Tạo việc làm cho lao động hồi hương
Đời sống - 05/03/2024 14:10 TRẦN LƯU
Làn sóng di cư và những cuộc ly hương đầy nước mắt |
Gia đình Huỳnh Ngọc Yến (SN 1988, quê Cà Mau) có tới 4 miệng ăn nhưng chỉ có 4 công đất trồng lúa. 6 năm trước, cô rời quê lên TP. HCM làm công nhân tại một công ty thủy sản. Với mức lương hơn 10 triệu đồng/tháng, sau khi tiết kiệm chi tiêu, Yến gửi nhà 6 triệu đồng mỗi tháng.
Yến nói: “Làm công nhân ở đâu cũng vất vả nhưng vì kế sinh nhai đành phải cố gắng làm lụng. Khi bờ ao, thửa ruộng dưới quê nhà không thể mang lại cuộc sống ổn định thì những người cùng trang lứa như em đều chọn cách rời quê đi làm công nhân”.
Gần đây, lao động tại tại các thành phố lớn ở miền Đông có xu hướng hòi hương trở về quê nhà miền Tây để làm việc. Ảnh: Anh Châu. |
Năm 2021, đại dịch Covid-19 bùng phát đã tạo nên làn sóng “di cư ngược”. Những cư dân đồng bằng ngày nào bỏ quê lên các thành phố lớn (TP. HCM, Bình Dương, Đồng Nai…), giờ “tháo chạy” về quê trên những chiếc xe máy. Yến là một trong số đó.
Đối với cô, khoảng thời gian về quê tránh dịch như “một khoảng lặng” để suy nghĩ và hiểu hơn nhiều điều. Sau dịch, khi kinh tế phục hồi, Yến không trở lại TP. HCM nữa. Cùng thời điểm này, quê nhà đổi khác rất nhiều, đường sá láng bon, nhà máy, khu công nghiệp mọc lên khắp nơi. Cô xin vào làm công nhân tại Tập đoàn Thủy sản Minh Phú (TP. Cà Mau).
“Làm việc ở đây tuy thu nhập có thấp hơn so với lúc trước, nhưng được cái giảm bớt gánh chi tiêu như: thuê nhà, tiền điện nước, đi lại… Hơn nữa, làm việc gần nhà em cảm thấy rất yên tâm, lỡ khi đau yếu bệnh hoạn cũng có người thân chăm sóc”, Yến chia sẻ.
Lâu nay, hạ tầng yếu kém là một trong những nguyên nhân chủ yếu kìm hãm sự phát triển của vùng Đồng bằng sông Cửu Long, dù vùng đất này luôn được đánh giá là giàu tiềm năng.
Ông Phan Anh Quốc - nguyên Giám đốc Sở Giao thông vận tải tỉnh Trà Vinh từng chua chát rằng: “Nhìn những con đường nham nhở, đầy ổ voi, ổ gà… là các doanh nghiệp “bỏ của chạy lấy người”, chứ đừng nói gì đến mời gọi đầu tư”.
Công nhân lao động ồ ạt trở về quê nhà miền Tây tránh dịch năm 2021. Ảnh: T.Q. |
Thông thường, các vùng nông thôn ở Đồng bằng sông Cửu Long là nơi cung cấp nguyên liệu như: lúa gạo, trái cây, thủy hải sản… Và lẽ ra các doanh nghiệp sẽ đầu tư về đây, vừa phát triển sản xuất kinh doanh, vừa giải quyết việc làm cho người dân tại chỗ. Tuy nhiên, vì nhiều lý do, trong đó sự yếu kém về hạ tầng khiến các doanh nghiệp chỉ đầu tư tại các khu vực đô thị. Từ đó, tạo ra bất cập trong tạo việc làm, chuyển đổi nghề cho lao động nông thôn, buộc họ phải bỏ quê lên các thành phố lớn.
Những năm gần đây, bằng nhiều nguồn lực khác nhau, cùng sự quan tâm đầu tư của Đảng, Nhà nước, Chính phủ…, hạ tầng giao thông vùng Đồng bằng sông Cửu Long đã không ngừng được cải thiện. “Con đường thịnh vượng” không còn là giấc mơ của hàng chục triệu người dân Tây Nam Bộ mà đang dần trở thành hiện thực.
Khi “điểm nghẽn” dần được tháo gỡ, các doanh nghiệp có xu hướng về tận các vùng quê, “trải thảm đỏ” mời gọi lao động. Đối với người lao động, họ cũng nhận thấy quê hương miền Tây đã bắt đầu trở thành nơi “đáng sống”, và trở lại gắn bó làm việc trên quê hương mình.
Ghi nhận tại Vĩnh Long, bình quân mỗi năm Trung tâm Dịch vụ việc làm tỉnh này tiếp nhận khoảng 13.000 hồ sơ của lao động đề nghị hưởng trợ cấp thất nghiệp. Trong đó quá nửa là người lao động trở về từ các tỉnh, thành phố lớn như TP. HCM, Bình Dương, Đồng Nai… Họ về quê với mong muốn tìm việc làm mới tại quê nhà.
Dự án VSIP Cần Thơ sẽ tạo việc làm cho khoảng 25.000 - 30.000 lao động. Ảnh: P.V |
Đại diện bộ phận tuyển dụng nhân sự Công ty Cholimex Food (TP. HCM) cho biết: trong năm 2024, công ty xây dựng nhà máy mới ở huyện Bến Lức, tỉnh Long An với nhu cầu tuyển dụng lao động khá lớn. Theo đó, công ty cần tuyển 300 lao động phổ thông và 50 lao động cho các vị trí chuyên môn khác, như: nhân viên kỹ thuật, điện lạnh, cơ điện, bán hàng…
Theo vị đại diện này, các lao động hiện có xu hướng không thích đi xa, muốn làm việc ở dưới quê, được gần nhà để đỡ tốn kém các chi phí như: tiền thuê trọ, ăn uống, sinh hoạt, điện nước… Và gần đây, cũng có nhiều khu, cụm công nghiệp mọc lên tại các vùng nông thôn, đã thu hút một lượng lớn lao động đến làm việc tại chỗ. Đây sẽ là thuận lợi cho doanh nghiệp trong công tác tuyển dụng lao động.
Video: Đại diện bộ phận tuyển dụng nhân sự Công ty Cholimex Food (TP. HCM)
Vừa qua, VSIP Group chính thức khởi động dự án VSIP Cần Thơ tại xã Vĩnh Trinh, huyện Vĩnh Thạnh, TP. Cần Thơ. Đây là khu công nghiệp Việt Nam - Singapore (VSIP) thứ 13 trong cả nước và là dự án đầu tiên tại Đồng bằng sông Cửu Long.
Đồng chí Nguyễn Văn Hiếu - Bí thư Thành ủy Cần Thơ, cho biết: Đảng bộ và chính quyền thành phố xác định dự án Khu công nghiệp VSIP Cần Thơ là một trong những dự án trọng điểm của thành phố trong nhiệm kỳ này và trong những năm tiếp theo để tập trung đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế.
Sự phát triển của Khu công nghiệp VSIP Cần Thơ sẽ thúc đẩy phát triển công nghiệp, thương mại dịch vụ, giải quyết nhu cầu việc làm cho người dân địa phương và các tỉnh thành lân cận.
Dự kiến khi hoàn thành sẽ tạo việc làm cho khoảng 25.000 - 30.000 lao động. Người lao động tại địa phương, nhất là lao động trẻ, sẽ có việc làm ổn định, được đào tạo, bồi dưỡng tay nghề, cải thiện thu nhập, giúp nâng cao chất lượng cuộc sống cho người dân vùng Đồng bằng sông Cửu Long nói chung và TP Cần Thơ nói riêng.
Ngoài ra, người lao động đang làm việc tại các tỉnh, thành xa quê có cơ hội được quay về địa phương làm việc tại khu công nghiệp mới này, đây là mong muốn của lãnh đạo TP Cần Thơ qua các thời kỳ. Vì vậy, lãnh đạo thành phố yêu cầu VSIP Cần Thơ có chính sách phù hợp để hỗ trợ chuyển đổi việc làm cho người dân khi giải phóng mặt bằng để xây dựng khu công nghiệp này…
Cán bộ công đoàn "hiến kế" đẩy mạnh phát triển đoàn viên Cán bộ công đoàn "hiến kế" nhiều giải pháp phát triển đoàn viên, thành lập CĐCS tại Hội thảo diễn ra 2 ngày tại Tây ... |
EVN đổi ngày chốt số điện, cả Hà Nội cùng làm toán Việc EVN Hà Nội ghi gộp hơn 50 ngày sử dụng điện của người dân khiến hóa đơn tiền điện của nhiều hộ gia đình ... |
Kế hoạch tổ chức lễ phát động Tháng hành động về ATVSLĐ năm 2024 Tổng LĐLĐ Việt Nam vừa ban hành kế hoạch tổ chức lễ phát động Tháng hành động về an toàn, vệ sinh lao động (ATVSLĐ) ... |
Tin cùng chuyên mục
Kinh tế - Xã hội - 20/11/2024 12:28
Trẻ sinh non - đối tượng đặc biệt cần được chăm sóc trong giai đoạn đầu đời
Mỗi năm, Việt Nam có khoảng 100.000 trẻ sinh non, đối mặt với nguy cơ suy dinh dưỡng, bệnh tật và tử vong cao. Làm thế nào để trẻ sinh non được chăm sóc toàn diện, có cơ hội phát triển khỏe mạnh là vấn đề đòi hỏi sự quan tâm đặc biệt từ gia đình, hệ thống y tế và toàn xã hội.
Đời sống - 19/11/2024 14:53
Thu nhập người lao động tại các doanh nghiệp Nhà nước tăng thế nào trong năm 2024?
Năm 2024, thu nhập bình quân của người lao động tại các tập đoàn, tổng công ty Nhà nước tăng trên 10%. Kết quả này không chỉ phản ánh sự phục hồi và tăng trưởng của nền kinh tế mà còn là minh chứng cho sự đóng góp của tổ chức Công đoàn trong việc chăm lo đời sống người lao động.
Đời sống - 15/11/2024 16:58
Bí quyết cải thiện chỉ số thông minh, giúp trẻ phát triển toàn diện
Để trẻ em được phát triển toàn diện, cần phải hỗ trợ can thiệp những năm đầu đời, mang tính đa ngành, toàn diện và liên tục.
Đời sống - 15/11/2024 16:53
Vĩ thanh - trở lại Hua La mùa cà phê
Một năm sau, đầu tháng 11/2024, chúng tôi trở lại xã Hua La (Sơn La), nơi có những cây cà phê đang vào mùa thu hoạch.
Đời sống - 13/11/2024 15:31
Công đoàn cơ sở kiện doanh nghiệp đòi quyền lợi cho người lao động
Mới đây, Ban Chấp hành Công đoàn Công ty TNHH Kobelco E&M Việt Nam (Khu Công Nghiệp Biên Hòa II, thành phố Biên Hoà, tỉnh Đồng Nai) đã có đơn khởi kiện doanh nghiệp này để đòi tiền lương và quyền lợi cho người lao động.
Người lao động - 11/11/2024 17:50
Rục rịch công bố thưởng Tết, người lao động kỳ vọng mức tương xứng
Còn hơn 2 tháng nữa đến Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, một số doanh nghiệp và công đoàn cơ sở đang dần lên kế hoạch chi lương, thưởng, quà Tết, sao cho vừa phù hợp với tình hình kinh doanh, vừa đáp ứng nguyện vọng của người lao động.
- Những Mái ấm Công đoàn mang nặng nghĩa tình ở Sóc Trăng
- Công đoàn góp sức xây dựng nông thôn mới
- Nâng cao năng lực ứng phó sự cố môi trường và cháy nổ trong các KCN tỉnh Vĩnh Phúc
- Hành trình lấy lại niềm tin sống của cô giáo mắc bệnh trầm cảm sau sinh
- Trên 90% bệnh nhân hài lòng: Thành quả từ sự đồng lòng của cán bộ, viên chức ngành Y