Đảm bảo sức khỏe và ATVSLĐ cho người lao động khi điều chỉnh thời giờ làm thêm

An toàn, vệ sinh lao động - HÀ VY

Sáng nay, 27/5, Tổng LĐLĐ Việt Nam tổ chức Hội thảo tập huấn “Các giải pháp đảm bảo sức khỏe và an toàn, vệ sinh lao động (ATVSLĐ) cho người lao động khi điều chỉnh thời giờ làm thêm”.
“Sớm bàn giao đất để Tổng Liên đoàn đầu tư xây dựng thiết chế Công đoàn” Phổ Yên: 10 năm không có đình công, lãn công, lương người lao động tăng tối thiểu 5%
Đảm bảo sức khỏe và ATVSLĐ cho người lao động khi điều chỉnh thời giờ làm thêm
Đồng chí Phan Văn Anh - Phó Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam chủ trì Hội thảo. Ảnh: THC

Phát biểu khai mạc tại Hội thảo, đồng chí Phan Văn Anh - Phó Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam cho biết, ngày 23/3/222, Ủy ban Thường vụ Quốc hội khóa XV đã ban hành Nghị quyết số 17/2022/UBTVQH15 về số giờ làm thêm trong 01 năm, trong 01 tháng của người lao động trong bối cảnh phòng, chống dịch Covid-19 và phục hồi, phát triển kinh tế - xã hội.

Việc điều chỉnh giờ làm thêm có thể tác động đến người lao động ở các mặt: Tâm sinh lý (căng thẳng, mệt mỏi, suy giảm hiệu suất và sự chú ý); giảm năng suất lao động, chất lượng công việc, các sản phẩm lỗi tăng lên; tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch, huyết áp, tiểu đường, sinh non…; tăng nguy cơ mất an toàn dẫn đến tai nạn và suy giảm sức khỏe thể chất, tâm thần người lao động; tăng tình trạng thương tích và tỉ lệ thương tích dẫn đến phải nghỉ việc; tăng tỉ lệ người lao động bỏ việc; chất lượng cuộc sống bị ảnh hưởng, không có thời gian phục hồi, tái tạo sức lao động, sức khỏe hao mòn nhanh dẫn đến giảm tuổi thọ...

Đảm bảo sức khỏe và ATVSLĐ cho người lao động khi điều chỉnh thời giờ làm thêm
Đồng chí Phan Văn Anh - Phó Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam. Ảnh: THC

Tại Hội thảo, đại diện các LĐLĐ tỉnh, thành phố, Công đoàn ngành Trung ương, Công đoàn Tổng công ty trực thuộc Tổng Liên đoàn đã đóng góp ý kiến về thực tiễn triển khai quy định làm thêm giờ trong các doanh nghiệp. Các đại biểu cũng nêu giải pháp của Công đoàn tham gia đảm bảo sức khỏe, ATVSLĐ cho người lao động khi điều chỉnh thời giờ làm thêm, giảm gánh nặng lao động và nhu cầu dinh dưỡng của người lao động trong bối cảnh hậu Covid-19.

“Chúng ta vừa trải qua cuộc khủng hoảng về sức khỏe. Sau đó, chúng ta phải nỗ lực hơn bình thường để đáp ứng yêu cầu phục hồi kinh tế - xã hội. Con người dường như phải tăng gấp trong mọi họat động: Lựa chọn phương tiện giao thông để di chuyển nhanh hơn, làm việc với cường độ lớn hơn. Những điều đó dẫn đến tăng gánh nặng lao động, gánh nặng cuộc sống của người lao động. Trong khi đó, vấn đề sức khỏe tâm thần của người lao động đã được thế giới nghiên cứu và bước đầu đặt ra tại Việt Nam. Dinh dưỡng cho người lao động cũng là vấn đề mà Tổng Liên đoàn rất quan tâm. Nhiều nghiên cứu đã chứng minh, suy giảm sức khỏe tâm thần dễ làm con người sai lệch trong thực hiện quy trình làm việc, có thể dẫn đến tai nạn lao động" - TS. Nguyễn Anh Thơ - Quyền Viện trưởng Viện Khoa học ATVSLĐ cho biết.

Theo kết quả khảo sát của Viện Công nhân và Công đoàn, có 30,2% trẻ em đang phải sống xa cha mẹ. Với đặc thù công việc, đa số công nhân phải tăng ca, làm thêm giờ dẫn đến họ phải lựa chọn giải pháp gửi con về quê vì không có thời gian chăm sóc.

Việc trẻ không được ở cùng cha mẹ có thể ảnh hưởng đến quá trình phát triển toàn diện ở trẻ về cả tâm sinh lý (sống khép kín, ngại giao tiếp với thế giới xung quanh), không được theo dõi chăm sóc sức khỏe thường xuyên; ít được cha mẹ dành thời gian dạy dỗ, giáo dục nhận thức. Ngoài ra, trẻ em là con nữ công nhân di cư ít được tham gia các hoạt động vui chơi, giải trí, hoạt động thể chất; trẻ bị thiếu thốn những quyền lợi cơ bản. Vấn đề này có thể gia tăng khi cha mẹ trẻ tiếp tục tăng giờ làm thêm.

Đảm bảo sức khỏe và ATVSLĐ cho người lao động khi điều chỉnh thời giờ làm thêm

Công nhân Công ty TNHH Giày da Mỹ Phong hoàn thành công đoạn cuối của sản phẩm. Ảnh: NGUYỄN CHÂU

Đề xuất giải pháp đảm bảo sức khỏe, ATVSLĐ cho người lao động khi tăng thời giờ làm thêm theo Nghị quyết số 17/2022/UBTVQH15, GS. TS Lê Vân Trình - Chủ tịch Hội Khoa học kỹ thuật ATVSLĐ Việt Nam cho rằng, để giảm gánh nặng tâm sinh lý người lao động trong khoảng thời gian làm thêm giờ, doanh nghiệp chỉ bố trí người lao động làm công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm vào thời gian chính thức, khi họ còn khỏe mạnh và tỉnh táo. Doanh nghiệp cần giảm cường độ và nhịp điệu lao động so với thời gian chính (giảm số lượng sản phẩm yêu cầu, giảm tốc độ băng tải ở các công đoạn làm việc trên dây chuyền); khuyến cáo giảm tốc độ của các xe vận chuyển, xe nâng hạ, cầu trục chạy trong không gian nhà xưởng…; tăng cường vệ sinh môi trường (thông gió, hạn chế tối đa hoạt động của các thiết bị, khu vực sản xuất phát sinh yếu tố có hại… ).

“Công đoàn cơ sở nên theo dõi số giờ làm việc của người lao động để xác định không vượt quá số giờ quy định; phân công tổ trưởng tổ công đoàn hoặc an toàn vệ sinh viên theo dõi biểu hiện sức khỏe của người lao động” - GS. TS Lê Vân Trình đề xuất.

"Hội thảo cũng có ý nghĩa thiết thực đối với việc xây dựng giải pháp điều chỉnh thời giờ làm việc của giáo viên, giảng viên từ bậc Mầm non lên Đại học, đảm bảo chất lượng giờ giảng trong bối cảnh các trường đại học thực hiện cơ chế tự chủ" - đồng chí Đặng Hoàng Anh - Trưởng Ban Tuyên giáo - Nữ công (Công đoàn Giáo dục Việt Nam) chia sẻ.

"Hội thảo có sự trao đổi cởi mở về khó khăn, thực tế về đời sống, việc làm của người lao động để các cấp Công đoàn tiếp tục đưa ra giải pháp tháo gỡ cho cả doanh nghiệp và người lao động, đảm bảo hài hòa lợi ích. Đề nghị các cấp Công đoàn tiếp tục nghiên cứu sâu thêm về quy định liên quan đến quan hệ lao động, thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi tại Bộ luật Lao động năm 2019, Nghị quyết số 17/2022/UBTVQH15 để có tham mưu, hướng dẫn công đoàn cơ sở, công đoàn cấp trên cơ sở thực hiện. Từ đó nắm bắt, báo cáo công đoàn cấp trên kịp thời tham mưu điều chỉnh" - đồng chí Phan Văn Anh nhấn mạnh.

Bàn thắng, Tiến Linh và tình yêu bóng đá Bàn thắng, Tiến Linh và tình yêu bóng đá

Sau những phút giằng co quyết liệt trên sân cỏ với không ít khó khăn và có phần lúng túng của đội tuyển U23 Việt ...

“Liệu có những vụ Việt Á trong lựa chọn sách giáo khoa không?” “Liệu có những vụ Việt Á trong lựa chọn sách giáo khoa không?”

Đó không phải là một thắc mắc mơ hồ của dư luận, đó không phải là sự hồ nghi của những người quan tâm đến ...

Tình yêu bóng đá và lòng kính trọng lãnh tụ Tình yêu bóng đá và lòng kính trọng lãnh tụ

Hôm nay là một ngày lễ lớn của đất nước. Hôm nay là ngày toàn dân ta kỷ niệm lần thứ 132 ngày sinh Chủ ...

Chia sẻ
In bài viết

Tin cùng chuyên mục

An toàn lao động đã trở thành thói quen, hành vi của từng cán bộ, nhân viên ngành Điện lực

Người lao động -

An toàn lao động đã trở thành thói quen, hành vi của từng cán bộ, nhân viên ngành Điện lực

Trong ngành Điện lực, công tác an toàn, vệ sinh lao động (ATVSLĐ) luôn được coi trọng và đặt lên hàng đầu, bởi đây là lĩnh vực đặc thù, có mức độ nguy hiểm cao, đòi hỏi sự nghiêm ngặt trong mọi hoạt động liên quan đến vận hành, sửa chữa, bảo dưỡng hệ thống điện.

Cuộc thi trực tuyến về ATVSLĐ thiết thực với thực tiễn sản xuất ngành Than

Người lao động -

Cuộc thi trực tuyến về ATVSLĐ thiết thực với thực tiễn sản xuất ngành Than

Công đoàn Công ty CP Than Núi Béo cho biết, cuộc thi trực tuyến “CNVCLĐ tìm hiểu về công tác ATVSLĐ” với các nội dung kiến thức phong phú, rất sát với thực tiễn sản xuất của đơn vị.

Làm thế nào để có nước sạch sinh hoạt sau lũ lụt?

Người lao động -

Làm thế nào để có nước sạch sinh hoạt sau lũ lụt?

Sau bão, đi kèm với lũ và ngập lụt, người dân và người lao động đặc biệt cần nước sạch để sinh hoạt. Vậy trong điều kiện thiếu thốn nguồn nước an toàn, cần xử lý nước thế nào để làm sạch nước, có nguồn nước đảm bảo sử dụng, phòng chống dịch bệnh?

"Siêu bão" Yagi đổ bộ, cần làm gì để tránh xảy ra hỏa hoạn, thương tích?

An toàn, vệ sinh lao động -

"Siêu bão" Yagi đổ bộ, cần làm gì để tránh xảy ra hỏa hoạn, thương tích?

Bão Yagi đổ bộ, người dân, hộ gia đình, cũng như các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp cần cẩn trọng, chủ động phòng ngừa cháy, nổ trong mọi thời điểm.

"Siêu bão" Yagi: Chuyên gia đưa lời khuyên ứng phó cho các ngành nghề

Người lao động -

"Siêu bão" Yagi: Chuyên gia đưa lời khuyên ứng phó cho các ngành nghề

Chuyên gia Tổng cục Khí tượng Thủy văn đưa ra lời khuyên trong phòng, tránh "siêu bão" Yagi sắp tới, để bảo đảm an toàn tính mạng và tài sản.

"Đau chết lặng vì tai nạn lao động, bố tôi vẫn nhận lỗi do mình chủ quan"

An toàn, vệ sinh lao động -

"Đau chết lặng vì tai nạn lao động, bố tôi vẫn nhận lỗi do mình chủ quan"

Mỗi lần nhớ về người bố đã khuất, chị Nguyễn Thị Thanh Hoàn - Công đoàn cơ sở Văn phòng I Tập đoàn Dệt May Việt Nam luôn nhớ về hình ảnh bố mình bặm môi, ngực loang lổ vết máu ở phòng cấp cứu, vẫn nhận lỗi tai nạn do mình chủ quan.

5 nội dung phối hợp giữa Tổng LĐLĐ Việt Nam và Hội Khuyến học Việt Nam Video

5 nội dung phối hợp giữa Tổng LĐLĐ Việt Nam và Hội Khuyến học Việt Nam

Đề xuất người lao động được nghỉ 9 ngày dịp Tết Nguyên đán 2025 Tôi công nhân

Đề xuất người lao động được nghỉ 9 ngày dịp Tết Nguyên đán 2025

Theo đề xuất của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, kỳ nghỉ Tết Nguyên đán 2025 có thể kéo dài 9 ngày, từ 26 tháng Chạp năm Giáp Thìn đến hết ngày mùng 5 tháng Giêng năm Ất Tỵ (tức 25/1-2/2/2025).

Talk Công đoàn: Đổi mới hiệu quả phải dựa trên nguyện vọng của người lao động Talk Công đoàn

Talk Công đoàn: Đổi mới hiệu quả phải dựa trên nguyện vọng của người lao động

Đồng chí Lê Thị Kim Huệ, Chủ tịch LĐLĐ quận Đống Đa, TP Hà Nội chia sẻ về những kinh nghiệm đổi mới hoạt động công đoàn, chăm lo thiết thực cho đoàn viên và người lao động.

5 nội dung phối hợp giữa Tổng LĐLĐ Việt Nam và Hội Khuyến học Việt Nam Infographic

5 nội dung phối hợp giữa Tổng LĐLĐ Việt Nam và Hội Khuyến học Việt Nam

Tổng LĐLĐ Việt Nam và Hội Khuyến học Việt Nam thống nhất phối hợp thực hiện 5 nội dung chính giai đoạn 2024 - 2030 với các nội dung sau:
Bản tin công nhân: Đề xuất miễn đóng bảo hiểm thất nghiệp sau 12 năm tham gia, chưa từng nhận Bản tin công nhân

Bản tin công nhân: Đề xuất miễn đóng bảo hiểm thất nghiệp sau 12 năm tham gia, chưa từng nhận

Bản tin công nhân ngày 29/5 gồm những tin chính: Trình Chính phủ tăng lương tối thiểu vùng 200.000 đồng – 280.000 đồng / tháng từ 1/7/2024; Điều chỉnh mức đóng BHXH sau cải cách tiền lương; Đề xuất miễn đóng bảo hiểm thất nghiệp sau 12 năm tham gia, chưa từng nhận; 14 phường ở TP Thủ Dầu Một có bếp ăn "0 đồng" cho lao động nghèo...

Tài chính thông minh - Tránh bẫy tín dụng đen Video

Tài chính thông minh - Tránh bẫy tín dụng đen

Đọc thêm

Sẽ ra mắt nhiều sản phẩm truyền thông mới về phòng, chống tác hại thuốc lá

An toàn, vệ sinh lao động -

Sẽ ra mắt nhiều sản phẩm truyền thông mới về phòng, chống tác hại thuốc lá

Nhiều sản phẩm truyền thông mới của Công đoàn về phòng, chống tác hại thuốc lá sẽ ra mắt trong năm nay là lời khẳng định của đại diện lãnh đạo Tạp chí Lao động và Công đoàn tại toạ đàm diễn ra sáng nay (20/8).

Từ kinh nghiệm thực tế đến Giải thưởng về công tác an toàn vệ sinh lao động

An toàn, vệ sinh lao động -

Từ kinh nghiệm thực tế đến Giải thưởng về công tác an toàn vệ sinh lao động

Từ ý thức, trách nhiệm, kinh nghiệm thực tế về an toàn vệ sinh lao động, cùng với sự vận dụng linh hoạt các kiến thức pháp luật đã giúp anh Hồ Nam Hải (Skypec) đoạt giải trong cuộc thi trực tuyến “CNVCLĐ tìm hiểu công tác ATVSLĐ”.

Phòng ngừa tai nạn lao động nhìn từ chất lượng huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động

An toàn, vệ sinh lao động -

Phòng ngừa tai nạn lao động nhìn từ chất lượng huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động

Huấn luyện an toàn vệ sinh lao động (ATVSLĐ) là một nội dung quan trọng của công tác ATVSLĐ. Thực hiện tốt công tác này sẽ giúp nâng cao nhận thức, kiến thức, kỹ năng và cả thái độ cho người sử dụng lao động (SDLĐ), người lao động. Qua đó, bảo đảm ATVSLĐ, phòng ngừa, góp phần giảm thiểu các vụ tai nạn lao động.

An toàn cho người thân yêu - thông điệp sâu sắc từ cuộc thi "CNVCLĐ tìm hiểu về công tác ATVSLĐ"

An toàn, vệ sinh lao động -

An toàn cho người thân yêu - thông điệp sâu sắc từ cuộc thi "CNVCLĐ tìm hiểu về công tác ATVSLĐ"

Cuộc thi trực tuyến “CNVCLĐ tìm hiểu về công tác ATVSLĐ” đã thu hút đoàn viên, NLĐ ở nhiều ngành, nghề tham gia, truyền tải thông điệp sâu sắc và góp phần khẳng định vai trò Công đoàn trong công tác ATVSLĐ.

Công đoàn vào cuộc, tập trung điều trị tốt nhất cho công nhân nghi ngộ độc ở Vĩnh Long

An toàn, vệ sinh lao động -

Công đoàn vào cuộc, tập trung điều trị tốt nhất cho công nhân nghi ngộ độc ở Vĩnh Long

Sáng nay 14/8, lãnh đạo UBND tỉnh Vĩnh Long đã trực tiếp thăm hỏi các công nhân nhập viện do nghi ngộ độc thực phẩm tại Công ty TNHH Bo Hsing. LĐLĐ tỉnh cũng đang phối hợp với các đơn vị liên quan tổ chức hỗ trợ, điều trị tốt nhất các các công nhân nhập viện, tích cực phối hợp làm rõ nguyên nhân vụ nghi ngộ độc thực phẩm đông người này.

Công đoàn thăm hỏi, động viên gia đình các nạn nhân trong vụ nổ ở Công ty TNHH LC Buffalo, Bình Phước

An toàn, vệ sinh lao động -

Công đoàn thăm hỏi, động viên gia đình các nạn nhân trong vụ nổ ở Công ty TNHH LC Buffalo, Bình Phước

Ngày 5/8, Công đoàn khu công nghiệp Đồng Xoài- Đồng Phú, Bình Phước đã đến thăm hỏi, động viên, hỗ trợ người thân của 02 công nhân bị tử vong trong vụ nổ tại Công ty TNHH LC Buffalo xảy ra trong sáng cùng ngày.

Khởi tố để điều tra; khẩn trương khắc phục hậu quả vụ TNLĐ đặc biệt nghiêm trọng tại Tằng Loỏng

An toàn, vệ sinh lao động -

Khởi tố để điều tra; khẩn trương khắc phục hậu quả vụ TNLĐ đặc biệt nghiêm trọng tại Tằng Loỏng

Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an huyện Bảo Thắng, tỉnh Lào Cai vừa ra quyết định khởi tố vụ án "Vi phạm quy định về an toàn lao động" để điều tra, xử lý theo quy định của pháp luật trong vụ tại nạn lao động (TNLĐ) xảy ra trưa ngày 2/8 tại KCN Tằng Loỏng, huyện Bảo Thắng, tỉnh Lào Cai khiến 2 người chết và 4 người bị thương. Ngày 2/8, UBND tỉnh Lào Cai cũng đã ban hành Công điện hỏa tốc chỉ đạo các cơ quan, đơn vị địa phương phối hợp xử lý vụ tai nạn, ngăn chặn các vụ tai nạn lao động tương tự.

"Chuyển đổi số giúp công tác an toàn, vệ sinh lao động hiệu quả hơn"

An toàn, vệ sinh lao động -

"Chuyển đổi số giúp công tác an toàn, vệ sinh lao động hiệu quả hơn"

Chuyển đổi số (CĐS) là xu hướng tất yếu của thời đại, trong đó an toàn, vệ sinh lao động (ATVSLĐ) cũng không phải là ngoại lệ. Để hiểu hơn về quá trình chuyển đổi số trong lĩnh vực này, phóng viên (PV) Tạp chí Lao động và Công đoàn đã có cuộc trò chuyện cùng PGS. TS. Nguyễn An Lương, chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực ATVSLĐ, nguyên Phó Chủ tịch Thường trực Tổng LĐLĐ Việt Nam, nguyên Viện trưởng Viện Bảo hộ lao động (nay là Viện Khoa học ATVSLĐ), nguyên Chủ tịch Hội ATVSLĐ Việt Nam.

Vài góp ý về an toàn vệ sinh lao động sau các vụ tai nạn lao động gần đây ở ngành Than

An toàn, vệ sinh lao động -

Vài góp ý về an toàn vệ sinh lao động sau các vụ tai nạn lao động gần đây ở ngành Than

Mặc dù Tập đoàn Công nghiệp Than – Khoáng sản Việt Nam (TKV) luôn xác định công tác an toàn, vệ sinh lao động (ATVSLĐ) là nhiệm vụ trọng tâm hàng đầu, nhưng tai nạn lao động vẫn diễn biến phức tạp. Đầu năm 2024 đã xảy ra 4 vụ tai nạn lao động làm chết 7 người, 8 người bị thương.

Làm gì để an toàn khi tiếp xúc nghề nghiệp với các loại cồn trong ngành sản xuất điện tử?

An toàn, vệ sinh lao động -

Làm gì để an toàn khi tiếp xúc nghề nghiệp với các loại cồn trong ngành sản xuất điện tử?

Theo Trung tâm An toàn lao động, Viện Khoa học An toàn vệ sinh lao động, khi tiếp xúc nghề nghiệp với các loại cồn trong ngành sản xuất điện tử, để bảo vệ sức khoẻ, người lao động cần lưu ý các kỹ thuật an toàn.