Thúc đẩy tư duy sáng tạo của người lao động

Chương trình 01 triệu sáng kiến - TS. PHẠM THỊ THU LAN - Viện Công nhân và Công đoàn

Tổng LĐLĐ Việt Nam đã phát động rộng rãi trong CNVCLĐ cả nước Chương trình tìm kiếm sáng kiến vượt khó và phát triển, nỗ lực vượt qua khó khăn, sáng tạo, quyết tâm chiến thắng đại dịch Covid-19. Đầu tiên là Chương trình “75 nghìn sáng kiến vượt khó, phát triển” phát động nhân kỷ niệm 75 năm Ngày Quốc tế Lao động tại Việt Nam (1/5/1946 - 1/5/2021). Tiếp đến là Chương trình “01 triệu sáng kiến - Nỗ lực vượt khó, sáng tạo, quyết tâm chiến thắng đại dịch Covid-19” (Chương trình “01 triệu sáng kiến”) - giai đoạn 1, phát động từ tháng 12/2021 đến hết tháng 5/2022 vừa kết thúc và đang bắt đầu bước vào giai đoạn 2, từ tháng 6/2022 đến tháng 9/2023.
Thúc đẩy tư duy sáng tạo của người lao động

Ra đời từ đại địch Covid-19, cả hai Chương trình đã có sức lan tỏa rộng rãi và được đoàn viên công đoàn, công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ) các cấp, các ngành, các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp trên cả nước đón nhận, hưởng ứng nhiệt liệt, tạo đà cho Công đoàn Việt Nam triển khai giai đoạn 2 của Chương trình.

Thành công của Chương trình

Qua nền tảng theo dõi trực tuyến về gửi sáng kiến của CNVCLĐ (địa chỉ https:// sangkien.congdoanvietnam.org), có thể thấy sức sáng tạo của CNVCLĐ là vô cùng mạnh mẽ và phong phú: từ những sáng kiến cải tiến máy móc giảm thời gian sản xuất cho mỗi công đoạn, đến đổi mới công nghệ rút ngắn quy trình sản xuất; từ những sáng kiến giảm thiểu các thao tác thừa của công nhân đến cải thiện kỹ năng làm việc của NLĐ; từ những sáng kiến giảm thời gian nhàn rỗi của máy móc và thiết bị, đến cải tiến chất lượng, thiết kế và mẫu mã sản phẩm; từ những sáng kiến cải thiện sản xuất, kinh doanh, đến những sáng kiến về cải thiện an toàn, vệ sinh và môi trường làm việc, góp phần nâng cao sức khỏe cho CNVCLĐ; từ những sáng kiến trong các ngành công nghiệp sản xuất, đến những sáng kiến trong ngành Giáo dục và đào tạo; từ những sáng kiến trong lao động chân tay, tới những sáng kiến về phát triển và ứng dụng phần mềm, đòi hỏi lao động trí óc,...

Có thể thấy sức sáng tạo của CNVCLĐ là rất to lớn và càng có ý nghĩa trong lúc khó khăn của giai đoạn dịch bệnh phức tạp. Nhiều sáng kiến có khả năng ứng dụng cao và được nhân rộng trong bối cảnh bình thường mới, đáp ứng kịp thời yêu cầu sản xuất, công tác của các cơ quan, doanh nghiệp, đơn vị.

Cho đến nay, Chương trình “75 ngàn sáng kiến” đã kết thúc thành công hơn mong đợi, mang lại tổng số hơn 250 ngàn sáng kiến, vượt hơn 300% mục tiêu Chương trình đề ra. Chương trình “01 triệu sáng kiến” giai đoạn 1 gặt hái hơn 600 ngàn sáng kiến, vượt hơn 100% chỉ tiêu đặt ra. Đáng chú ý là Chương trình có hơn 69 nghìn sáng kiến là từ CNLĐ trực tiếp đang làm việc trong các doanh nghiệp. Tổng giá trị làm lợi của cả hai Chương trình cho đến nay ước tính lên tới hàng chục ngàn tỉ đồng.

Thúc đẩy tư duy sáng tạo của người lao động
Công đoàn Than - Khoáng sản Việt Nam và đại diện Công đoàn các khối ký giao ước thi đua triển khai giai đoạn 2 Chương trình “01 triệu sáng kiến”. Ảnh: Công đoàn TKV

Giá trị của Chương trình lớn hơn nhiều so với lợi ích kinh tế

Chúng ta đang bước vào thời đại mới, thời đại của sự kết nối giữa máy móc và con người trong lao động thông qua các công nghệ kết nối và phát triển khác nhau như: trí tuệ nhân tạo (AI), Internet vạn vật (IoT), công nghệ thực tế ảo (VR) và thực tại ảo (AR), dữ liệu lớn (big data), công nghệ in 3D, mạng xã hội, mạng không dây, công nghệ robot, công nghệ sinh học, công nghệ nano, phương tiện tự điều khiển...

Mọi hoạt động sản xuất, kinh doanh, giao dịch, thanh toán, cung cấp dịch vụ… đều có thể thực hiện nhanh chóng không còn rào cản về không gian và thời gian. Với sự đổi mới công nghệ của Cách mạng công nghiệp lần thứ tư (4.0), con người gần như được giải phóng hoàn toàn khỏi sức lao động cơ bắp, chuyển sang lao động trí óc, tiến tới một kỷ nguyên robot hóa.

Thực tế đã cho thấy, việc làm trong tương lai của thời kỳ Cách mạng công nghiệp 4.0 hay việc làm 4.0 sẽ khác hẳn với việc làm của thời kỳ Cách mạng công nghiệp lần thứ nhất, thứ hai và thứ ba. Việc làm 1.0 là việc làm cơ giới hóa nhưng vẫn là lao động tay chân, nghĩa là con người vận hành thiết bị. Việc làm 2.0 là việc làm cơ điện với sử dụng máy móc, thiết bị chạy bằng điện nhưng tính chất của việc làm không thay đổi - vẫn là con người vận hành thiết bị. Nhưng việc làm 3.0 bắt đầu chuyển sang việc làm trí óc, đòi hỏi trình độ, tay nghề cao, sử dụng thiết bị điện tử và máy tính để điều hành sản xuất. Hãy hình dung khi một hệ thống toàn máy móc hay robot tự hành và con người ngồi trong phòng điều hòa theo dõi, nhấn phím ảo điều khiển hệ thống sản xuất nhờ sự hỗ trợ của hệ thống thiết bị điện tử theo dõi và vận hành.

Như vậy, việc làm 4.0 là sẽ là việc làm tri thức, đòi hỏi sự sáng tạo. Con người của việc làm 4.0 sẽ phải nghiên cứu dữ liệu hệ thống để chế tạo, kết nối, vận hành và cải tiến hệ thống máy móc hay robot tự hành. Tất cả những công việc này đòi hỏi sự sáng tạo không ngừng bởi vì công nghệ học máy, sớm hay muộn, sẽ thay thế những gì lặp đi lặp lại.

Với những thay đổi tính chất công việc như vậy, giá trị của Chương trình kích thích phát huy sáng kiến trong CNVCLĐ của Tổng LĐLĐ Việt Nam không chỉ dừng ở hàng trăm, hàng ngàn sáng kiến được đưa ra, làm lợi hàng chục, hàng trăm ngàn tỷ đồng cho đất nước, mà Chương trình chính là sự khởi đầu cho một quá trình thay đổi tư duy trong công việc, đáp ứng yêu cầu của Cách mạng công nghiệp 4.0. Đó là:

Yêu cầu học hỏi không ngừng

Sự cạnh tranh trong thời đại mới không phải là vắt sức để tăng năng suất như hiện nay mà là vắt óc để nghĩ ra ý tưởng và ứng dụng để tăng năng suất. Vì vậy, để sáng tạo, học hỏi không ngừng là đòi hỏi bắt buộc đối với CNVCLĐ. Học hỏi để sáng tạo và sáng tạo để học hỏi.

Chương trình đã kích thích tinh thần học tập liên tục của CNVCLĐ trong quá trình làm việc ở nơi làm việc, mỗi lĩnh vực và mỗi khía cạnh công việc khác nhau, đồng thời thúc đẩy CNVCLĐ thay đổi tư duy trong công việc. Qua chia sẻ của CNVCLĐ gửi sáng kiến tới Chương trình, dường như họ nhận ra là cần loại bỏ tư duy làm việc theo thói quen, theo chỉ dẫn kiểu “cầm tay chỉ việc”; thay vào đó, họ hiểu rằng mọi lúc, mọi nơi đều cần suy nghĩ, tìm tòi, khám phá để sáng tạo ra cái mới và làm theo cách mới. Có vẻ như CNVCLĐ ý thức được một câu hỏi thường trực: “Ngày hôm nay làm sao để phát kiến ra cái mới hơn ngày hôm qua?”.

Thúc đẩy tư duy sáng tạo của người lao động
Hướng dẫn cán bộ, đoàn viên Công đoàn Than - Khoáng sản Việt Nam tham gia Chương trình “01 triệu sáng kiến”. Ảnh: CĐTKV

Thay đổi thái độ đối với công việc

Công việc đòi hỏi sự sáng tạo, nghĩa là CNVCLĐ cần có sự quan sát và tư duy phản biện trong mọi công việc mình làm; đồng thời, luôn tư duy mở rộng vượt ra ngoài phạm vi công việc hay cách thức thực hiện công việc đang làm. Trong quá trình tìm tòi, sáng tạo, CNVCLĐ cảm thấy mình làm chủ môi trường công việc của mình, luôn tự chất vấn trong mỗi công việc mình làm và cảm thấy tinh thần trách nhiệm công việc cao hơn, thay vì chỉ làm những gì được yêu cầu một cách thụ động.

Hy vọng rằng điều này sẽ trở thành thói quen của CNVCLĐ khi bước vào nơi làm việc, chứ không chỉ dừng lại ở việc tham gia đóng góp sáng kiến cho Chương trình. Có thể nói, Chương trình đã góp phần khởi tạo tư duy mới, cách nghĩ mới cho CNVCLĐ cả nước.

Tạo sự đồng lòng hiệp lực

Tư duy sáng tạo cần tới trí tuệ tập thể. Về mặt này, hiệu ứng của Chương trình là xây dựng tinh thần tập thể: cùng nhau làm việc và cùng nhau thảo luận, phát triển và thực hiện ý tưởng. Tinh thần tập thể này khẳng định sự đồng lòng hiệp lực và đoàn kết của CNVCLĐ trong tổ chức Công đoàn.

Phát triển kỹ năng mềm

Bên cạnh thành quả là các sáng kiến đưa ra, Chương trình đã phần nào đóng góp xây dựng các kỹ năng mềm cho CNVCLĐ, như kỹ năng phối hợp xử lý vấn đề, phát triển trí tuệ xúc cảm, phán đoán và ra quyết định, thương lượng và thỏa thuận… Đây là những kỹ năng quan trọng mà nếu thiếu, CNVCLĐ sẽ khó thích ứng với môi trường làm việc 4.0 trong tương lai.

Bảo vệ sở hữu trí tuệ của CNVCLĐ

Khi những sáng kiến của CNVCLĐ đem lại thành quả cho cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, đơn vị, một vấn đề đặt ra là ý tưởng mới đem lại hiệu quả kinh tế cần phải được bảo vệ bản quyền. Trong thực tế hiện nay, rất nhiều sáng kiến của CNVCLĐ mang lại lợi ích lâu dài cho đơn vị và được áp dụng nhân rộng, nhưng CNVCLĐ chỉ được thưởng ngay thời điểm sáng kiến của họ được công nhận.

Sau đó, sáng kiến của họ đã không còn là sở hữu của họ. Việc thực hiện các chương trình kích thích tư duy sáng kiến, sáng tạo, nếu không gắn với bảo vệ sở hữu trí tuệ của CNVCLĐ, thì sẽ không khuyến khích thi đua lao động sáng tạo đưa ra ý tưởng mới, sáng kiến mới. Đây là một nội dung cần được Công đoàn Việt Nam quan tâm để bảo vệ quyền và lợi ích của CNVCLĐ trong bối cảnh thay đổi tính chất công việc của thời kỳ Cách mạng công nghiệp 4.0.

Thúc đẩy tư duy sáng tạo của người lao động
Công nhân Công ty Cổ phần Elmich (Hà Nam) luôn chú trọng phát huy sáng kiến, cải tiến kỹ thuật giúp tăng năng suất, giảm chi phí, bảo đảm an toàn lao động. Ảnh: Báo Hà Nam

Để tăng tốc trong giai đoạn 2

Chương trình “01 triệu sáng kiến” đã bước vào giai đoạn hai. Để Chương trình tăng tốc và đem lại nhiều sáng kiến có giá trị, các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, đơn vị cần tạo môi trường làm việc có cảm hứng cho CNVCLĐ. Một môi trường làm việc không có cảm hứng như thực trạng ở rất nhiều nơi làm việc hiện nay sẽ rất khó để mong chờ CNVCLĐ tư duy sáng tạo.

Muốn tư duy sáng tạo, môi trường làm việc phải dân chủ, tôn trọng, tạo cảm hứng và khuyến khích, đặc biệt năng lực và sự đóng góp của CNVCLĐ phải được công nhận bằng hành động cụ thể, thực chất và lâu dài, để ngọn lửa nhiệt huyết của sự sáng tạo không tắt trong trái tim của mỗi con người Việt Nam.

Thúc đẩy tư duy sáng tạo của người lao động

Điểm sáng về chính sách cho người lao động Điểm sáng về chính sách cho người lao động

Nhắc đến Đà Nẵng là nhắc đến những chủ trương, chính sách mang tính nhân văn, đột phá, đi đầu trong cả nước, luôn đặt ...

Kỹ thuật viên đam mê sáng tạo, làm lợi cho doanh nghiệp hàng tỉ đồng Kỹ thuật viên đam mê sáng tạo, làm lợi cho doanh nghiệp hàng tỉ đồng

Những năm qua, anh Lê Bá Minh, Công ty TNHH Daiwa Việt Nam (Công ty Daiwa) đã có nhiều sáng kiến góp phần nâng cao ...

Nghệ An triển khai Chương trình Nghệ An triển khai Chương trình "01 triệu sáng kiến" trách nhiệm và sáng tạo

Kết thúc giai đoạn 1 Chương trình “01 triệu sáng kiến – nỗ lực vượt khó, sáng tạo, quyết tâm chiến thắng đại dịch Covid-19” ...

Chia sẻ
In bài viết

Tin cùng chuyên mục

Chương trình “01 triệu sáng kiến" nâng cao vị thế của đoàn viên, người lao động

Công đoàn -

Chương trình “01 triệu sáng kiến" nâng cao vị thế của đoàn viên, người lao động

Chương trình “01 triệu sáng kiến - nỗ lực vượt khó, sáng tạo, quyết tâm chiến thắng đại dịch Covid - 19” (Chương trình “01 triệu sáng kiến") đã tạo được phong trào thi đua sâu rộng, được đông đảo công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ) tích cực hưởng ứng tham gia.

3 phương diện thành công của Chương trình "01 triệu sáng kiến"

Chương trình 01 triệu sáng kiến -

3 phương diện thành công của Chương trình "01 triệu sáng kiến"

Thủ tướng Phạm Minh Chính ghi nhận, biểu dương hơn 2 triệu sáng tham gia Chương trình "01 triệu sáng kiến - nỗ lực vượt khó, sáng tạo, quyết tâm chiến thắng đại dịch Covid-19" (Chương trình "01 triệu sáng kiến") với tổng giá trị làm lợi ước tính hơn 33.000 tỷ đồng.

Đại diện duy nhất của Quảng Nam được nhận Giải thưởng Nguyễn Đức Cảnh

Chương trình 01 triệu sáng kiến -

Đại diện duy nhất của Quảng Nam được nhận Giải thưởng Nguyễn Đức Cảnh

Đồng chí Trương Thị Hoàng Linh là đại diện duy nhất của tỉnh Quảng Nam vinh dự được nhận Giải thưởng Nguyễn Đức Cảnh lần thứ IV năm 2023 của Tổng Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Việt Nam.

Phát huy tinh thần “Vượt khó, sáng tạo - nâng cao năng suất lao động”

Chương trình 01 triệu sáng kiến -

Phát huy tinh thần “Vượt khó, sáng tạo - nâng cao năng suất lao động”

Tinh thần "Vượt khó, sáng tạo - nâng cao năng suất lao động" đã góp phần xây dựng và nhân rộng điển hình tiên tiến trong phong trào thi đua “Lao động giỏi, lao động sáng tạo” để ngày càng có nhiều nhân tài, nhiều công nhân giỏi, kỹ sư, kỹ thuật viên ưu tú đóng góp tích cực vào sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước.

Chương trình "01 triệu sáng kiến" nuôi dưỡng phong trào lao động sáng tạo trong CNLĐ

Chương trình 01 triệu sáng kiến -

Chương trình "01 triệu sáng kiến" nuôi dưỡng phong trào lao động sáng tạo trong CNLĐ

Phó Chủ tịch Thường trực Tổng LĐLĐ Việt Nam Trần Thanh Hải nhấn mạnh, thành công của Chương trình “01 triệu sáng kiến" đặt ra yêu cầu cần tiếp tục quan tâm, nuôi dưỡng phong trào lao động sáng tạo của công nhân lao động (CNLĐ).

116 tập thể, cá nhân nhận Bằng khen từ Chương trình “01 triệu sáng kiến”

Công đoàn -

116 tập thể, cá nhân nhận Bằng khen từ Chương trình “01 triệu sáng kiến”

LĐLĐ Tây Ninh có 116 tập thể, cá nhân đạt bằng khen trong Chương trình ““01 triệu sáng kiến – nỗ lực vượt khó, sáng tạo quyết tâm chiến thắng đại dịch Covid-19” (Chương trình “01 triệu sáng kiến”).

Đề xuất nhiều giải pháp xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam hiện đại, lớn mạnh Video

Đề xuất nhiều giải pháp xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam hiện đại, lớn mạnh

Sáng ngày 22/11/2024, tại Hà Nội, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam phối hợp với Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Hội đồng Lý luận Trung ương tổ chức hội thảo khoa học quốc gia “Xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam hiện đại, lớn mạnh”.

Hết thời “nhập siêu” văn hóa? Cà phê tối

Hết thời “nhập siêu” văn hóa?

Lễ hội Thiết kế Sáng tạo Hà Nội 2024 đã kết thúc vào hôm qua (17/11). Thành công vang dội của Lễ hội cùng những sự kiện gần đây của các đêm nhạc “nội địa” đang cho thấy nhiều chỉ dấu tích cực về công nghiệp văn hóa.

Talk Công đoàn: Không thực hiện hoạt động chỉ để cho có Talk Công đoàn

Talk Công đoàn: Không thực hiện hoạt động chỉ để cho có

Đồng chí Lê Khánh Minh, Chủ tịch CĐCS Công ty TNHH Luxshare ICT Nghệ An chia sẻ về những kinh nghiệm trong tổ chức hoạt động chăm lo đời sống tinh thần cho đoàn viên và người lao động.

08 quyền của người thụ hưởng chế độ bảo hiểm xã hội Công đoàn

08 quyền của người thụ hưởng chế độ bảo hiểm xã hội

Khoản 2, Điều 10 Luật BHXH 2024 quy định người thụ hưởng chế độ bảo hiểm xã hội có các quyền sau đây:
Muôn nẻo yêu thương số 9: Sưởi ấm cuộc đời nữ công nhân tảo tần Muôn nẻo yêu thương

Muôn nẻo yêu thương số 9: Sưởi ấm cuộc đời nữ công nhân tảo tần

Chương trình Muôn nẻo yêu thương số 9 là câu chuyện về chị Nguyễn Thị Thúy – đoàn viên công đoàn cơ sở Công ty TNHH Quốc tế Cerie (Việt Nam), KCN Bình Xuyên 1, tỉnh Vĩnh Phúc được Công đoàn các KCN tỉnh Vĩnh Phúc hỗ trợ chương trình Mái ấm Công đoàn để chị Thúy có nền tảng tài chính đầu tiên xây nên tổ ấm của riêng mình.

Ban Dân vận Trung ương làm việc với Đảng đoàn Tổng LĐLĐ Việt Nam Video

Ban Dân vận Trung ương làm việc với Đảng đoàn Tổng LĐLĐ Việt Nam

Ngày 21/11, Đoàn công tác Ban Dân vận Trung ương đã có buổi làm việc với Đảng đoàn Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam.

Đọc thêm

Sáng kiến “Rập form cải tiến” làm lợi hàng tỷ đồng của anh công nhân ngành May mặc

Chương trình 01 triệu sáng kiến -

Sáng kiến “Rập form cải tiến” làm lợi hàng tỷ đồng của anh công nhân ngành May mặc

Trước thực trạng hàng ngàn lao động bỏ phố, về quê do tác động của dịch Covid- 19, một số công ty bị thiếu hụt lao động có tay nghề, Công ty Cổ phần 28 Đà Nẵng cũng không tránh khỏi tình trạng đó. Từ thực tế trên, anh Đoàn Nhật Trưng, nhân viên Phòng kỹ thuật của Công ty đã mày mò nghiên cứu làm "Rập form cải tiến" góp phần tăng năng suất, giảm chi phí, tận dụng được công nhân lao động không có tay nghề làm lợi cho Công ty hàng tỷ đồng mỗi năm.

An Giang: Trao Giải thưởng Tôn Đức Thắng và vinh danh CNVCLĐ giỏi năm 2023

Công đoàn -

An Giang: Trao Giải thưởng Tôn Đức Thắng và vinh danh CNVCLĐ giỏi năm 2023

Ngày 18/8, tại Nhà Văn hóa Lao động tỉnh An Giang, UBND tỉnh An Giang phối hợp Liên đoàn Lao động tỉnh long trọng tổ chức Lễ trao tặng Giải thưởng Tôn Đức Thắng lần thứ II và biểu dương đoàn viên, công nhân viên chức lao động giỏi tỉnh An Giang năm 2023.

An Giang: Khát vọng vươn lên từ phong trào thi đua “Lao động giỏi, lao động sáng tạo”

Hoạt động Công đoàn -

An Giang: Khát vọng vươn lên từ phong trào thi đua “Lao động giỏi, lao động sáng tạo”

Từ phong trào thi đua “Lao động giỏi, lao động sáng tạo”, LĐLĐ tỉnh An Giang đã phát hiện hàng loạt nhân tố tiêu biểu, xuất sắc nhất. Bằng niềm đam mê nghiên cứu khoa học, sáng tạo không ngừng, họ đã cống hiến, làm lợi hàng tỷ đồng cho cơ quan, đơn vị.

Không ngừng cải tiến vì sự an toàn và sức khoẻ cho cộng đồng

Công đoàn -

Không ngừng cải tiến vì sự an toàn và sức khoẻ cho cộng đồng

Là một kỹ sư điện, với 23 năm công tác tại Xí nghiệp Điện nước huyện Thoại Sơn (An Giang) và trên cương vị Trưởng Phòng Kỹ thuật Điện nước, anh Dương Quang Minh không chỉ tham gia chỉ đạo tốt hoạt động chuyên môn, chia sẻ khó khăn với đồng nghiệp mà còn không ngừng nghiên cứu, tư duy sáng tạo cho ra nhiều sản phẩm mang ý nghĩa thiết thực...

​​​​​​​Giải pháp tăng oxy và giảm tảo trong ao bằng phương pháp vật lý

Chương trình 01 triệu sáng kiến -

​​​​​​​Giải pháp tăng oxy và giảm tảo trong ao bằng phương pháp vật lý

Giải pháp tăng oxy và giảm tảo trong ao bằng phương pháp vật lý do đoàn viên công đoàn, Thạc sĩ Hồ Quốc Hùng thực hiện. Đây là 1 trong 15 sáng kiến có hiệu quả áp dụng và phạm vi ảnh hưởng trong toàn quốc theo Quyết định UBND TP Cần Thơ đã mang lại hiệu quả thiết thực và được áp dụng rộng rãi tại nhiều địa phương.

Sáng kiến hữu ích của người “mở đường”

Chương trình 01 triệu sáng kiến -

Sáng kiến hữu ích của người “mở đường”

“Lò xử lý rác thải” là mô hình sáng tạo của Thiếu tá Võ Thanh Nhanh, Chủ tịch Công đoàn cơ sở Trường Quân sự QK 9. Ngay sau khi sáng kiến được đưa vào sử dụng, mô hình đã được chỉ huy đơn vị đánh giá cao, thực sự đem lại hiệu quả, góp phần bảo vệ môi trường tại đơn vị.

Kỹ sư Nhà máy Z153: Từ những khó khăn trong sản xuất đã thôi thúc tôi tìm tòi, sáng tạo

Chương trình 01 triệu sáng kiến -

Kỹ sư Nhà máy Z153: Từ những khó khăn trong sản xuất đã thôi thúc tôi tìm tòi, sáng tạo

Từ năm 2017 đến nay, cán bộ, đoàn viên công đoàn, người lao động của Nhà máy Z153, Tổng cục Kỹ thuật đã có hàng trăm giải pháp, đề tài sáng kiến, cải tiến kỹ thuật với tổng giá trị làm lợi hàng tỷ đồng; góp phần quan trọng giải quyết khâu căng, việc khó trong quá trình thực hiện nhiệm vụ chính trị trung tâm của nhà máy.

Nữ công nhân “Giỏi việc nước, đảm việc nhà” có nhiều sáng kiến sáng tạo

Công đoàn -

Nữ công nhân “Giỏi việc nước, đảm việc nhà” có nhiều sáng kiến sáng tạo

Là người có nhiều đề án cải tiến xuất sắc để giảm thao tác khó và nâng cao môi trường làm việc cho người lao động, chị Nguyễn Thị Phương Dung - Tổ trưởng Công đoàn, nhân viên bộ phận đánh bóng Công ty TNHH Phụ tùng xe máy - ô tô Goshi Thăng Long được Công đoàn ngành Công thương Hà Nội khen thưởng trong phong trào thi đua “Giỏi việc nước, đảm việc nhà”.

Hiệu quả thiết thực từ sáng kiến ứng dụng ruồi lính đen vào xử lý rác hữu cơ

Chương trình 01 triệu sáng kiến -

Hiệu quả thiết thực từ sáng kiến ứng dụng ruồi lính đen vào xử lý rác hữu cơ

Việc ứng dụng ruồi lính đen vào xử lý rác hữu cơ đã góp phần đáng kể trong việc gia tăng đa dạng và cân bằng sinh học nhờ sự thu hút được nhiều quần thể của ruồi nhà gây hại. Từ đó, góp phần hiệu quả trong việc hạn chế sử dụng hoá chất.

Thừa Thiên Huế: Nhiều sáng kiến tiêu biểu mang lại hiệu quả thiết thực

Công đoàn -

Thừa Thiên Huế: Nhiều sáng kiến tiêu biểu mang lại hiệu quả thiết thực

Các cấp công đoàn Thừa Thiên Huế đã triển khai và thực hiện tốt Chương trình “01 triệu sáng kiến - nỗ lực vượt khó, sáng tạo, quyết tâm chiến thắng đại dịch Covid-19” (gọi tắt là Chương trình “01 triệu sáng kiến"), đến nay đã có 4.077 lượt nộp sáng kiến lên cổng trực tuyến. Trong đó, có nhiều sáng kiến tiêu biểu đang áp dụng vào thực tiễn, mang lại hiệu quả thiết thực.