Tăng gần 14% tiền lương và trợ cấp tiêu dùng 312.000/người/tháng cho người lao động
Công đoàn

Tăng gần 14% tiền lương và trợ cấp tiêu dùng 312.000/người/tháng cho người lao động

THU CHINH
Tác giả: THU CHINH
Công đoàn Công ty TNHH Sakurai Việt Nam (Khu công nghiệp Lễ Môn, TP. Thanh Hóa, tỉnh Thanh Hóa) đã thương lượng thành công với người sử dụng lao động tăng tiền lương, bổ sung phụ cấp về trợ giá tiêu dùng cho người lao động với mức 312.000 đồng/người/tháng.
Hàng chục tỉ đồng chăm lo, hỗ trợ người lao động Người công nhân mù khóc khi đón nhận món quà của Thủ tướng
Tăng gần 14% tiền lương và trợ cấp tiêu dùng 312.000/người/tháng cho người lao động
Đồng chí Trần Thanh Hải - Phó Chủ tịch Thường trực Tổng LĐLĐ Việt Nam thăm hỏi, động viên công nhân của Công ty. Ảnh: CĐ

Công ty TNHH Sakurai Việt Nam hiện có 12.300 công nhân lao động, chuyên sản xuất hàng may mặc.

Theo đồng chí Nguyễn Hữu Quang - Chủ tịch Công đoàn Công ty TNHH Sakurai Việt Nam, dịch bệnh Covid-19 bùng phát đã tác động không nhỏ đến hoạt động sản xuất, kinh doanh và đời sống, việc làm của người lao động (NLĐ). Tuy nhiên, trong dịch bệnh, Công ty vẫn đảm bảo chế độ, phúc lợi và chính sách cho NLĐ. Những NLĐ phải cách ly, điều trị vì Covid-19 đều được hưởng nguyên lương và được tham gia Bảo hiểm xã hội, Bảo hiểm y tế, Bảo hiểm thất nghiệp đầy đủ.

Tăng gần 14% tiền lương và trợ cấp tiêu dùng 312.000/người/tháng cho người lao động

Đồng chí Trần Thanh Hải - Phó Chủ tịch Thường trực Tổng LĐLĐ Việt Nam làm việc với Công đoàn Công ty về triển khai Chương trình "01 triệu sáng kiến - nỗ lực vượt khó, sáng tạo, quyết tâm chiến thắng đại dịch Covid-19". Ảnh: CĐ

Chính phủ đã ban hành Nghị định số 38/2022/NĐ-CP ngày 12/6/2022 quy định mức lương tối thiểu đối với NLĐ làm việc theo hợp đồng lao động từ ngày 01/7/2022. Căn cứ vào quy định trên, Công đoàn cơ sở đã thương lượng thành công với Ban Giám đốc Công ty tăng lương cơ bản cho NLĐ. Ngoài tăng lương cơ bản, NLĐ còn được tăng các khoản tiền phúc lợi khác như: Tiền thâm niên, thêm phụ cấp trợ giá tiêu dùng 312.000 đồng/người/tháng, tiền điện thoại 50.000đ/người/tháng.

“Để thương lượng, đàm phán được với doanh nghiệp tăng lương cho NLĐ thì cán bộ Công đoàn phải nắm chắc quy định về thang, bảng lương. Trong quá trình thương lượng, Ban Chấp hành Công đoàn phân tích để chủ doanh nghiệp hiểu rằng khi doanh nghiệp khó khăn, NLĐ sẵn sàng chia sẻ. Vì vậy, khi doanh nghiệp có lợi nhuận cũng cần chia sẻ hài hòa lợi ích để NLĐ gắn bó lâu dài. Nếu doanh nghiệp tăng lương với mức thấp hơn mặt bằng chung thì trong bối cảnh NLĐ vất vả bởi giá hàng hóa tăng cao, thu nhập thấp, chính sách thu hút nhân lực của các doanh nghiệp khác sẽ khiến Công ty mất lao động” - đồng chí Nguyễn Hữu Quang cho biết.

Tăng gần 14% tiền lương và trợ cấp tiêu dùng 312.000/người/tháng cho người lao động
Công đoàn tổ chức hoạt động thể thao cho NLĐ. Ảnh: CĐ

Theo kết quả thương lượng, tiền lương của NLĐ theo bậc lương từ 1 đến 10 và vượt khung tăng 11,43%. Riêng tiền lương của lao động học việc tăng 13,55%. Cũng theo đồng chí Nguyễn Hữu Quang, ngoài vấn đề tiền lương cơ bản, Công đoàn cần nắm được đơn giá và sản lượng của nhà máy để thương lượng tăng lương cho NLĐ ở phần năng suất chênh lệch. Từ đó khuyến khích NLĐ làm giỏi, yêu nghề và nâng cao năng suất lao động. Cụ thể, Công đoàn đã thương lượng được với người sử dụng lao động tăng lương cho NLĐ đạt sản lượng hơn 2.000 sản phẩm/giờ. NLĐ đạt sản lượng trên được tăng 262.000 đồng/người/tháng (tương đương tỉ lệ 6,12%).

Hiện nay, Công ty chỉ có một số lao động (học việc, trong thời gian điều trị bệnh, nuôi con nhỏ, năng lực hạn chế) mới hưởng lương thời gian. Còn lại, hầu hết NLĐ thích làm việc theo sản lượng vì có nhiều lương hơn. Doanh nghiệp cũng có lợi vì có nhiều sản phẩm hơn, nhiều đơn hàng hơn.

Tăng gần 14% tiền lương và trợ cấp tiêu dùng 312.000/người/tháng cho người lao động
Trao hỗ trợ xây dựng nhà ở "Mái ấm Công đoàn" cho NLĐ có hoàn cảnh khó khăn. Ảnh: CĐ

Quá trình thương lượng gặp không ít khó khăn. Đó là, pháp luật hiện hành mới quy định tiền lương, chưa quy định về tiền lương theo đơn giá đối với lao động trong ngành May mặc, Giày da, Chế biến thủy sản. Do vậy, Công đoàn cần hiểu rõ đơn giá, các công đoạn của ngành May như: May cúc áo, cổ, tay, gấu áo… để làm cơ sở tính đơn giá sản lượng cho NLĐ. Bản thân Chủ tịch Công đoàn đã quan sát kỹ lưỡng công nhân, từ người may giỏi đến người may yếu rồi tính mức bình quân để ra được đơn giá cụ thể. Cán bộ Công đoàn cần nắm được mức lương của NLĐ, đơn giá các sản phẩm, tiền trích nộp thuế của doanh nghiệp… thì mới làm tốt công tác đàm phán, thương lượng.

Tại Công ty TNHH Sakurai Việt Nam, có bậc lương khi điều chỉnh sẽ tác động đến hơn 11.000 người (chủ yếu là công nhân lao động trực tiếp). Có bậc lương chỉ có vài trăm người. Có bậc lương chỉ có 5 - 6 người. Quan điểm của Công đoàn là đứng về số đông NLĐ, nhất là công nhân trực tiếp sản xuất. Công đoàn phải lấy tinh thần dân tộc, yêu thương con người Việt Nam, trách nhiệm xây dựng quan hệ lao động hài hòa, tiến bộ, ổn định lên trên hết. Như vậy đồng nghĩa với việc người có lương cao cũng phải đồng thuận với chủ trương của Công đoàn để bảo vệ NLĐ lương thấp, yếu thế.

"Trong thương lượng, đàm phán phải tìm ra điểm lợi ích chung mà các bên đều được hưởng. Bản thân Chủ tịch Công đoàn và Ban Chấp hành phải có ý kiến với lãnh đạo doanh nghiệp nếu họ không lắng nghe. Mục tiêu cao nhất là qua thương lượng, đàm phán về tiền lương thì các bên đều hướng đến sự ổn định, phát triển bền vững của doanh nghiệp. Đồng thời xây dựng mối quan hệ lao động hài hòa, ổn định và tiến bộ trong doanh nghiệp và tạo động lực cho NLĐ gắn bó lâu dài” - đồng chí Nguyễn Hữu Quang cho biết.

Người công nhân mù khóc khi đón nhận món quà của Thủ tướng Người công nhân mù khóc khi đón nhận món quà của Thủ tướng

Trong số hơn 20 công nhân lao động có hoàn cảnh khó khăn được Thủ tướng Chính phủ tặng quà trong chương trình "Thủ tướng ...

Vụ Việt Á nếu Hải quan công bố sớm... Vụ Việt Á nếu Hải quan công bố sớm...

Theo Báo Tuổi Trẻ thông tin, sáng 14/6, khi thảo luận về dự án Luật Thực hiện dân chủ cơ sở tại diễn đàn Quốc ...

Doanh nghiệp cần tham gia Bảo hiểm trách nhiệm ở mức cao cho thuyền viên Doanh nghiệp cần tham gia Bảo hiểm trách nhiệm ở mức cao cho thuyền viên

Tổng giám đốc Tổng công ty Hàng hải Việt Nam Nguyễn Cảnh Tĩnh đề nghị các doanh nghiệp vận tải biển ngoài việc bảo đảm ...

Tin mới hơn

Siêu thị giảm giá cho người lao động Công ty TNHH Yazaki Eds Việt Nam

Siêu thị giảm giá cho người lao động Công ty TNHH Yazaki Eds Việt Nam

Ra đời từ năm 2010 tại Công ty TNHH Yazaki EDS Việt Nam (Bình Dương), mô hình Siêu thị Công đoàn đã trở thành điểm tựa thiết thực, góp phần cải thiện đời sống vật chất và tinh thần cho người lao động. Sau nhiều năm hoạt động, mô hình này đã phát huy hiệu quả, thu hút đến 70% công nhân thường xuyên mua sắm.
Kết quả chương trình phúc lợi của LĐLĐ tỉnh Bình Dương

Kết quả chương trình phúc lợi của LĐLĐ tỉnh Bình Dương

Từ năm 2023 đến nay, chương trình “Phúc lợi đoàn viên” do LĐLĐ tỉnh Bình Dương được triển khai, trở thành điểm tựa vững chắc, góp phần quan trọng trong việc nâng cao chất lượng cuộc sống, tạo sự gắn bó giữa người lao động và tổ chức Công đoàn.
Công đoàn Than - Khoáng sản hỗ trợ nữ công nhân phát triển kinh tế

Công đoàn Than - Khoáng sản hỗ trợ nữ công nhân phát triển kinh tế

Đề án hỗ trợ nữ công nhân lao động khó khăn phát triển kinh tế gia đình là bước đi thiết thực của Công đoàn TKV nhằm giúp đoàn viên vượt qua hoàn cảnh, tăng thu nhập, ổn định cuộc sống và gắn bó bền chặt hơn với tổ chức Công đoàn.

Tin tức khác

Kết quả chăm lo phúc lợi đoàn viên của Công đoàn Việt Nam trong quý I/2025

Kết quả chăm lo phúc lợi đoàn viên của Công đoàn Việt Nam trong quý I/2025

Trong quý I năm 2025, tổ chức Công đoàn Việt Nam đã phát huy rõ nét vai trò là chỗ dựa tin cậy, đại diện bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của đoàn viên, người lao động.
Chăm sóc sức khỏe đoàn viên, người lao động tỉnh Bắc Giang giai đoạn 2025 - 2030

Chăm sóc sức khỏe đoàn viên, người lao động tỉnh Bắc Giang giai đoạn 2025 - 2030

Giai đoạn 2025 - 2030, LĐLĐ tỉnh Bắc Giang cùng Sở Y tế tỉnh ký kết chương trình phối hợp chăm sóc sức khoẻ cho đoàn viên, người lao động trên địa bàn.
Công đoàn Long An – Điểm tựa cho đoàn viên, người lao động nhập cư

Công đoàn Long An – Điểm tựa cho đoàn viên, người lao động nhập cư

Giữa vùng công nghiệp phát triển sôi động, nơi hàng trăm ngàn lao động nhập cư đang ngày ngày mưu sinh, tổ chức Công đoàn tỉnh Long An như một người bạn đồng hành thầm lặng nhưng bền bỉ, mang đến sự chở che, sẻ chia và cả những tia hy vọng ấm áp cho những phận người xa quê.
Hiệu quả chương trình phúc lợi của Công đoàn TP. HCM

Hiệu quả chương trình phúc lợi của Công đoàn TP. HCM

Nhờ vào những chính sách phúc lợi thiết thực, Công đoàn TP.HCM đã không ngừng củng cố mối quan hệ gắn bó giữa người lao động và doanh nghiệp, tạo ra những giá trị lâu dài cho cả hai bên.
Phúc lợi của 32.000 công nhân lao động tại Công ty CP TKG Taekwang Vina

Phúc lợi của 32.000 công nhân lao động tại Công ty CP TKG Taekwang Vina

Tại Công ty CP TKG Taekwang Vina (KCN Biên Hòa 2, TP Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai), Trung tâm Phúc lợi Công đoàn đã ra đời như một mô hình sáng tạo và thiết thực nhằm mang đến cho 32.000 công nhân những mặt hàng thiết yếu với giá ưu đãi.
Chăm lo phúc lợi cho đoàn viên, người lao động Thủ đô Quý I/2025

Chăm lo phúc lợi cho đoàn viên, người lao động Thủ đô Quý I/2025

Các cấp Công đoàn trên địa bàn TP Hà Nội đã thực hiện các hoạt động chăm lo cho đoàn viên, người lao động với tinh thần trách nhiệm, để người lao động yên tâm làm việc, tránh tranh chấp,...
Xem thêm