFF Suzuki Cup 2020, được kênh YouTube Next Sports phát hình ảnh các cầu thủ Việt Nam đang hát Quốc ca nhưng không có tiếng, kèm dòng xin lỗi: “Vì lý do bản quyền âm nhạc, chúng tôi buộc lòng phải tắt tiếng ở phần lễ chào cờ. Sau lễ chào cờ, tín hiệu âm thanh sẽ trở lại bình thường, mong quý vị khán giả thông cảm”.
Thực chất của việc hát hay không hát Quốc ca trên sân vận động là vấn đề bản quyền âm nhạc. Tức là một bài hát của một nhạc sĩ nào đó đã hoàn chỉnh nhưng phối âm, hòa âm lại theo cách mới thì khi sử dụng bản mới này phải trả bản quyền cho tác giả. Việt Nam ta xưa nay không quen với việc trả bản quyền kiểu này
Đông đảo ý kiến của những người làm bóng đá và người hâm mộ đều cho rằng, Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch phải chủ trì việc làm một bản thu âm Quốc ca, ví dụ như thuê một nhạc sĩ nào đó hòa âm phối khí, trả thù lao, trả tiền cho người ta rồi các đội bóng, các Ban tổ chức giải thể thao, các sân vận động sẽ được sử dụng bản Quốc ca đó theo nhu cầu của mình, vừa đáp ứng được lòng mong mỏi của người hâm mộ, vừa không vi phạm Luật bản quyền với tác phẩm âm nhạc Quốc ca.
Tắt tiếng Quốc ca - trách nhiệm thuộc về ai? Vụ việc Quốc ca bị tắt tiếng đầu trận đấu giữa đội tuyển Việt Nam - Lào gây nên vô vàn bức xúc và cả ... |
Lễ khai giảng lặng lẽ Các tỉnh thành trên cả nước hầu hết đã tổ chức lễ khai giảng năm học mới 2021-2022 vào sáng nay (5/9). Một lễ khai ... |
Tin cùng chuyên mục
Cà phê tối - 18/11/2024 15:03
Hết thời “nhập siêu” văn hóa?
Lễ hội Thiết kế Sáng tạo Hà Nội 2024 đã kết thúc vào hôm qua (17/11). Thành công vang dội của Lễ hội cùng những sự kiện gần đây của các đêm nhạc “nội địa” đang cho thấy nhiều chỉ dấu tích cực về công nghiệp văn hóa.
Cà phê tối - 16/11/2024 13:38
Chống lãng phí ngày nhà giáo
20/11 tới gần, khắp các trường trên cả nước đều đang tất bật không khí chuẩn bị tri ân ngày nhà giáo - ngày lễ lớn của cả cô và trò trên cả nước. Đây cũng là một dịp để các nhà trường cũng như phụ huynh học sinh dạy cho các em bài học về chống lãng phí.
Cà phê tối - 11/11/2024 15:29
Thở ở Hà Nội
Đến hẹn lại lên, từ tháng 10 tới tháng 3 là cao điểm bụi mịn ở Hà Nội. Không khí vẩn đục ô nhiễm, các công trình xây cất khắp nơi và vỉa hè tiếp tục ra tăng sức ép bằng những khối đá xếp sẵn chờ ngày lát lại.
Cà phê tối - 09/11/2024 17:52
“Siết” quảng cáo của nghệ sĩ
Việc người nổi tiếng, nghệ sĩ, KOL quảng cáo thái quá về công dụng của nhiều loại thực phẩm chức năng làm “nóng” nghị trường. Bộ trưởng Bộ Y tế cũng như Bộ VH-TT&DL cũng đều lên tiếng về vấn đề trên.
Cà phê tối - 04/11/2024 10:49
San đất nông nghiệp, làm sân pickleball
Hàng loạt lô đất thuộc dự án bỏ hoang, đất kho bãi, thậm chí đất nông nghiệp đã bị san lấp làm sân pickleball - một môn thể thao mới du nhập vào Việt Nam.
Cà phê tối - 02/11/2024 14:54
“Cuộc đại phẫu” di tích
Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch đề xuất mục tiêu tu bổ 100% di tích Quốc gia Đặc biệt và 80% Di tích Quốc gia.
Kinh tế - Chính sách
Văn hóa - Xã hội
Mong ước đầu năm học
Tính cách của Nguyễn Thanh Long và số phận của ông Nguyễn Trường Sơn 1
Nghĩ về một ngày lễ lớn của lực lượng Công an Nhân dân
Oppenheimer và cách kể một câu chuyện lịch sử
300 ngàn thí sinh và lựa chọn không vào đại học
Môi trường - Sức khỏe
Ai đã đặt tên cho dòng sông?
Vụ bắt cóc 20 giây
Tang thương Phố Núi
Bằng chứng F
Vụ sạt lở do… “nhân tai”
- Anh Nguyễn Thành Nhân - 25 năm gắn bó với Trường THPT Ngô Gia Tự
- Đóng bảo hiểm thất nghiệp trên 12 năm, người lao động có thể tự ngừng đóng để nhận trợ cấp?
- Cải thiện sức khỏe bà mẹ và trẻ sơ sinh trong cộng đồng dân tộc thiểu số
- Hành trình thầm lặng và trách nhiệm của người lái xe chở vật liệu nổ công nghiệp
- Vào nghiệp đoàn, người lao động phấn khởi có thu nhập ổn định