Tác động của đại dịch Covid-19 đến NLĐ, biện pháp hỗ trợ và một số khuyến nghị

Nghiên cứu - TS. Đào Thị Kim Biên - Học viện Thanh thiếu niên Việt Nam

Theo Tổng cục Thống kê, tính đến tháng 12/2020, cả nước có 32,1 triệu người từ 15 tuổi trở lên bị ảnh hưởng tiêu cực bởi dịch Covid-19, bao gồm người bị mất việc làm, phải nghỉ giãn việc, nghỉ luân phiên, giảm giờ làm, giảm thu nhập… Khu vực dịch vụ chịu ảnh hưởng nặng nề nhất với 71,6% lao động bị ảnh hưởng, tiếp đến là khu vực công nghiệp và xây dựng. Vì vậy, việc hỗ trợ sản xuất và NLĐ được đặt ra như một vấn đề có tính cấp bách.
Tác động của đại dịch Covid-19 đến NLĐ, biện pháp hỗ trợ và một số khuyến nghị

Trao tặng quà cho công nhân Công ty TNHH Yesum Vina (Khu chế xuất Linh Trung 2) bị mất việc làm do dịch bệnh Covid-19. (Ảnh: Thanh Vũ/TTXVN)

Đại dịch Covid-19 tác động tới NLĐ

Trong 32,1 triệu người từ 15 tuổi trở lên tính đến tháng 12/2020 bị ảnh hưởng tiêu cực bởi dịch Covid-19 nêu trên, có tới 69,2% người bị giảm thu nhập, 39,9% phải giảm giờ làm, nghỉ giãn việc, nghỉ luân phiên; khoảng 14,0% buộc phải tạm nghỉ hoặc tạm ngừng hoạt động sản xuất kinh doanh. Cùng với khu vực dịch vụ, công nghiệp và xây dựng, nơi bị ảnh hưởng nặng nề nhất, tỷ lệ lao động bị ảnh hưởng trong khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản cũng khá cao, lên tới 26,4%1.

Tỷ lệ thất nghiệp chung năm 2020 ước tính là 2,26%, trong đó tỷ lệ thất nghiệp khu vực thành thị là 3,61%; khu vực nông thôn 1,59%. Tỷ lệ thất nghiệp của lao động trong độ tuổi là 2,48%. Tỷ lệ thiếu việc làm của lao động trong độ tuổi ước tính là 2,51%; trong đó tỷ lệ thiếu việc làm khu vực thành thị là 1,68%; tỷ lệ thiếu việc làm khu vực nông thôn là 2,93%2.

Đến nay thị trường lao động đang có dấu hiệu phục hồi, nhưng chưa thể về trạng thái của cùng kỳ năm trước. Một số ngành có số lao động giảm mạnh so với cùng kỳ như chế biến, chế tạo (giảm 324,6 nghìn người); dịch vụ lưu trú và ăn uống (giảm 156,9 nghìn người); giáo dục và đào tạo (giảm 122,7 nghìn người); bán buôn và bán lẻ, sửa chữa ô tô, mô tô, xe máy (giảm 120 nghìn người).

Tác động của đại dịch Covid-19 đến NLĐ, biện pháp hỗ trợ và một số khuyến nghị

Theo thống kê, có 32,1 triệu người từ 15 tuổi trở lên bị ảnh hưởng tiêu cực bởi dịch Covid-19, có tới 69,2% người bị giảm thu nhập, 39,9% phải giảm giờ làm, nghỉ giãn việc, khoảng 14,0% buộc phải tạm nghỉ hoặc tạm ngừng hoạt động sản xuất kinh doanh. Nguồn: phutho.gov.vn

Thu nhập của NLĐ cũng giảm mạnh do tác động của dịch bệnh, lớn nhất là trong ngành du lịch và điện tử với gần 100% NLĐ bị giảm lương hoặc đã mất việc làm3. Đặc biệt, có tới 83% lao động nữ bị giảm lương hoặc mất việc làm; 87,9% người lao động di cư mất việc hoặc bị giảm lương.

Lần đầu tiên trong 10 năm qua, nền kinh tế Việt Nam chứng kiến sự sụt giảm nghiêm trọng về số người tham gia thị trường lao động và số người có việc làm. Các chỉ tiêu về tỷ lệ thất nghiệp, tỷ lệ thiếu việc làm và tỷ lệ lao động có việc làm phi chính thức đều tăng cao trái ngược hẳn với xu thế giảm trong các năm gần đây.

Những biện pháp hỗ trợ đã được thực hiện

Với Chỉ thị số 13/CT-TTg ngày 11/3/2020, Chính phủ đã điều chỉnh mục tiêu từ thực hiện “nhiệm vụ kép” sang ưu tiên bảo vệ tốt nhất sức khỏe và tính mạng của nhân dân, sẵn sàng hy sinh lợi ích kinh tế để đẩy mạnh phòng, chống dịch Covid-19. Các phương án hỗ trợ doanh nghiệp và NLĐ đã được đưa ra. Các Bộ, ngành, địa phương trong phạm vi và lĩnh vực quản lý của mình thực hiện rà soát ban hành theo thẩm quyền việc giảm phí, lệ phí đối với các đối tượng chịu ảnh hưởng bởi dịch bệnh. Bộ Y tế triển khai các chương trình khám, chữa bệnh rộng rãi, lập các bệnh viện dã chiến ở những nơi xác định là ổ dịch hoặc nguy cơ cao, thực hiện hỗ trợ đóng BHYT cho hộ gia đình có mức sống trung bình4,...

Tác động của đại dịch Covid-19 đến NLĐ, biện pháp hỗ trợ và một số khuyến nghị
Nhiều phương án hỗ trợ doanh nghiệp và người lao động đã được đưa ra. Các Bộ, ngành, địa phương trong phạm vi và lĩnh vực quản lý của mình thực hiện rà soát ban hành theo thẩm quyền việc giảm phí, lệ phí đối với các đối tượng chịu ảnh hưởng bởi dịch bệnh Covid-19. Ảnh: Thanh Vũ/TTXVN

Ngân hàng Nhà nước đưa ra các biện pháp cơ cấu lại thời hạn trả nợ, xem xét miễn giảm lãi vay, giảm phí... đối với doanh nghiệp gặp khó khăn, trước hết là gói hỗ trợ tín dụng khoảng 250.000 tỷ đồng5. Bộ Tài chính trình Chính phủ việc kích thích tài khóa thông qua miễn, giảm thuế, phí, lệ phí cho các đối tượng bị ảnh hưởng, nâng gói hỗ trợ từ 30.000 tỷ đồng lên 150.000 tỷ đồng6. Bộ Giao thông vận tải trình Chính phủ việc cắt giảm thủ tục hành chính, giảm chi phí logistics hàng hải, hàng không, đường bộ, đường thủy nội địa, đường sắt7... Bộ Công thương trình Chính phủ biện pháp bảo đảm nguyên vật liệu cho sản xuất kinh doanh và phương án tổ chức sản xuất, phân phối, lưu thông, cung ứng hàng hóa, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng, củng cố thị trường nội địa, hỗ trợ cho hoạt động bán lẻ,…, giảm giá điện 10% và hỗ trợ giá dịch vụ viễn thông khoảng 15.000 tỷ đồng8. Bộ LĐ-TB&XH chủ động xây dựng phương án tạm dừng đóng BHXH vào quỹ hưu trí và tử tuất đối với những doanh nghiệp có trên 50% NLĐ bị ảnh hưởng do tác động của dịch Covid-199. Từ giữa tháng 3/2020, Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp đã hướng dẫn chi tiết và cụ thể về ứng dụng công nghệ thông tin trong tổ chức đào tạo trực tuyến như học tập trực tuyến (e-learning), quản lý học tập trực tuyến (LMS - Learning Management System)… vừa là giải pháp trước mắt nhưng vừa là lợi ích lâu dài10. Rất nhiều gói hỗ trợ cho NLĐ và đảm bảo an sinh xã hội được đưa ra để hỗ trợ cho những người bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19, như hỗ trợ trực tiếp 1 triệu đồng/người/tháng cho NLĐ nghèo, NLĐ tự do không có hợp đồng, người mất việc hoặc không có việc làm; hỗ trợ 500.000 đồng/người/tháng cho một bộ phận đối tượng bảo trợ xã hội11.

Tổng hợp các chương trình hỗ trợ cho NLĐ bị ảnh hưởng bởi Covid-19

Hình thức hỗ trợ

NLĐ nghỉ việc không lương

NLĐ mất việc nhưng không được hưởng bảo hiểm thất nghiệp

NLĐ tự do và không có hợp đồng lao động

NLĐ trong hộ kinh doanh cá thể

Tiền mặt

1,8 triệu đồng/tháng (Chính phủ)

1 triệu đồng/tháng (Chính phủ)

1 triệu đồng/tháng (Chính phủ)

1 triệu đồng/tháng (Chính phủ)

Trang bị bảo hộ (khẩu trang, nước khử trùng,…)

Tổng LĐLĐ Việt Nam, doanh nghiệp

Tổng LĐLĐ Việt Nam, doanh nghiệp

Hội phụ nữ, cá nhân tài trợ

Thực phẩm và nhu yếu phẩm

Tổng LĐLĐ Việt Nam, Hội phụ nữ, cá nhân tài trợ

Tổng LĐLĐ Việt Nam, Hội phụ nữ, cá nhân tài trợ

Tổng LĐLĐ Việt Nam, Hội phụ nữ, cá nhân tài trợ

Giảm giá nhà trọ

Tổng LĐLĐ Việt Nam, chính quyền địa phương

Đào tạo

Chính phủ, tổ chức xã hội, doanh nghiệp, nhãn hàng

Chính phủ, tổ chức xã hội, doanhnghiệp, nhãn hàng

Hội phụ nữ, tổ chức xã hội,

Hội phụ nữ, tổ chức xã hội,

Bài học từ khủng hoảng tài chính 2008 cho thấy sự hồi phục của NLĐ và doanh nghiệp phụ thuộc vào một số yếu tố sau:

(i) Mạng lưới xã hội của NLĐ: Mạng lưới xã hội mạnh sẽ cho phép NLĐ được hỗ trợ nhanh chóng trong thời điểm khó khăn;

(ii) Luật lao động đầy đủ và thực thi tốt: Giảm rủi ro do NSDLĐ lợi dụng khủng hoảng để vi phạm quyền lao động;

(iii) Hệ thống bảo trợ xã hội hiệu quả sẽ làm giảm mức độ tổn thương của người nghèo;

(iv) Hướng các gói kích thích kinh tế vào các ngành thâm dụng lao động nữ.

Tuy nhiên, với diễn biến phức tạp của dịch bệnh như hiện nay và sự ảnh hưởng nghiêm trọng, sâu sắc của dịch bệnh đến việc làm, thu nhập của NLĐ, cần tiếp tục có những giải pháp hữu hiệu trước mắt và lâu dài nhằm giảm tác động của khủng hoảng và hỗ trợ hơn nữa sự phục hồi của doanh nghiệp.

Tác động của đại dịch Covid-19 đến NLĐ, biện pháp hỗ trợ và một số khuyến nghị
Trước những diễn biến phức tạp của dịch bệnh, cần tiếp tục có những giải pháp hữu hiệu trước mắt và lâu dài nhằm giảm tác động của khủng hoảng và hỗ trợ hơn nữa sự phục hồi của doanh nghiệp. Ảnh: P.V

Đề xuất một số giải pháp tiếp theo

Từ số liệu thống kê năm 2020 và quý I/2021 cho thấy, việc tham gia thị trường lao động và tạo thu nhập từ việc làm đối với NLĐ đang tất khó khăn. Dự báo ảnh hưởng của dịch tới đời sống và sản xuất vẫn rất khó lường trong thời gian tới. Để chủ động ứng phó, thích ứng với diễn biến của tình hình dịch, kiểm soát dịch vừa thúc đẩy sản xuất kinh doanh, theo chúng tôi, cần thực hiện đồng bộ các chính sách sau đây:

Một là, tiếp tục tập trung tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp sản xuất, cải cách quy trình, thủ tục để doanh nghiệp tiếp cận các chính sách hỗ trợ đơn giản, thuận tiện, kịp thời nhằm kích thích nền kinh tế cũng như nhu cầu sử dụng lao động. Những biện pháp này không chỉ giúp các doanh nghiệp và NLĐ thoát khỏi nguy cơ phá sản, mất việc và giảm thu nhập mà còn tạo động lực thúc đẩy sản xuất kinh doanh phát triển.

Hai là, tích cực triển khai các gói hỗ trợ đặc thù, đa dạng hóa các hình thức trợ cấp, mở rộng các chương trình đào tạo hướng nghiệp phù hợp với nhiều đối tượng, đặc biệt là lao động nữ, lao động không có trình độ chuyên môn kỹ thuật, lao động phi chính thức nhằm ổn định an sinh xã hội, tạo động lực cho NLĐ làm việc, góp sức vào quá trình phục hồi và phát triển kinh tế.

Ba là, thị trường lao động Việt Nam hiện có tới 75% lao động không được đào tạo chuyên môn kỹ thuật. Đây là hạn chế lớn của nền kinh tế Việt Nam trong bối cảnh đại dịch vẫn đang lan rộng và cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 đang diễn ra mạnh mẽ. Chất lượng nguồn lao động chưa cao sẽ là rào cản ngăn cách cơ hội thích ứng và bắt kịp với các xu hướng công nghệ mới, các phương thức kinh doanh mới của thế giới. Vì vậy, Việt Nam cần tích cực đổi mới, triển khai các chính sách đào tạo, đào tạo lại nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực thích ứng với yêu cầu tăng trưởng và phát triển kinh tế.

Tác động của đại dịch Covid-19 đến NLĐ, biện pháp hỗ trợ và một số khuyến nghị

Tư vấn tuyển dụng tại Phiên giao dịch việc làm huyện Đông Anh, TP Hà Nội. Ảnh: Hải Yến.

Tài liệu tham khảo:

1. Tổng cục Thống kê (2019a), Thông cáo báo chí Kết quả Tổng điều tra Dân số và Nhà ở năm 2019. https://www.gso.gov.vn/su-kien/2019/12/thong-cao-bao-chi-ket-qua-tong-dieu-tra-dan-so-va-nha-o-nam-2019. Ngày đăng: 19/12/2019. Truy cập ngày 04/04/2021.

2, 3. https://congthuong.vn/nganh-du-lich-viet-nam-bi-anh-huong-nhu-the-nao-vi-dich-covid-19-136255.html.

4. https://moh.gov.vn/che-do-chinh-sach-linh-vuc-y te?

5.https://nld.com.vn/kinh-te/goi-tin-dung-250000-ti-dong-ho-tro-doanh-nghiep-20200310210800611.htm.

6.https://tuoitre.vn/thu-tuong-muon-nang-goi-ho-tro-tai-khoa-tu-30-000-ti-len-150-000-ti-dong-20200401212408161.htm.

7.http://mt.gov.vn/vn/chuyen-muc/1196/nganh-GTVT-chu-dong-phong,-chong-dich-benh-virus-corona.aspx.

8.https://tuoitre.vn/thu-tuong-muon-nang-goi-ho-tro-tai-khoa-tu-30-000-ti-len-150-000-ti-dong-20200401212408161.htm.

9.https://tuoitre.vn/tam-dung-dong-bao-hiem-xa-hoi-den-thang-12-2020-vi-covid-19-20200320130357583.htm.

10, 11. http://www.molisa.gov.vn/Pages/tintuc/chitiet.aspx?tintucID=222460.

Đà Nẵng: Ghi nhận 1 ca mắc Covid-19 tại KCN An Đồn Đà Nẵng: Ghi nhận 1 ca mắc Covid-19 tại KCN An Đồn

Chiều 20/6, Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 TP Đà Nẵng cho biết đã ghi nhận thêm 18 trường hợp dương tính với SARS-CoV-2 ...

Cấm chợ tự phát, người lao động lo lắng không thể mua nhu yếu phẩm Cấm chợ tự phát, người lao động lo lắng không thể mua nhu yếu phẩm

Trước diễn biến phức tạp, khó lường của dịch bệnh Covid-19, TP.HCM đã nâng cao mức độ giãn cách. Chợ tự phát đã được yêu ...

Điệu nhảy cổ vũ ở tâm dịch Bắc Giang của những người vận hành “Siêu thị 0 đồng” Điệu nhảy cổ vũ ở tâm dịch Bắc Giang của những người vận hành “Siêu thị 0 đồng”

Giữa nắng nóng lên đến 40 độ C, nhiều người cảm thấy như được tiếp thêm động lực nhờ bài nhảy đáng yêu của ...

Chia sẻ
In bài viết

Tin cùng chuyên mục

Đổi mới công tác tuyên truyền, vận động góp phần bảo vệ nền tảng tư tưởng

Công đoàn -

Đổi mới công tác tuyên truyền, vận động góp phần bảo vệ nền tảng tư tưởng

Công tác tuyên truyền, vận động đoàn viên công đoàn, người lao động có vai trò quan trọng đối với việc góp phần tạo sự thống nhất trong Đảng, sự đồng thuận trong xã hội. Ý nghĩa của hoạt động tuyên truyền, vận động này còn góp phần xây dựng quan hệ lao động hài hòa, ổn định, tiến bộ, tích cực lao động, học tập và công tác, góp phần hoàn thành các chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, xây dựng giai cấp công nhân và tổ chức Công đoàn vững mạnh xứng đáng là lực lượng đi đầu trong sự nghiệp công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước.

Nâng cao ý thức chính trị cho giai cấp công nhân trong tình hình mới

Nghiên cứu -

Nâng cao ý thức chính trị cho giai cấp công nhân trong tình hình mới

Nghị quyết số 20-NQ/TW, ngày 28/1/2008 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa X nêu rõ “Giai cấp công nhân Việt Nam là một lực lượng xã hội to lớn, đang phát triển, bao gồm những người lao động chân tay và trí óc, làm công hưởng lương trong các loại hình sản xuất kinh doanh và dịch vụ công nghiệp, hoặc sản xuất kinh doanh và dịch vụ có tính chất công nghiệp”.

Tình đoàn kết tạo ra quyền lực cho tổ chức

Nghiên cứu -

Tình đoàn kết tạo ra quyền lực cho tổ chức

Nhân Tháng Công nhân 2024, TS. Phạm Thị Thu Lan, nhà nghiên cứu quen biết về phong trào công nhân, hoạt động công đoàn (công tác tại Viện Công nhân và Công đoàn) có bài viết về tình đoàn kết và niềm tin của NLĐ, điều sẽ tạo ra quyền lực mềm cho tổ chức Công đoàn. Tạp chí LĐ&CĐ xin giới thiệu với bạn đọc phân tích thú vị và rất đáng suy ngẫm này.

Bài 3: Xây dựng chính sách đồng bộ, hiệu quả cho người lao động tiếp cận, thụ hưởng

Nghiên cứu -

Bài 3: Xây dựng chính sách đồng bộ, hiệu quả cho người lao động tiếp cận, thụ hưởng

Hệ thống chính sách, pháp luật về lao động, việc làm ở nước ta đã được chú trọng xây dựng, hoàn thiện nhưng vấn đề tiếp cận, thụ hưởng chính sách của người lao động còn cần được cải thiện hơn nữa.

Bài 2: Cơ sở xây dựng lực lượng lao động năng suất, tiến bộ

Nghiên cứu -

Bài 2: Cơ sở xây dựng lực lượng lao động năng suất, tiến bộ

Cơ sở để bảo đảm việc làm, thu nhập, chăm lo đời sống, đáp ứng nguyện vọng hợp pháp, chính đáng của người lao động (NLĐ) xuất phát từ các tiền đề về tiền lương, phúc lợi về nhà ở, sức khỏe y tế, cải thiện đời sống văn hóa tinh thần, hỗ trợ chăm sóc con em.

Một số đặc điểm về học vấn, chuyên môn của công nhân hiện nay

Nghiên cứu -

Một số đặc điểm về học vấn, chuyên môn của công nhân hiện nay

Với sự nỗ lực, tự học hỏi, rèn luyện, công nhân đã có trình độ học vấn và chuyên môn nghề nghiệp khá cao, phục vụ đắc lực cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

5 nội dung phối hợp giữa Tổng LĐLĐ Việt Nam và Hội Khuyến học Việt Nam Video

5 nội dung phối hợp giữa Tổng LĐLĐ Việt Nam và Hội Khuyến học Việt Nam

Đề xuất người lao động được nghỉ 9 ngày dịp Tết Nguyên đán 2025 Tôi công nhân

Đề xuất người lao động được nghỉ 9 ngày dịp Tết Nguyên đán 2025

Theo đề xuất của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, kỳ nghỉ Tết Nguyên đán 2025 có thể kéo dài 9 ngày, từ 26 tháng Chạp năm Giáp Thìn đến hết ngày mùng 5 tháng Giêng năm Ất Tỵ (tức 25/1-2/2/2025).

Talk Công đoàn: Đổi mới hiệu quả phải dựa trên nguyện vọng của người lao động Talk Công đoàn

Talk Công đoàn: Đổi mới hiệu quả phải dựa trên nguyện vọng của người lao động

Đồng chí Lê Thị Kim Huệ, Chủ tịch LĐLĐ quận Đống Đa, TP Hà Nội chia sẻ về những kinh nghiệm đổi mới hoạt động công đoàn, chăm lo thiết thực cho đoàn viên và người lao động.

5 nội dung phối hợp giữa Tổng LĐLĐ Việt Nam và Hội Khuyến học Việt Nam Infographic

5 nội dung phối hợp giữa Tổng LĐLĐ Việt Nam và Hội Khuyến học Việt Nam

Tổng LĐLĐ Việt Nam và Hội Khuyến học Việt Nam thống nhất phối hợp thực hiện 5 nội dung chính giai đoạn 2024 - 2030 với các nội dung sau:
Bản tin công nhân: Đề xuất miễn đóng bảo hiểm thất nghiệp sau 12 năm tham gia, chưa từng nhận Bản tin công nhân

Bản tin công nhân: Đề xuất miễn đóng bảo hiểm thất nghiệp sau 12 năm tham gia, chưa từng nhận

Bản tin công nhân ngày 29/5 gồm những tin chính: Trình Chính phủ tăng lương tối thiểu vùng 200.000 đồng – 280.000 đồng / tháng từ 1/7/2024; Điều chỉnh mức đóng BHXH sau cải cách tiền lương; Đề xuất miễn đóng bảo hiểm thất nghiệp sau 12 năm tham gia, chưa từng nhận; 14 phường ở TP Thủ Dầu Một có bếp ăn "0 đồng" cho lao động nghèo...

5 nội dung phối hợp giữa Tổng LĐLĐ Việt Nam và Hội Khuyến học Việt Nam Video

5 nội dung phối hợp giữa Tổng LĐLĐ Việt Nam và Hội Khuyến học Việt Nam

Đọc thêm

Đón đọc Tạp chí An toàn vệ sinh lao động, số 346, tháng 5 - 2024

Nghiên cứu -

Đón đọc Tạp chí An toàn vệ sinh lao động, số 346, tháng 5 - 2024

Số An toàn vệ sinh lao động (ATVSLĐ) tháng 5 là số đặc biệt, tăng từ 64 lên 80 trang, in màu trên giấy couche, xuất bản - phát hành ngày 25/5/2024 đến các cấp công đoàn, đội ngũ an toàn vệ sinh viên, cán bộ an toàn các đơn vị sản xuất kinh doanh, doanh nghiệp trên toàn quốc.

Vai trò của nhân dân lao động trong đấu tranh chống tiêu cực

Công đoàn -

Vai trò của nhân dân lao động trong đấu tranh chống tiêu cực

Nhân dân lao động là người “chở thuyền” cho những cuộc cách mạng cập bến và chính nhân dân lao động là người “lật thuyền” nhấn chìm các chế độ bóc lột.

Đồng chí Hoàng Quốc Việt với công tác chăm lo đời sống người lao động

Công đoàn -

Đồng chí Hoàng Quốc Việt với công tác chăm lo đời sống người lao động

Trên cương vị Chủ tịch Tổng Công đoàn Việt Nam (nay là Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam), đồng chí Hoàng Quốc Việt hết sức coi trọng công tác chăm lo đời sống cho công nhân, viên chức mà tiền lương, tiền thưởng là vấn đề quan tâm hàng đầu.

Đồng chí Tôn Đức Thắng: Từ người thợ máy đến thủ lĩnh công nhân Sài Gòn - Chợ Lớn

Công đoàn -

Đồng chí Tôn Đức Thắng: Từ người thợ máy đến thủ lĩnh công nhân Sài Gòn - Chợ Lớn

Đồng chí Tôn Đức Thắng (20/8/1888 - 30/3/1980) sống 92 năm tuổi đời, có gần 70 năm hoạt động cách mạng, 17 năm bị thực dân, đế quốc giam cầm, tù đày và đã giữ nhiều trọng trách trong Đảng, Nhà nước, Chính phủ, Quốc hội.

Thực trạng công tác ATVSLĐ và những vấn đề cần nghiên cứu giai đoạn 2025-2030

Nghiên cứu -

Thực trạng công tác ATVSLĐ và những vấn đề cần nghiên cứu giai đoạn 2025-2030

Tổ chức Công đoàn là một chủ thể quan trọng trong việc tham gia bảo đảm an toàn và sức khỏe cho người lao động.

Vấn đề thành lập tổ chức khác của người lao động tại doanh nghiệp

Nghiên cứu -

Vấn đề thành lập tổ chức khác của người lao động tại doanh nghiệp

Công đoàn Việt Nam từ khi thành lập đến nay luôn là một bộ phận khăng khít của hệ thống chính trị dưới sự lãnh đạo của Đảng; là tổ chức đại diện, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của đoàn viên, người lao động. Việc trong thời gian tới có thể xuất hiện tổ chức khác của người lao động tại doanh nghiệp đặt ra nhiều vấn đề cần nghiên cứu, giải quyết.

TS. Bùi Sỹ Lợi đề xuất 6 nội dung cần sửa đổi trong Luật Công đoàn

Hoạt động Công đoàn -

TS. Bùi Sỹ Lợi đề xuất 6 nội dung cần sửa đổi trong Luật Công đoàn

Theo TS. Bùi Sỹ Lợi, xuất phát từ yêu cầu khắc phục một số hạn chế, bất cập của Luật Công đoàn, đáp ứng hoạt động của tổ chức Công đoàn trong thời kỳ mới, việc sửa đổi Luật Công đoàn là rất cần thiết.

Cần hơn nữa vai trò phản biện chính sách và đồng quyết định của công đoàn

Công đoàn -

Cần hơn nữa vai trò phản biện chính sách và đồng quyết định của công đoàn

Với vai trò là tổ chức đại diện cho người lao động (NLĐ), công đoàn (CĐ) thực hiện nhiệm vụ của mình thông qua ba hình thức sau: chăm lo – tiếng nói – đồng quyết định, gọi là ba nấc thang đại diện.

An Giang: Khát vọng vươn lên từ phong trào thi đua “Lao động giỏi, lao động sáng tạo”

Hoạt động Công đoàn -

An Giang: Khát vọng vươn lên từ phong trào thi đua “Lao động giỏi, lao động sáng tạo”

Từ phong trào thi đua “Lao động giỏi, lao động sáng tạo”, LĐLĐ tỉnh An Giang đã phát hiện hàng loạt nhân tố tiêu biểu, xuất sắc nhất. Bằng niềm đam mê nghiên cứu khoa học, sáng tạo không ngừng, họ đã cống hiến, làm lợi hàng tỷ đồng cho cơ quan, đơn vị.

Bảo đảm hoạt động công đoàn về công tác cán bộ và góp ý sửa đổi Luật Công đoàn

Nghiên cứu -

Bảo đảm hoạt động công đoàn về công tác cán bộ và góp ý sửa đổi Luật Công đoàn

Công tác cán bộ là công việc quan trọng của Đảng và các đoàn thể. Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh không chỉ quan tâm đến xây dựng đội ngũ cán bộ của Đảng, mà còn chú trọng đến xây dựng đội ngũ cán bộ đoàn thể nói chung và rèn luyện, đào tạo đội ngũ cán bộ công đoàn nói riêng.