Làn sóng di cư và những cuộc ly hương đầy nước mắt

Đời sống - TRẦN LƯU

Hàng chục năm qua, trong từ điển của người miền Tây có thêm từ "đi Bình Dương", để chỉ những người bỏ quê lên miền Đông tìm việc.
Những đứa trẻ chông chênh trước thềm năm học mới

Thiếu việc, thiếu đất sản xuất... là nguyên nhân "đẩy" lao động nông thôn vùng Đồng bằng sông Cửu Long ra khỏi khu vực truyền thống, khiến nhiều người bấp bênh nơi đô thị.

Rời khỏi đồng bằng

Hơn 3 năm sau ngày khóa cửa, bỏ hoang, bây giờ căn nhà của anh Lê Hoàng Em đã có người về ở. Vẫn những con người đó, chỉ có điều họ đã không có được hạnh phúc như niềm ước vọng của ngày đi - mà thay vào đó, chỉ toàn là đau thương và nước mắt.

Quê anh Hoàng Em ở ấp Xẻo Trâm, xã Hòa An, huyện Phụng Hiệp, tỉnh Hậu Giang, nơi phần lớn người dân không có đất đai, ruộng vườn canh tác. Cuộc sống của họ chỉ trông chờ vào đi làm thuê, làm mướn, công việc chủ yếu là mần ngó sen, cơ cực mà thu nhập chẳng được bao nhiêu.

Năm 2020, gia đình 4 thành viên của anh quyết định bỏ lại căn nhà dưới quê rồi dắt díu nhau lên Bình Dương làm công nhân trong một xưởng gỗ. Không lâu sau đó, dịch Covid-19 bùng phát, gia đình anh bị mất việc làm, phải sống nương tựa vào sự hỗ trợ của chính quyền, các nhà hảo tâm.

Làn sóng di cư và những cuộc ly hương đầy nước mắt

Anh Lê Hoàng Em. Ảnh: P.V

Đến khi dịch bệnh lắng xuống thì lại gặp lúc kinh tế khó khăn, suy thoái. Những người công nhân như anh liên tục bị cắt việc, giãn việc. Không thể trụ lại được, trước Tết Nguyên đán, gia đình buộc phải về quê. Vợ anh ra bán bánh kẹo trước cổng một trường học, hai đứa con gái nhỏ ai mướn gì làm nấy, chật vật mưu sinh qua ngày.

Ông Lê Út Em - Trưởng ấp Xẻo Trâm, xã Hòa An, cho biết: Trong tổng số 202 hộ trong ấp, có tới 81 hộ nghèo và 25 hộ cận nghèo. Hầu hết bà con sở tại không có đất đai, ruộng vườn để làm nông, họ chủ yếu đi làm mướn mưu sinh. Ông Lê Út Em thống kê, đến nay đã có 40 hộ gia đình bỏ xứ lên miền Đông làm công nhân.

“Thay vì ở quê không nghề ngỗng, họ bỏ xứ đi cũng là một cách để giảm gánh nặng cho gia đình, cho chính sách ở địa phương, ít nhất là cũng tự nuôi sống bản thân mình được”, ông Út Em nói.

Anh Lê Hoàng Em là một trong số hàng triệu trường hợp thuộc làn sóng di cư ra khỏi Đồng bằng sông Cửu Long. Họ tìm đến TP. HCM và các tỉnh miền Ðông Nam Bộ với mong ước có cơ hội việc làm để cuộc sống được khá hơn so với ở quê.

Những năm gần đây, hạn mặn xâm nhập, thiếu nước ngọt, ảnh hưởng của các đập nước trên thượng nguồn, rồi biến đổi khí hậu… đang là những yếu tố làm ảnh hưởng sinh kế trầm trọng và thúc đẩy luồng di dân. Ở chiều ngược lại, lực hút từ sự phát triển của TP. HCM và khu vực miền Đông cũng kéo nhiều người dân ra khỏi vùng Đồng bằng sông Cửu Long.

Làn sóng di cư và những cuộc ly hương đầy nước mắt

Biến đổi khí hậu là một trong những nguyên nhân tạo nên làm sóng di cư ra khỏi Đồng bằng sông Cửu Long. Ảnh: P.V

Người tứ xứ lâu nay vốn coi TP. HCM và các tỉnh Bình Dương, Đồng Nai là nơi "đất lành". Hàng chục năm qua, trong từ điển của người miền Tây có thêm từ "đi Bình Dương", để chỉ những người bỏ quê lên miền Đông tìm việc.

Cha mẹ gãy gánh giữa đường nên từ nhỏ, Nguyễn Hoàng Nguyên (SN 1992, xã Lý Văn Lâm, TP Cà Mau) đã phải nương tựa bà nội. Mỗi ngày, ngoài chút ít thời gian ở ao, vuông, Nguyên chỉ biết ra ngồi cà phê, hoặc tụ tập bạn bè nhậu nhẹt.

4 năm trước, chàng trai lên TP. HCM làm tài xế trong một công ty vận chuyển hàng hóa. Rồi anh lập gia đình, có con. Do áp lực tài xế phải liên tục đi xa, một dạo Nguyên đem con về dưới quê chăm sóc. Hai năm sau, vợ chồng Nguyên trở về, nhưng đứa trẻ cứ nhìn cha mẹ dè chừng như… người lạ!

Làn sóng di cư và những cuộc ly hương đầy nước mắt
Rất đông lao động nông thôn Đồng bằng sông Cửu Long đã bỏ quê lên các thành phố lớn làm công nhân. Ảnh: P.V.

Làm sao để “ly nông bất ly hương”?

Báo cáo Kinh tế thường niên Đồng bằng sông Cửu Long của Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) chỉ ra rằng, trong 10 năm qua đã có hơn 1,3 triệu người dân di cư khỏi Đồng bằng sông Cửu Long.

Phần lớn người di cư trong độ tuổi lao động và có trình độ học vấn cao. Số liệu điều tra năm 2019 cho biết 73% số người di cư thuộc lực lượng lao động, trong đó, độ tuổi 15-19 chiếm 52,8%, độ tuổi 20-29 là 74,6%, độ tuổi 30-39 là 92,1%.

Thông tin cho biết phần lớn số sinh viên từ Đồng bằng sông Cửu Long theo học đại học ở TP. HCM không trở về. Ngoài ra, ngày càng có nhiều sinh viên tốt nghiệp từ tác trường đại học trong vùng chuyển đến làm việc ở TP. HCM. Các tỉnh đô thị hóa thấp có tỷ lệ di cư thuần cao: Bến Tre, Trà Vinh, Vĩnh Long.

Làn sóng di cư và những cuộc ly hương đầy nước mắt

Người từ TP. HCM và các tỉnh miền Đông trở về quê tại chặn tại chốt kiểm dịch (thuộc tỉnh Hậu Giang) trong đợt dịch Covid-19 năm 2021. Ảnh: P.V.

Thiếu việc làm, thu nhập thấp, thiếu đất sản xuất, lao động chưa qua đào tạo và sinh kế khan hiếm ở nông thôn miền Tây chính là nguyên nhân đẩy lao động ra khỏi khu vực truyền thống. Nó đang đi ngược lại với cụm từ “ly nông bất ly hương”, mà chúng ta có thể hiểu một cách đơn giản là người dân chuyển đổi từ sản xuất nông nghiệp sang lĩnh vực sản xuất phi nông nghiệp (công nghiệp, du lịch và dịch vụ) mà không phải rời xa quê hương.

Các chuyên gia cho rằng sự dịch chuyển lao động giữa khu vực nông thôn và đô thị trong quá trình phát triển của bất kỳ một vùng đất, một quốc gia nào trên thế giới là điều tất yếu nhưng vấn đề lo ngại là tình trạng “di cư bị động”. Đã có bằng chứng cho thấy, việc chuyển đổi kinh tế theo hướng phát triển công nghiệp và dịch vụ ở nông thôn miền Tây chưa thật sự tạo được nhiều việc làm cho đại bộ phận lao động. Phát triển tiểu khu công nghiệp và ngành nghề truyền thống đặc biệt là ở khu vực nông thôn còn nhiều khó khăn về nguồn vốn và thị trường tiêu thụ.

Tiến sĩ Trần Hữu Hiệp, chuyên gia kinh tế Đồng bằng sông Cửu Long nhớ lại, từ năm 2011, khi tham gia đoàn công tác của Ban Chỉ đạo Tây Nam bộ và các bộ, ngành trung ương khảo sát các chuyên đề giảm nghèo, đời sống công nhân, đào tạo nghề cho lao động nông thôn và xây dựng nông thôn mới ở Đồng bằng sông Cửu Long, bản thân ông nhận thấy đã nổi lên những mảng tối của bức tranh này. Ở đó, sự chuyển đổi kinh tế ở các địa phương chưa tạo được nhiều việc làm cho người dân.

Làn sóng di cư và những cuộc ly hương đầy nước mắt
Với mỗi người bỏ quê, là mỗi cuộc ly hương đầy nước mắt. Ảnh: P.V.

Theo Tiến sĩ Trần Hữu Hiệp, người miền Tây thực bụng, nghĩ đơn giản, nên mơ ước cũng không xa vời, chỉ cần có cái ăn, cái mặc qua ngày. Nhiều người rời quê với ước mơ sau này về xây lại cái nhà khang trang hơn, có vài công ruộng, miếng vườn nhỏ. Họ chấp nhận sống lay lắt nơi đô thị, trong những phòng trọ chỉ khoảng 10m2. Một thế hệ rồi hai, ba thế hệ người tha hương, giấc mơ mãi không thành. Nhiều người hàng chục năm ngoái lại, khi đất khách chưa là quê mới mà quê hương đã thành cố hương.

Ra đi vì lẽ sống, mưu sinh, đổi đời cũng là một tất yếu, có ý nghĩa tích cực, tuy nhiên cũng nảy sinh những bất cập. Đó là sự chênh lệch về số dân giữa nông thôn với thành thị, giữa thành thị đồng bằng châu thổ với các thành phố lớn, thành phố đang phát triển. Hệ lụy là những vấn đề xã hội nhức nhối. Đó là cảnh nhiều thôn, ấp thiếu vắng bóng người, ruộng nương không ai cày cấy, nhà cửa không người trông nom. Nhiều trẻ em do thiếu vắng tình thương của cha mẹ, không được chăm sóc dạy dỗ chu đáo, không được học hành có nguy cơ sa ngã, vi phạm pháp luật...

“Khi xảy ra thiên tai, hạn mặn, sạt lở, người ta chỉ thống kê bao nhiêu hecta lúa, rau màu, vườn cây, ao nuôi thủy sản thiệt hại, mà quên đi những "di chứng" đang âm ỉ trong mỗi gia đình khi nhiều người từ đó phải bỏ quê đi làm ăn xa. Con cái để lại cho ông bà, sống thiếu tình thương cha mẹ, hoặc phải gồng gánh lên thành phố ở phòng trọ, vào các nhóm giữ trẻ rẻ tiền, chịu tổn thương tâm lý khi gặp phải nạn bạo hành trẻ em”, Tiến sĩ Hiệp nói.

* Hình ảnh người dân miền Tây về quê trong đại dịch Covid-19

Báo cáo Kinh tế thường niên Đồng bằng sông Cửu Long năm 2022 nêu ra "ba vòng xoáy đi xuống" của vùng gồm: vòng xoáy lao động, ngân sách và cấu trúc kinh tế vùng. Trong đó, vòng xoáy lao động là tình trạng thiếu việc làm tại chỗ.

Trong năm 2023, nền kinh tế suy thoái dẫn đến hơn nửa triệu người mất việc trên cả nước, và đằng sau đó là những cảnh đời khốn khó của lao động nhập cư như anh Nguyên, anh Hoàng Em...

“Chính vì vậy mà những cuộc "di dân ngược" của lao động ngoại tỉnh về quê cần được xem xét ở trên nhiều bình diện khác nhau. Cần đảm bảo các yêu cầu quản lý dân cư, đến các giải pháp kinh tế, bố trí lại việc làm, cân đối thị trường lao động... Chính sách ưu tiên cho tam nông, ly nông bất ly hương phải được xem là nền tảng quyết định nhằm tạo dựng niềm tin, sự gắn bó với quê hương của người dân. Vấn đề cốt lõi của Đồng bằng sông Cửu Long vẫn là định vị vùng, bố trí không gian và huy động các nguồn lực phát triển với mục tiêu đưa vùng này thành nơi đáng sống với người dân, là điểm đến hấp dẫn đối với du khách và nhà đầu tư. Động lực mới cần được bắt đầu chính từ nội lực của vùng, từ nguồn nhân lực bậc cao, từ khoa học và công nghệ và từ doanh nghiệp. Đây sẽ là những mảnh ghép, vá lại "giấc mơ dang dở" của người di cư”, Tiến sĩ Trần Hữu Hiệp kiến nghị.

Vị chuyên gia cũng đề xuất cần xem việc xuất cư và cuộc “di cư ngược” trong đại dịch Covid-19 hay trong làn sóng thải loại lao động vừa qua của người lao động miền Tây như là chỉ dấu để rà soát chính sách, bố trí lại cơ cấu lao động, đảm bảo các yêu cầu phát triển cân đối, tính toán phương kế lâu dài cho một thị trường lao động đang rất bấp bênh và thiếu phối hợp giữa hai khu vực lớn là miền Đông và miền Tây Nam bộ - một nơi công nghiệp phát triển, tốc độ đô thị hóa tăng cao và một nơi còn nặng nông nghiệp và thiếu việc làm. Những cảnh báo như thế này xem ra vẫn chưa muộn!

Doanh nghiệp về tận xã tuyển lao động, hỗ trợ tiền cho tháng đầu đi làm Doanh nghiệp về tận xã tuyển lao động, hỗ trợ tiền cho tháng đầu đi làm

Đó là cách của một doanh nghiệp thuộc lĩnh vực may mặc trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế đang thực hiện, nhằm tuyển 1.800 ...

Khi phim Nhà nước “cháy vé” Khi phim Nhà nước “cháy vé”

“Đào, phở và piano” - bộ phim Nhà nước đặt hàng đang trở thành cơn sốt phòng vé.

Quảng Ninh: Gần 60 công nhân nhập viện nghi bị ngộ độc khí Quảng Ninh: Gần 60 công nhân nhập viện nghi bị ngộ độc khí

Trong khi đang làm việc, 57 công nhân Công ty TNHH Vega Balls thuộc Khu công nghiệp Đông Mai có biểu hiện buồn nôn, đau ...

Chia sẻ
In bài viết

Tin cùng chuyên mục

Cải thiện sức khỏe bà mẹ và trẻ sơ sinh trong cộng đồng dân tộc thiểu số

Kinh tế - Xã hội -

Cải thiện sức khỏe bà mẹ và trẻ sơ sinh trong cộng đồng dân tộc thiểu số

TS. Trần Đăng Khoa, Phó Vụ trưởng Vụ Sức khỏe Bà mẹ - Trẻ em, Bộ Y tế, cho biết tỷ lệ tử vong mẹ ở vùng sâu, vùng xa, miền núi cao gấp 3,5 lần so với vùng đồng bằng, đô thị; tỷ lệ tử vong mẹ ở dân tộc Mông cao gấp 7-8 lần so với dân tộc Kinh, Tày.

Trẻ sinh non - đối tượng đặc biệt cần được chăm sóc trong giai đoạn đầu đời

Kinh tế - Xã hội -

Trẻ sinh non - đối tượng đặc biệt cần được chăm sóc trong giai đoạn đầu đời

Mỗi năm, Việt Nam có khoảng 100.000 trẻ sinh non, đối mặt với nguy cơ suy dinh dưỡng, bệnh tật và tử vong cao. Làm thế nào để trẻ sinh non được chăm sóc toàn diện, có cơ hội phát triển khỏe mạnh là vấn đề đòi hỏi sự quan tâm đặc biệt từ gia đình, hệ thống y tế và toàn xã hội.

Thu nhập người lao động tại các doanh nghiệp Nhà nước tăng thế nào trong năm 2024?

Đời sống -

Thu nhập người lao động tại các doanh nghiệp Nhà nước tăng thế nào trong năm 2024?

Năm 2024, thu nhập bình quân của người lao động tại các tập đoàn, tổng công ty Nhà nước tăng trên 10%. Kết quả này không chỉ phản ánh sự phục hồi và tăng trưởng của nền kinh tế mà còn là minh chứng cho sự đóng góp của tổ chức Công đoàn trong việc chăm lo đời sống người lao động.

Bí quyết cải thiện chỉ số thông minh, giúp trẻ phát triển toàn diện

Đời sống -

Bí quyết cải thiện chỉ số thông minh, giúp trẻ phát triển toàn diện

Để trẻ em được phát triển toàn diện, cần phải hỗ trợ can thiệp những năm đầu đời, mang tính đa ngành, toàn diện và liên tục.

Vĩ thanh - trở lại Hua La mùa cà phê

Đời sống -

Vĩ thanh - trở lại Hua La mùa cà phê

Một năm sau, đầu tháng 11/2024, chúng tôi trở lại xã Hua La (Sơn La), nơi có những cây cà phê đang vào mùa thu hoạch.

Công đoàn cơ sở kiện doanh nghiệp đòi quyền lợi cho người lao động

Đời sống -

Công đoàn cơ sở kiện doanh nghiệp đòi quyền lợi cho người lao động

Mới đây, Ban Chấp hành Công đoàn Công ty TNHH Kobelco E&M Việt Nam (Khu Công Nghiệp Biên Hòa II, thành phố Biên Hoà, tỉnh Đồng Nai) đã có đơn khởi kiện doanh nghiệp này để đòi tiền lương và quyền lợi cho người lao động.

Đề xuất nhiều giải pháp xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam hiện đại, lớn mạnh Video

Đề xuất nhiều giải pháp xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam hiện đại, lớn mạnh

Sáng ngày 22/11/2024, tại Hà Nội, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam phối hợp với Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Hội đồng Lý luận Trung ương tổ chức hội thảo khoa học quốc gia “Xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam hiện đại, lớn mạnh”.

Hết thời “nhập siêu” văn hóa? Cà phê tối

Hết thời “nhập siêu” văn hóa?

Lễ hội Thiết kế Sáng tạo Hà Nội 2024 đã kết thúc vào hôm qua (17/11). Thành công vang dội của Lễ hội cùng những sự kiện gần đây của các đêm nhạc “nội địa” đang cho thấy nhiều chỉ dấu tích cực về công nghiệp văn hóa.

Talk Công đoàn: Không thực hiện hoạt động chỉ để cho có Talk Công đoàn

Talk Công đoàn: Không thực hiện hoạt động chỉ để cho có

Đồng chí Lê Khánh Minh, Chủ tịch CĐCS Công ty TNHH Luxshare ICT Nghệ An chia sẻ về những kinh nghiệm trong tổ chức hoạt động chăm lo đời sống tinh thần cho đoàn viên và người lao động.

08 quyền của người thụ hưởng chế độ bảo hiểm xã hội Công đoàn

08 quyền của người thụ hưởng chế độ bảo hiểm xã hội

Khoản 2, Điều 10 Luật BHXH 2024 quy định người thụ hưởng chế độ bảo hiểm xã hội có các quyền sau đây:
Muôn nẻo yêu thương số 9: Sưởi ấm cuộc đời nữ công nhân tảo tần Muôn nẻo yêu thương

Muôn nẻo yêu thương số 9: Sưởi ấm cuộc đời nữ công nhân tảo tần

Chương trình Muôn nẻo yêu thương số 9 là câu chuyện về chị Nguyễn Thị Thúy – đoàn viên công đoàn cơ sở Công ty TNHH Quốc tế Cerie (Việt Nam), KCN Bình Xuyên 1, tỉnh Vĩnh Phúc được Công đoàn các KCN tỉnh Vĩnh Phúc hỗ trợ chương trình Mái ấm Công đoàn để chị Thúy có nền tảng tài chính đầu tiên xây nên tổ ấm của riêng mình.

Ban Dân vận Trung ương làm việc với Đảng đoàn Tổng LĐLĐ Việt Nam Video

Ban Dân vận Trung ương làm việc với Đảng đoàn Tổng LĐLĐ Việt Nam

Ngày 21/11, Đoàn công tác Ban Dân vận Trung ương đã có buổi làm việc với Đảng đoàn Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam.

Đọc thêm

Rục rịch công bố thưởng Tết, người lao động kỳ vọng mức tương xứng

Người lao động -

Rục rịch công bố thưởng Tết, người lao động kỳ vọng mức tương xứng

Còn hơn 2 tháng nữa đến Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, một số doanh nghiệp và công đoàn cơ sở đang dần lên kế hoạch chi lương, thưởng, quà Tết, sao cho vừa phù hợp với tình hình kinh doanh, vừa đáp ứng nguyện vọng của người lao động.

Phòng trọ tối thiểu 5m2/người: Công nhân vừa mừng vừa lo

Đời sống -

Phòng trọ tối thiểu 5m2/người: Công nhân vừa mừng vừa lo

Được ở trong phòng trọ rộng rãi, thoáng mát là điều ai cũng mong muốn. Nhưng với công nhân lao động sẽ đi kèm với nỗi lo chi phí thuê trọ tăng cao, vì “tiền nào của nấy”…

Lao động nhập cư và làn sóng “bỏ phố về quê”

Người lao động -

Lao động nhập cư và làn sóng “bỏ phố về quê”

Nhiều năm gần đây, người lao động nhập cư ở nhiều thành phố, đô thị lớn dần có xu hướng quay trở về quê hương làm việc. Có nhiều yếu tố tác động đến quyết định này, trong số đó là quan điểm “muốn về gần nhà” và sự thay đổi trong chính sách thu hút nhân lực của các địa phương.

Hàng trăm công nhân tham gia Giải chạy tiếp sức Ekiden lần thứ 2

Người lao động -

Hàng trăm công nhân tham gia Giải chạy tiếp sức Ekiden lần thứ 2

Công ty TNHH Khu công nghiệp Thăng Long Vĩnh Phúc vừa tổ chức Giải chạy tiếp sức Ekiden lần thứ 2, thu hút sự tham gia của vận động viên tại 17 doanh nghiệp.

Sống xa cha mẹ, con công nhân dễ sống khép kín, thiếu tự tin

Đời sống -

Sống xa cha mẹ, con công nhân dễ sống khép kín, thiếu tự tin

Có đến 30,2% trẻ em từ độ tuổi 0 đến dưới 16 là con của công nhân đang phải sống xa cha mẹ. Điều này khiến trẻ đối mặt với nguy cơ thiếu thốn tình cảm và giảm khả năng phát triển toàn diện.

Vay lãi suất thấp, công nhân bị loại vì… thu nhập cao!

Đời sống -

Vay lãi suất thấp, công nhân bị loại vì… thu nhập cao!

“Tôi nghĩ thu nhập càng cao thì càng dễ vay vốn, vì có đủ khả năng trả nợ, đằng này hồ sơ của tôi lại bị loại”, một nam công nhân chia sẻ khi nói về những quy định mới thuộc Thông tư 33 của Ngân hàng Nhà nước.

Dồn tiền bán đất ở quê hơn 1 năm vẫn chưa mua được chung cư Hà Nội

Người lao động -

Dồn tiền bán đất ở quê hơn 1 năm vẫn chưa mua được chung cư Hà Nội

Nhiều năm tích góp, thậm chí bán đất ở quê để nuôi hy vọng mua nhà ở Hà Nội, nhưng người lao động vẫn chật vật vì số tiền gom được không “kịp” theo tốc độ tăng của giá nhà.

Bộ đội giúp dân khắc phục sau cơn bão Trà Mi

Đời sống -

Bộ đội giúp dân khắc phục sau cơn bão Trà Mi

Miền Trung đang bước vào mùa bão lũ. Tại tỉnh Thừa Thiên Huế nhiều địa phương đã bị thiệt hại nặng trong những đợt mưa bão tháng 10, nhất là cơn bão Trà Mi. Cùng với lực lượng công an, các chiến sĩ, bộ đội, lực lượng dân quân đại phương cũng tất tả ngược xuôi giúp, giầm mình trong mưa bão để gia cố từng mét kè biển, nhặt từng tấm tôn, tấm ngói bão thổi bay để giúp nhân dân ổn định đời sống, vượt qua những khó khăn, mất mát.

Giá chung cư Hà Nội tăng chóng mặt, người lao động hụt hơi "giấc mơ an cư”

Người lao động -

Giá chung cư Hà Nội tăng chóng mặt, người lao động hụt hơi "giấc mơ an cư”

Giá chung cư tăng phi mã từ quý IV/2023 đến nay khiến công nhân, người lao động nhập cư ngày càng khó tiếp cận.

Xót thương nam thanh niên xung kích bị lũ cuốn trôi khi tham gia cứu hộ

Đời sống -

Xót thương nam thanh niên xung kích bị lũ cuốn trôi khi tham gia cứu hộ

Vừa thực hiện xong nghĩa vụ quân sự, trở về quê lập nghiệp, anh Lê Ngọc Hơn (huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình) xung phong tham gia Tổ xung kích phòng, chống thiên tai. Trong quá trình hỗ trợ bà con dọn dẹp tránh lụt, anh không may bị nước lũ cuốn trôi.