Thứ trưởng Bộ Y tế: “Bổ nhiệm chức danh nghề mới được hưởng phụ cấp ưu đãi nghề”
Đời sống - 07/08/2023 18:28 Ý YÊN
Cán bộ dân số mong muốn được ghi nhận và nhìn nhận đúng công việc đang làm Bộ Y tế chỉ ra nguyên nhân cán bộ dân số không được hưởng phụ cấp theo Nghị định 05 |
Thứ trưởng Bộ Y tế giải thích với cử tri: “Chị làm công tác dân số, nghĩa là chị được bổ nhiệm chức danh nghề là viên chức dân số… Và phụ cấp ưu đãi nghề được quy định rất rõ tại Nghị định 204 của Chính phủ, là phụ cấp áp dụng cho các công chức, viên chức làm các công việc hoặc là nghề có điều kiện lao động cao hơn bình thường”.
Bà Nguyễn Thị Liên Hương, Thứ trưởng Bộ Y tế tại Chương trình “Cử tri hỏi, đại biểu Quốc hội trả lời” - Ảnh: Truyền hình Quốc hội. |
Theo đó, Chính phủ quy định chế độ phụ cấp ưu đãi nghề gồm 6 mức, từ 20% đến 70%. “Phụ cấp ưu đãi nghề phụ thuộc vào điều kiện lao động. Càng khắc nghiệt, nguy cơ lây nhiễm càng cao, càng đòi hỏi trình độ chuyên môn sâu thì mức độ phụ cấp ưu đãi nghề càng cao”, bà Hương nói.
Trước phản ánh của viên chức dân số rằng thực tế họ còn làm rất nhiều công việc chuyên môn y tế khác, bà Hương khẳng đinh “đúng thật là như thế”. Đồng thời lãnh đạo Bộ Y tế dẫn chứng, ngoài nhiệm vụ về dân số theo vị trí việc làm, thực tế viên chức dân số phải làm gần 10 việc khác: chương trình y tế học đường, dinh dưỡng học đường, tiêm chủng…
“Rất nhiều nhiệm vụ chuyên môn y tế khác nhưng lại không được bổ nhiệm vào chức danh nghề chuyên môn y tế, dẫn đến không được hưởng phụ cấp đúng theo việc thực tế được làm”, bà Hương lý giải về việc viên chức dân số không được thụ hưởng Nghị định 05.
Thứ trưởng Bộ Y tế nói thêm về trường hợp cụ thể của một viên chức dân số: “Nếu được bổ nhiệm chức danh nghề là chuyên môn y tế, là y tế dự phòng thì chị chắc chắn được hưởng chế độ phụ cấp ưu đãi nghề từ 40% trở lên. Do đó, chị làm nhưng không được hưởng vì các cơ sở y tế đã xem xét phân công và sắp xếp vị trí việc làm chưa đúng với công việc của chị được phân công”.
“Khi giao cho họ nhiều việc khác, anh phải bố trí vị trí việc làm, anh phải bổ nhiệm chức danh nghề, phải đào tạo để họ được hưởng phụ cấp theo đúng công việc họ làm chứ!”, bà Hương nói về trách nhiệm của cơ sở.
Trong Chương trình trực tiếp, đại diện lãnh đạo Bộ Y tế nhiều lần khẳng định Nghị định 05 hoàn toàn đúng chủ trương đường lối của Đảng, Nhà nước, đồng thời nhấn mạnh: “Bổ nhiệm chức danh nghề mới được hưởng phụ cấp ưu đãi nghề. Nghị định 05 là ưu đãi nghề và về phòng chống dịch, và đối với những người tham gia trực tiếp có nghề nghiệp, bổ nhiệm chức danh nghề là công tác y tế dự phòng; tham gia phòng, chống dịch tại y tế cơ sở”.
Thứ trưởng Bộ Y tế nói, nếu có bằng cấp về chuyên môn y tế thì hoàn toàn có thể chuyển đổi chức danh nghề khi mà đơn vị có vị trí việc làm và có nhu cầu. Theo Thứ trưởng Bộ Y tế, dự kiến, thời gian tới Bộ Y tế sẽ có văn bản đôn đốc các địa phương rà soát lại tất cả các vị trí việc làm, việc tuyển dụng, phân công công việc để bố trí vị trí việc làm phù hợp; bổ nhiệm chức danh nghề phù hợp để đảm bảo công bằng, công khai, minh bạch đối với tất cả các cán bộ, trong đó có cán bộ dân số.
Bên cạnh đó, tiếp tục có văn bản đôn đốc, tổ chức hội nghị, hội thảo để tiếp tục hướng dẫn, chỉ đạo, giám sát các địa phương, đảm bảo chế độ chính sách cho cán bộ dân số.
Bà Hương nói thêm, hiện Bộ Y tế là đầu mối xây dựng Luật Dân số, hy vọng sẽ đưa các vấn đề khó khăn, tồn tại liên quan đến tổ chức bộ máy, chế độ chính sách của cán bộ dân số vào để có thể sửa đổi.
Lương không đủ sống Lương mỗi tháng của H’ Chuyên Niê, công nhân Nông trường Cao su Cuôr Đăng (Đắk Lắk) chỉ 5, thậm chí 3 triệu đồng. Và ... |
Hành trình không trọn vẹn Tháng 9 này, những công nhân cuối cùng của Công ty CP Ô tô 1-5 sẽ được chốt sổ bảo hiểm. Kế hoạch tổ chức ... |
Lại nóng chuyện công nhân “cuốc bộ” cả chục tầng vì hỏng thang máy Chị Hiền, cư dân Khu nhà ở công nhân Kim Chung (Đông Anh, Hà Nội) bức xúc vì thỉnh thoảng lại phải “cuốc bộ” cả ... |
Tin cùng chuyên mục
Kinh tế - Xã hội - 22/11/2024 18:55
Cải thiện sức khỏe bà mẹ và trẻ sơ sinh trong cộng đồng dân tộc thiểu số
TS. Trần Đăng Khoa, Phó Vụ trưởng Vụ Sức khỏe Bà mẹ - Trẻ em, Bộ Y tế, cho biết tỷ lệ tử vong mẹ ở vùng sâu, vùng xa, miền núi cao gấp 3,5 lần so với vùng đồng bằng, đô thị; tỷ lệ tử vong mẹ ở dân tộc Mông cao gấp 7-8 lần so với dân tộc Kinh, Tày.
Kinh tế - Xã hội - 20/11/2024 12:28
Trẻ sinh non - đối tượng đặc biệt cần được chăm sóc trong giai đoạn đầu đời
Mỗi năm, Việt Nam có khoảng 100.000 trẻ sinh non, đối mặt với nguy cơ suy dinh dưỡng, bệnh tật và tử vong cao. Làm thế nào để trẻ sinh non được chăm sóc toàn diện, có cơ hội phát triển khỏe mạnh là vấn đề đòi hỏi sự quan tâm đặc biệt từ gia đình, hệ thống y tế và toàn xã hội.
Đời sống - 19/11/2024 14:53
Thu nhập người lao động tại các doanh nghiệp Nhà nước tăng thế nào trong năm 2024?
Năm 2024, thu nhập bình quân của người lao động tại các tập đoàn, tổng công ty Nhà nước tăng trên 10%. Kết quả này không chỉ phản ánh sự phục hồi và tăng trưởng của nền kinh tế mà còn là minh chứng cho sự đóng góp của tổ chức Công đoàn trong việc chăm lo đời sống người lao động.
Đời sống - 15/11/2024 16:58
Bí quyết cải thiện chỉ số thông minh, giúp trẻ phát triển toàn diện
Để trẻ em được phát triển toàn diện, cần phải hỗ trợ can thiệp những năm đầu đời, mang tính đa ngành, toàn diện và liên tục.
Đời sống - 15/11/2024 16:53
Vĩ thanh - trở lại Hua La mùa cà phê
Một năm sau, đầu tháng 11/2024, chúng tôi trở lại xã Hua La (Sơn La), nơi có những cây cà phê đang vào mùa thu hoạch.
Đời sống - 13/11/2024 15:31
Công đoàn cơ sở kiện doanh nghiệp đòi quyền lợi cho người lao động
Mới đây, Ban Chấp hành Công đoàn Công ty TNHH Kobelco E&M Việt Nam (Khu Công Nghiệp Biên Hòa II, thành phố Biên Hoà, tỉnh Đồng Nai) đã có đơn khởi kiện doanh nghiệp này để đòi tiền lương và quyền lợi cho người lao động.