Cấm chợ tự phát, người lao động lo lắng không thể mua nhu yếu phẩm
Người lao động

Cấm chợ tự phát, người lao động lo lắng không thể mua nhu yếu phẩm

Dương Thùy
Tác giả: Dương Thùy
Trước diễn biến phức tạp, khó lường của dịch bệnh Covid-19, TP.HCM đã nâng cao mức độ giãn cách. Chợ tự phát đã được yêu cầu đóng cửa từ 20/6, đi cùng với đó là những lo lắng của công nhân lao động về nguồn thực phẩm trong những ngày tới.
“Đầu tư cho người lao động chính là đầu tư cho doanh nghiệp” Lúc lấy mẫu, em như chạm vào nỗi lo lắng của công nhân “Ngăn sông cấm chợ”- đừng tự ta làm yếu mình
1356-z2046537898207-1e3e245b418b9638ef570041ead490ae
Chợ tự phát gần Khu công nghiệp Tân Tạo, quận Bình Tân trước thời điểm dịch bệnh

Sáng nay, chị Nguyễn Hoà Phương, công nhân Công ty PouYuen ra chợ cóc gần khu trọ phường An Lạc, quận Tân Bình để mua đồ nhưng chợ vắng hoe. Người dân nói với chị rằng các chợ tự phát từ hôm nay sẽ tạm dừng hoạt động theo yêu cầu của chính quyền thành phố để đảm bảo an toàn phòng dịch.

Chạy xe chừng 5 cây số chị Phương mới đến được khu chợ truyền thống để mua thực phẩm cho gia đình. Bao năm nay, chị có thói quen mua đồ ăn ở chợ cóc gần cổng công ty và khu trọ, phần vì tiện, phần vì rẻ. Bây giờ, các khu chợ này đóng cửa, chị thấy bất tiện và có phần lo lắng.

Cấm chợ tự phát, người lao động lo lắng không thể mua nhu yếu phẩm
Cơ quan chức năng thực hiện phong tỏa chợ tự phát tại quận Bình Tân

"Thu nhập của vợ chồng tôi thấp nên không có điều kiện đi siêu thị. Mỗi ngày, tôi mua khoảng 40.000 đồng thực phẩm gồm rau củ, thịt cá để nấu ăn cho gia đình. Bây giờ chợ tự phát đóng cửa, tôi phải chi nhiều hơn cho sinh hoạt và ăn uống. Dịch bệnh làm chúng tôi khổ sở quá”, chị Phương chia sẻ.

Cùng tâm trạng, anh Nguyễn Văn Huê, trọ ở phường Bình Hưng Hòa, quận Bình Tân cho biết, trưa nay sau khi tan làm, anh định ghé chợ cóc gần nhà để mua thức ăn. Nhưng tới nơi anh mới hay chợ đã được chăng dây, rào kín lối đi. Anh buộc phải đi thêm vài cây số đến chợ truyền thống.

Cấm chợ tự phát, người lao động lo lắng không thể mua nhu yếu phẩm
Điểm chốt phong tỏa tại đường Võ Văn Kiệt

"Thường ngày với 10.000 đồng tôi mua được 3 bó rau ngót, hoặc 5 trái bí. Nhưng hôm nay cũng với lượng rau đó, tôi phải trả gấp 3 lần tiền. Nếu cứ đà này thì gia đình tôi sẽ rất khó khăn trong những ngày tới”, anh Huệ than thở.

Đó cũng là tâm trạng chung của nhiều công nhân sống trên địa bàn TP HCM. Trong ngày đầu tiên thành phố cấm chợ tự phát, nhiều người lao động không khỏi lo lắng. Họ đã quen với việc mua đồ tại các khu chợ cóc gần cổng công ty hay cạnh khu nhà trọ bởi giá cả rẻ, đồ ăn phong phú, lại tiện đường...

Cấm chợ tự phát, người lao động lo lắng không thể mua nhu yếu phẩm
Người dân đi mua thực phẩm trước giờ dừng chợ tạm

Không chỉ bất tiện với công nhân, nhiều người buôn bán trong các khu chợ cóc cũng lao đao trong dịp này.

Anh Trần Văn Ơn (quê Hậu Giang), người bán hoa quả thâm niên tại chợ tự phát đường Lê Đức Thọ, quận Gò Vấp cho biết, vì không có điều kiện mua được một chỗ ngồi trong chợ truyền thống nên bao năm nay anh rong ruổi với chiếc xe thồ để sinh nhai vỉa hè. Ngày chăm chỉ anh cũng lãi được hai, ba trăm nghìn đồng.

"Dịch bệnh đã chặn đứng kế sinh nhai của gia đình tôi”, anh nói và chia sẻ thêm, vợ chồng anh còn hai con nhỏ và bố mẹ già ở quê cần phải chăm sóc, phụng dưỡng.

Vợ anh làm công nhân, lúc này lương thấp do giảm giờ làm. Việc cấm chợ tự phát dễ khiến gia đình anh "treo niêu", nhưng anh nói: “Biết là bản thân gặp khó, và nhiều người cũng như tôi vậy, nhưng dịch bệnh căng thẳng, cần phải đồng hành cùng nhà nước, cùng thành phố chống dịch. Tôi xem xét tình hình, nếu liên hệ được chỗ bán ở chợ truyền thống thì tốt, còn không được thì tìm cách về quê ở tạm ít bữa. Nhưng về quê bây giờ cũng khó...”, anh Ơn thở dài.

Cấm chợ tự phát, người lao động lo lắng không thể mua nhu yếu phẩm
TP HCM đang siết chặt các biện pháp để phòng dịch an toàn

Theo ghi nhận của PV Cuộc sống an toàn, khi có lệnh phong tỏa, cách ly, tổ chức Công đoàn và nhiều nhà hảo tâm đã hỗ trợ bữa ăn, nhu yếu phẩm cho người dân, công nhân, lao động. Ngoài ra, còn có những địa điểm phát rau, củ, quả miễn phí.

Mặc dù vậy, vẫn còn những người lao động không nằm trong khu cách ly phong tỏa gặp khó khăn. Sự chung tay hỗ trợ của cơ quan chức năng và cộng đồng trong thời gian tới sẽ là rất cần thiết để những lao động vượt qua khó khăn.

“Thấy vợ khóc vì lo sinh con không có mẹ ở bên, em không cầm được nước mắt” “Thấy vợ khóc vì lo sinh con không có mẹ ở bên, em không cầm được nước mắt”

Có vợ mang thai ở tuần thứ 38, lại ở trong khu vực cách ly y tế, Lê Duy Tuấn (công nhân trọ tại thôn ...

Thêm 6 Thêm 6 "Siêu thị 0 đồng" cấp nhu yếu phẩm miễn phí cho công nhân vùng dịch

Có thêm 6 siêu thị “0 đồng” được Liên đoàn Lao động tỉnh Bắc Giang thành lập tại 2 huyện Việt Yên và Yên Dũng ...

Như thế này, lo gì chúng ta không vượt qua Coivd-19! Như thế này, lo gì chúng ta không vượt qua Coivd-19!

Những tấm ảnh “Rau miễn phí cứ lấy nhé” hay khoảnh khắc trung úy CSGT Bắc Giang đứng nghiêm chào đoàn xe chở y ...

Tin mới hơn

Học để làm chủ công việc, làm chủ cuộc đời

Học để làm chủ công việc, làm chủ cuộc đời

Trong nhà xưởng, công trường, dây chuyền sản xuất, có hàng nghìn máy vận hành ngày đêm. Nhưng “cỗ máy” lớn nhất, bền bỉ nhất, chính là trí tuệ và đôi tay của người lao động. Nếu không học, không cập nhật tri thức công nhân sẽ bị “bỏ lại” trong “guồng quay” khắc nghiệt của thời đại.
Đội ngũ công nhân trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc

Đội ngũ công nhân trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc

Để đưa đất nước bước vào kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc, Đảng ta đã xác định tháo gỡ các điểm nghẽn về thể chế, phát triển khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số quốc gia; định vị lại và khuyến khích phát huy vai trò của kinh tế tư nhân, huy động mọi nguồn lực cho phát triển; cùng với đó là sắp xếp lại hệ thống bộ máy tổ chức, bảo đảm tinh gọn, hoạt động hiệu lực hiệu quả và phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao - trong đó, việc phát huy vai trò của đội ngũ công nhân có vai trò vô cùng quan trọng.
Văn hóa công nhân với nâng cao năng suất lao động và hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp

Văn hóa công nhân với nâng cao năng suất lao động và hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp

Khi nền kinh tế chuyển đổi từ nông nghiệp sang công nghiệp và tiến hành phát triển công nghiệp theo hướng hiện đại, văn hóa công nhân là chủ đề đặc biệt được quan tâm, trong đó có mục tiêu đóng góp cho tăng năng suất lao động và nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Bài viết chia sẻ quan điểm của tác giả về xây dựng văn hóa công nhân, đặc biệt trong thời kỳ Việt Nam bắt đầu chuyển sang phát triển bền vững hiện nay.

Tin tức khác

Công nhân Việt Nam và hành trình không nghỉ

Công nhân Việt Nam và hành trình không nghỉ

50 năm sau ngày đất nước thống nhất, đã qua rồi cái thời khó khăn gian khổ, khi công nhân phải vật lộn với từng miếng cơm manh áo trong những nhà máy xí nghiệp cũ kỹ. Giờ đây, công nhân Việt Nam đã vươn lên mạnh mẽ, trở thành những người tiên phong trong kỷ nguyên công nghiệp 4.0, làm chủ công nghệ hiện đại, vận hành những hệ thống tự động hóa tinh vi, và là lực lượng không thể thiếu trong nền kinh tế số đang phát triển mạnh mẽ…
Học để hoàn thiện nhân cách, làm giàu trí tuệ

Học để hoàn thiện nhân cách, làm giàu trí tuệ

Chưa bao giờ thế giới thay đổi nhanh như hôm nay. Công nghệ phát triển mỗi giờ, mỗi phút. Một kỹ năng có thể lạc hậu chỉ sau vài năm. Một công nghệ có thể thay đổi cả ngành nghề. Trong dòng xoáy ấy, nếu không học, người lao động sẽ lạc nhịp, tụt hậu, thậm chí bị đào thải.
Những cơ hội học tập “trong tầm tay” cho công nhân thời đại mới

Những cơ hội học tập “trong tầm tay” cho công nhân thời đại mới

"Học để không bị bỏ lại phía sau" - thông điệp từ Tổng Bí thư Tô Lâm càng trở nên cấp thiết khi thị trường lao động liên tục biến động. Vậy, người công nhân cần trang bị những gì và học như thế nào trong bối cảnh mới? Những giải pháp học tập linh hoạt, thiết thực đang mở ra nhiều cơ hội hơn bao giờ hết để người lao động nâng cao năng lực, khẳng định giá trị bản thân.
Luật BHXH 2024: An sinh không dừng lại ở người lao động

Luật BHXH 2024: An sinh không dừng lại ở người lao động

Sửa đổi quy định về điều kiện tuổi của thân nhân hưởng trợ cấp tuất hàng tháng trong Luật BHXH 2024 là lời hồi đáp đầy nhân văn dành cho hàng triệu người lao động và gia đình họ, những người đã âm thầm cống hiến cả cuộc đời cho sự phát triển của đất nước.
Học để không bị bỏ lại phía sau

Học để không bị bỏ lại phía sau

Cách mạng số đang định hình lại sâu sắc thị trường lao động việc làm, đặt ra yêu cầu cấp bách để thích ứng. Để không chỉ tồn tại mà còn kiến tạo giá trị bền vững, người lao động cần phát huy mạnh mẽ tinh thần học tập suốt đời, với sự đồng hành, tiếp sức chiến lược và hiệu quả từ tổ chức Công đoàn.
Luật BHXH 2024: "Neo giữ" người lao động có kinh nghiệm

Luật BHXH 2024: "Neo giữ" người lao động có kinh nghiệm

Với nhiều người lao động, đặc biệt là công nhân nghỉ hưu không hẳn là “dấu chấm hết” cho một hành trình làm việc, mà có khi lại là khởi đầu cho một giai đoạn mới đầy trăn trở: “Tiếp tục cống hiến hay dừng lại”?
Xem thêm