Tăng cường giải quyết việc làm cho người dân tộc thiểu số
Nhịp cầu việc làm

Tăng cường giải quyết việc làm cho người dân tộc thiểu số

Gia Hưng
Tác giả: Gia Hưng
Tỉnh Thái Nguyên tăng cường chuẩn hóa kỹ năng lao động và cung cấp thông tin thị trường lao động, dịch vụ hỗ trợ tìm kiếm, kết nối việc làm cho người dân tộc thiểu số.
Tạo việc làm ổn định, tăng thu nhập cho người lao động Yên Bái: Tuyển dụng hàng ngàn lao động phổ thông

Sở Lao động – Thương binh và Xã hội (LĐ-TB&LĐ) tỉnh Thái Nguyên được giao thực hiện Tiểu dự án 3 về phát triển giáo dục nghề nghiệp và giải quyết việc làm cho người lao động vùng dân tộc thiểu số và miền núi (thuộc Chương trình Mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi).

Theo ông Phạm Hoàng Hải - Phó Giám đốc Sở LĐ-TB&XH tỉnh Thái Nguyên, từ nguồn vốn Chương trình Mục tiêu quốc gia, tỉnh đã phân bổ để các đơn vị, địa phương thực hiện hoạt động hỗ trợ phát triển giáo dục nghề nghiệp và giải quyết việc làm cho người lao động vùng dân tộc thiểu số và miền núi.

Tăng cường giải quyết việc làm cho người dân tộc thiểu số
Người lao động được tư vấn giới thiệu việc làm tại Ngày hội việc làm huyện Phú Lương năm 2023. Ảnh: ĐVCC.

Theo đó, tỉnh Thái Nguyên đang tập trung thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp để hỗ trợ việc làm bền vững cho người lao động, đặc biệt là người dân tộc thiểu số; hỗ trợ kết nối, tư vấn, định hướng nghề nghiệp, cung cấp thông tin thị trường lao động, hỗ trợ người lao động tìm việc làm trong năm 2023.

Cụ thể, Sở LĐ-TB&XH tỉnh đã phối hợp với các cấp, các ngành, tổ chính trị - xã hội, các huyện, thành phố, các đơn vị, doanh nghiệp, cơ sở giáo dục nghề nghiệp và Trung tâm Dịch vụ việc làm các tỉnh khu vực phía Bắc tổ chức Tuần cao điểm kết nối cung - cầu lao động năm 2023 (từ ngày 10/4/2023 đến hết ngày 17/4/2023).

Đến nay, tỉnh Thái Nguyên tổ chức 04 ngày hội việc làm cấp huyện (Phú Lương, Định Hóa, Đại Từ, Đồng Hỷ), 27 phiên giao dịch việc làm lưu động cấp xã cho trên 4.000 người lao động, người dân tại các địa phương có nhu cầu tìm kiếm việc làm. Cùng với đó, xây dựng và phát hành 2.000 cuốn sổ tay thông tin về việc làm, thị trường lao động cấp phát cho người dân các huyện Võ Nhai, Đại Từ, Đồng Hỷ, Phú Lương, Định Hóa.

Tham gia ngày hội việc làm tại xã Cổ Lũng (huyện Phú Lương), anh Hoàng Văn Liên chia sẻ, gia đình anh thuộc hộ nghèo, quanh năm làm ruộng, cuộc sống nhiều khó khăn. Thông qua các kênh thông tin và được cán bộ xã phổ biến về ngày hội việc làm, anh Liên có cơ hội tìm hiểu việc làm tại một số công ty trên địa bàn, với mức lương 4-5 triệu tháng, công việc phù hợp với trình độ và khả năng. “Tôi hy vọng công việc ổn định, gia đình sẽ có thêm thu nhập và cải thiện cuộc sống”, anh Liên cho biết.

Đánh giá về các hoạt động tư vấn, giới thiệu việc làm, tuyển sinh và định hướng nghề nghiệp cho bà con dân tộc thiểu số, ông Phạm Quang Sáng - Phó Chủ tịch UBND huyện Định Hoá cho biết, các ngày hội việc làm đã giúp người lao động dân tộc thiểu số tiếp cận các chính sách việc làm một cách dễ dàng, tạo nhiều cơ hội cho bà con tìm kiếm được việc làm phù hợp với bản thân, qua đó giúp nâng cao thu nhập, phát triển kinh tế gia đình và địa phương.

Tăng cường giải quyết việc làm cho người dân tộc thiểu số
Thứ trưởng Bộ LĐ-TB&XH Lê Văn Thanh nắm bắt tình hình tuyển dụng lao động tại một số doanh nghiệp tại Thái Nguyên. Ảnh: ĐVCC.

Trên cơ sở kết quả đạt được, để tiếp tục hỗ trợ, kết nối việc làm giúp người nghèo vươn lên, thời gian tới, tỉnh Thái Nguyên tập trung đổi mới và tăng cường công tác tư vấn, giới thiệu việc làm theo hướng tiếp cận đến người dân và người lao động; kết nối và trợ giúp lao động nghèo tìm kiếm việc làm ổn định thông qua xuất khẩu lao động và đưa lao động đi làm việc tại các khu cụm công nghiệp.

Đồng thời, phát triển thị trường lao động và đẩy mạnh hoạt động dịch vụ việc làm; thực hiện đồng bộ các chính sách và giải pháp để giải quyết việc làm theo hướng bền vững, gắn với chuyển dịch cơ cấu lao động khu vực nông nghiệp sang khu vực phi nông nghiệp; quan tâm giải quyết việc làm cho thanh niên, lao động yếu thế và lao động nữ, nhất là lao động thuộc các hộ nghèo, hộ cận nghèo và hộ mới thoát nghèo.

Đặc biệt, đẩy mạnh thực hiện chính sách phát triển kinh tế - xã hội kết nối vùng, tăng cường kết nối vùng đã phát triển với vùng khó khăn; xây dựng chính sách hỗ trợ, khuyến khích doanh nghiệp đầu tư ở những địa bàn có tỷ lệ nghèo đa chiều cao, người lao động dân tộc thiểu số ở miền núi, vùng khó khăn.

Video: Ngày hội việc làm cho người dân tộc thiểu số huyện Đại Từ (Thái Nguyên). (Nguồn: TH Thái Nguyên).

TP. Hà Nội giải quyết việc làm cho 171.228 lao động TP. Hà Nội giải quyết việc làm cho 171.228 lao động

“Nhờ áp dụng nhiều giải pháp đồng bộ, 9 tháng qua, TP. Hà Nội đã giải quyết việc làm cho 171.228 lao động, đạt 105,7% ...

Tăng cường kết nối việc làm cho lao động địa phương Tăng cường kết nối việc làm cho lao động địa phương

Sàn giao dịch việc làm (GDVL) vệ tinh Đan Phượng nằm ngay trên mặt đường lớn, vô cùng thuận lợi cho NLĐ và DN địa ...

Tiếp tục quy hoạch, phát triển các cơ sở giáo dục nghề nghiệp của công đoàn Tiếp tục quy hoạch, phát triển các cơ sở giáo dục nghề nghiệp của công đoàn

Sau khi thực hiện Phương án 473/PA-TLĐ, các cơ sở giáo dục nghề nghiệp (GDNN) của tổ chức Công đoàn đã giảm 32%, đến năm ...

Tin mới hơn

Gần 30.000 chỉ tiêu tuyển dụng tại phiên giao dịch việc làm trực tuyến kết nối 7 tỉnh, thành phố phía Bắc

Gần 30.000 chỉ tiêu tuyển dụng tại phiên giao dịch việc làm trực tuyến kết nối 7 tỉnh, thành phố phía Bắc

Phiên giao dịch việc làm trực tuyến ngày 21/4/2025 do Trung tâm Dịch vụ việc làm Hà Nội tổ chức, kết nối 7 tỉnh, thành phố phía Bắc đã tạo ra một “điểm hẹn” việc làm sôi động, thiết thực, mang lại cơ hội việc làm cho hàng nghìn người lao động.
VIAGS tuyển dụng nhân viên lái vận hành trang thiết bị mặt đất tại Đà Nẵng

VIAGS tuyển dụng nhân viên lái vận hành trang thiết bị mặt đất tại Đà Nẵng

Công ty TNHH MTV Dịch vụ Mặt đất sân bay Việt Nam - Chi nhánh Đà Nẵng (VIAGS Đà Nẵng) tuyển dụng nhân viên lái vận hành trang thiết bị mặt đất tại Đà Nẵng.
Khi kỹ năng thực lên ngôi: Doanh nghiệp tìm gì, người lao động cần chuẩn bị ra sao?

Khi kỹ năng thực lên ngôi: Doanh nghiệp tìm gì, người lao động cần chuẩn bị ra sao?

Bằng cấp không còn là “tấm vé vàng” duy nhất trên thị trường việc làm. Xu hướng tuyển dụng dựa trên kỹ năng thực đang định hình lại “cuộc chơi”, buộc cả doanh nghiệp lẫn người tìm việc phải thay đổi cách tiếp cận. Vậy, kỹ năng thực là gì, đâu là những năng lực đang được săn đón và người lao động cần chuẩn bị hành trang ra sao?

Tin tức khác

Công đoàn đồng hành cùng người lao động sau nghỉ việc

Công đoàn đồng hành cùng người lao động sau nghỉ việc

Sau mỗi đợt cắt giảm lao động, có những khoảng lặng buồn, những ánh mắt đầy trăn trở trong những dãy trọ nhỏ. Nhưng chính ở nơi đó, công đoàn đã không để ai bị bỏ lại – bằng những nhịp cầu việc làm đầy tình người.
Công đoàn sáng tạo bắc nhịp cầu việc làm, giúp người lao động có tương lai

Công đoàn sáng tạo bắc nhịp cầu việc làm, giúp người lao động có tương lai

Không chỉ đại diện bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động, tổ chức Công đoàn thời gian qua luôn chủ động, sáng tạo trở thành cầu nối vững chắc giúp người lao động tiếp cận, tìm được việc làm tốt. Việc này được thể hiện rõ nét qua hàng loạt các hoạt động thiết thực, hiệu quả, từ việc tận dụng sức mạnh của truyền thông số đến tổ chức các sự kiện kết nối trực tiếp giữa người lao động và doanh nghiệp.
Tổng Công ty May 10 tuyển dụng hơn 500 công nhân làm việc tại tỉnh Thái Bình và Hà Nội

Tổng Công ty May 10 tuyển dụng hơn 500 công nhân làm việc tại tỉnh Thái Bình và Hà Nội

Mở rộng quy mô sản xuất, Tổng Công ty May 10 thông báo tuyển dụng hơn 500 nhân sự tại Thái Bình và Hà Nội, mở ra cơ hội việc làm hấp dẫn với mức lương cạnh tranh và chế độ đãi ngộ tốt.
Khi công đoàn vào cuộc, tuyển dụng lao động không còn là bài toán khó

Khi công đoàn vào cuộc, tuyển dụng lao động không còn là bài toán khó

Thị trường lao động TP.HCM – đầu tàu kinh tế của cả nước – trong những năm gần đây đã có những chuyển biến lớn. Bên cạnh việc thu hút đầu tư mạnh mẽ từ các doanh nghiệp trong và ngoài nước, nhu cầu tuyển dụng lao động tại thành phố luôn ở mức cao, đa dạng. Tuy nhiên, nghịch lý “người tìm việc – việc tìm người” vẫn tồn tại dai dẳng.
Tuyển dụng lao động phù hợp: Bí quyết giữ chân nhân sự trong khu công nghiệp

Tuyển dụng lao động phù hợp: Bí quyết giữ chân nhân sự trong khu công nghiệp

Nhiều doanh nghiệp trong các khu công nghiệp đang gặp khó trong tuyển dụng và giữ chân lao động do thiếu nguồn cung phù hợp, tỉ lệ nghỉ việc cao. Tuyển sai người không chỉ làm giảm năng suất mà còn khiến doanh nghiệp tốn kém thời gian, chi phí đào tạo lại.
Nữ sinh bị đánh vì “tiền tip”: Rủi ro tìm việc và vai trò "bà đỡ" từ Trung tâm Dịch vụ việc làm Hà Nội

Nữ sinh bị đánh vì “tiền tip”: Rủi ro tìm việc và vai trò "bà đỡ" từ Trung tâm Dịch vụ việc làm Hà Nội

Một nữ sinh viên bị hành hung ngay tại nơi làm thêm chỉ vì mâu thuẫn trong việc chia “tiền tip” – vụ việc gây phẫn nộ gần đây hé lộ mặt tối của thị trường việc làm thêm thiếu kiểm soát. Giữa ma trận thông tin và những cạm bẫy khó lường, Trung tâm Dịch vụ việc làm Hà Nội nổi lên với vai trò "bà đỡ", trở thành cầu nối đáng tin cậy, giúp sinh viên, người lao động tiếp cận cơ hội việc làm an toàn, minh bạch, tránh xa những "vùng xám" nguy hiểm.
Xem thêm