Tác hại của việc tăng ca đến sự phát triển của con công nhân
Công đoàn - 28/05/2022 15:05 HÀ VY
Theo báo cáo của Công ty TNHH Best Pacific với Đoàn giám sát liên ngành do Tổng LĐLĐ Việt Nam chủ trì, Công ty đã áp dụng tăng thời giờ làm thêm của người lao động lên tối đa 70 giờ/tháng và 800 giờ/năm. Ảnh: CT |
Con công nhân di cư không được sống cùng cha mẹ, chịu nhiều thiệt thòi
Theo Tổng LĐLĐ Việt Nam, việc điều chỉnh giờ làm thêm có thể tác động đến người lao động ở các mặt: tâm sinh lý (căng thẳng, mệt mỏi, suy giảm hiệu suất và sự chú ý); giảm năng suất lao động, chất lượng công việc, các sản phẩm lỗi tăng lên; tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch, huyết áp, tiểu đường, sinh non…; tăng nguy cơ mất an toàn dẫn đến tai nạn và suy giảm sức khỏe thể chất, tâm thần người lao động; tăng tình trạng thương tích và tỉ lệ thương tích dẫn đến phải nghỉ việc; tăng tỉ lệ người lao động bỏ việc; chất lượng cuộc sống bị ảnh hưởng, không có thời gian phục hồi, tái tạo sức lao động, sức khỏe hao mòn nhanh dẫn đến giảm tuổi thọ...
Còn theo kết quả khảo sát của Viện Công nhân và Công đoàn vào tháng 10/2021, không chỉ có người lao động mà con em họ sẽ chịu tác động không nhỏ từ việc kéo dài thời giờ làm thêm. Kết quả nghiên cứu đã chỉ ra, có 30,2% trẻ là con công nhân từ độ tuổi 0 đến dưới 16 tuổi đang phải sống xa cha mẹ. Với đặc thù công việc, đa số công nhân phải tăng ca, làm thêm giờ dẫn đến phải gửi con về quê vì không có thời gian chăm sóc.
Khu trọ công nhân tại TP. Thuận An, tỉnh Bình Dương. Ảnh: NG.NGA |
Việc trẻ không được ở cùng cha mẹ ảnh hưởng đến quá trình phát triển toàn diện của trẻ. Cụ thể là ảnh hưởng đến tâm sinh lý (trẻ thiếu thốn tình cảm gia đình và sự gắn kết với cha mẹ). Trẻ cũng có xu hướng sống khép kín, tự tin, ngại giao tiếp với thế giới xung quanh.
Trẻ còn đối mặt với nhiều nguy cơ: bị bắt nạt, xúc phạm, thậm chí là bị xâm hại… Trẻ không được theo dõi, chăm sóc sức khỏe thường xuyên để phát hiện và loại bỏ sớm nguy cơ gây bệnh.
Chỉ có 34% trẻ được theo dõi sức khỏe định kì tương đối đầy đủ và chủ động. Có tới 66% cha mẹ chưa chủ động theo dõi sức khỏe định kì cho trẻ. Thậm chí, khi trẻ ốm đau, phát bệnh, trẻ mới được cha mẹ đưa đi khám chữa và chăm sóc sức khỏe tại cơ sở y tế.
Chị Võ Thị Thanh Lan (áo khoác hồng) làm việc tại Công ty TNHH May thêu giày An Phước (TP. HCM) đã 5 năm chưa được ăn Tết cùng gia đình, chị đã bật khóc khi nói về con. Ảnh: NG. NGA |
Cha mẹ mải làm thêm giờ, vô tình làm mất đi quyền cơ bản của con
"Theo Luật Trẻ em, một số những quyền chính mà trẻ em xứng đáng được hưởng là quyền được giáo dục học tập và nhận được sự quan tâm dạy dỗ từ cha mẹ… Nhưng thực tế là, một bộ phận trẻ em là con nữ công nhân di cư đang không được hưởng những quyền chính đáng này. Vì cha mẹ bận đi làm kiếm tiền (chiếm 51,6%); vì cha mẹ đã mệt mỏi sau khi lao động nên không còn thời gian, không còn sức lực để dành dạy dỗ con cái (chiếm 22%)" - ThS. Lê Thị Huyền Trang, Viện Công nhân và Công đoàn cho biết.
Trẻ em là con nữ công nhân di cư ít được tham gia các hoạt động vui chơi giải trí, hoạt động thể chất. Chỉ có 24,5% số trẻ được tham gia khá đầy đủ các hoạt động vui chơi giải trí. Có tới 75,5% số trẻ hiếm khi hoặc thỉnh thoảng được tham gia các hoạt động này.
Do không được thường xuyên tiếp cận và học hỏi từ thế giới xung quanh, tăng cường sức khỏe, kỹ năng sống, trẻ khó phát triển toàn diện. Ngoài ra, không vận động nhiều có thể khiến trẻ mắc các bệnh như béo phì, kém phát triển về mặt thể chất, nghiện game, nghiện điện thoại, tinh thần mệt mỏi, căng thẳng…
ThS. Lê Thị Huyền Trang (bên trái) trò chuyện với nữ công nhân di cư. Ảnh: HT |
Do ảnh hưởng của việc làm thêm giờ, nữ công nhân di cư không còn thời gian để chăm sóc con cái, phải gửi con về quê sống xa cha mẹ. Trẻ là con công nhân di cư còn chịu thiệt thòi về quyền lợi cơ bản: có 35,5% trẻ không được vui chơi cùng cha mẹ; 30,8% không được gần gũi chia sẻ cảm xúc; 17,6% không được quan tâm dỗ dành khi bị tổn thương… Những thiệt thòi này của trẻ cũng xuất phát từ nguyên nhân cha mẹ bận làm việc, bận tăng ca, bận lo cơm áo gạo tiền.
"Hiến pháp năm 2013, Luật Trẻ em năm 2016 và nhiều văn bản quy phạm pháp luật khác đã thể hiện sự quan tâm đặc biệt của Đảng và Nhà nước đối với trẻ em. Công tác chăm sóc trẻ ngày càng được cải thiện, có sự tham gia của các bộ, ngành, tổ chức đoàn thể. Tuy nhiên, vấn đề chăm sóc trẻ em, đặc biệt là trẻ em trong gia đình nữ công nhân di cư còn gặp nhiều khó khăn. Trong đó, việc làm thêm giờ có ảnh hưởng rất lớn đối với việc chăm sóc trẻ em trong gia đình nữ công nhân di cư.
Để giải quyết vấn đề trên, phải chăng nhìn lại từ gốc vấn đề, vì sao công nhân phải làm thêm? Có rất nhiều nguyên nhân nhưng nguyên nhân cơ bản nhất có lẽ là do lương thấp, lương không đủ sống. Do đó, cần quan tâm giải quyết được bài toán “lương đủ sống” cho người lao động thì khi đó mới có thể giải quyết triệt để vấn đề này” - ThS. Lê Thị Huyền Trang đề xuất.
ThS. Lê Thị Huyền Trang trình bày kết quả nghiên cứu "Ảnh hưởng của việc làm thêm giờ đối với việc chăm sóc trẻ em của gia đình nữ công nhân di cư". Ảnh: THC |
Bàn thắng, Tiến Linh và tình yêu bóng đá Sau những phút giằng co quyết liệt trên sân cỏ với không ít khó khăn và có phần lúng túng của đội tuyển U23 Việt ... |
“Liệu có những vụ Việt Á trong lựa chọn sách giáo khoa không?” Đó không phải là một thắc mắc mơ hồ của dư luận, đó không phải là sự hồ nghi của những người quan tâm đến ... |
Tình yêu bóng đá và lòng kính trọng lãnh tụ Hôm nay là một ngày lễ lớn của đất nước. Hôm nay là ngày toàn dân ta kỷ niệm lần thứ 132 ngày sinh Chủ ... |
Tin cùng chuyên mục
Hoạt động Công đoàn - 22/11/2024 18:44
Hành trình thầm lặng và trách nhiệm của người lái xe chở vật liệu nổ công nghiệp
Với hơn một thập kỷ gắn bó với Công ty Công nghiệp Hóa chất mỏ Bắc Trung Bộ - MICCO, anh Bùi Công Quyền đã trở thành một phần không thể thiếu của đội ngũ lái xe. Nhưng phía sau tay lái ấy là một người đàn ông với những trăn trở, khát vọng vượt xa khỏi công việc hằng ngày.
Hoạt động Công đoàn - 22/11/2024 16:11
Công đoàn góp sức xây dựng nông thôn mới
Những năm qua, các cấp Công đoàn tỉnh Long An đã tích cực hưởng ứng phong trào xây dựng nông thôn mới bằng những việc làm thiết thực, góp phần làm cho diện mạo nông thôn ngày càng khởi sắc…
Hoạt động Công đoàn - 22/11/2024 08:44
Hành trình lấy lại niềm tin sống của cô giáo mắc bệnh trầm cảm sau sinh
Căn bệnh trầm cảm sau sinh đã biến tôi từ con người năng động, lạc quan trở thành người sống khép kín, đầy sợ hãi. Tình thương ấm áp, bao dung như người mẹ của cô Huỳnh Lan Phương, nguyên Chủ tịch Công đoàn Trường THCS Phan Văn Trị (phường 07, quận Gò Vấp, TP. Hồ Chí Minh) đã giúp tôi có một sự sống mới.
Diễn đàn Lao động - Công đoàn - 22/11/2024 06:03
06 cách giúp công nhân lao động thêm việc thêm tiền
Bên cạnh tăng ca hay làm thêm ca đêm, thậm chí tìm thêm các công việc phụ khác thì những cách hay được chia sẻ ngay sau đây có thể sẽ là mách nước tuyệt vời để các bạn công nhân lao động tăng thêm thu nhập.
Hoạt động Công đoàn - 21/11/2024 13:42
Cô giáo mầm non vượt qua nỗi đau bệnh tật để hướng tới tương lai
Cô giáo Vũ Thị Tú - Trường Mầm non Kiều Mai (phường Phúc Diễn, Bắc Từ Liêm, Hà Nội) là một giáo viên yêu nghề, một công đoàn viên đầy nghị lực. Cô đã vượt qua căn bệnh hiểm nghèo, vẫn hằng ngày vừa công tác, chăm lo cuộc sống gia đình và tiếp tục chống chọi với bệnh tật. Song hành với những tháng ngày đầy gian nan đó, công đoàn trường luôn bên cạnh quan tâm, giúp đỡ cô.
Hoạt động Công đoàn - 21/11/2024 06:38
Nghĩa tình keo sơn ở Công đoàn Chi nhánh Xăng dầu Hà Nội
Anh Trịnh Xuân Dũng - công nhân bán lẻ xăng dầu tại Petrolimex - Cửa hàng 83 - Chi nhánh Xăng dầu Hà Nội (Công ty Xăng dầu khu vực I - Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam) là một tấm gương yêu ngành, yêu nghề và nghị lực vượt lên số phận. Mỗi khi nghĩ về người đồng nghiệp này, trong tôi lại trào lên một cảm xúc khó tả.
- Cải thiện sức khỏe bà mẹ và trẻ sơ sinh trong cộng đồng dân tộc thiểu số
- Hành trình thầm lặng và trách nhiệm của người lái xe chở vật liệu nổ công nghiệp
- Vào nghiệp đoàn, người lao động phấn khởi có thu nhập ổn định
- LĐLĐ tỉnh Long An dự chi hơn 40 tỷ đồng chăm lo Tết Nguyên đán 2025
- Những Mái ấm Công đoàn mang nặng nghĩa tình ở Sóc Trăng