Sự cố công trình tại Khu nhà ở công nhân Kim Chung...chờ giải quyết!
Đời sống

Sự cố công trình tại Khu nhà ở công nhân Kim Chung...chờ giải quyết!

SỸ CÔNG - THU CHINH
Công ty TNHH MTV Quản lý và Phát triển nhà Hà Nội vừa đề nghị Sở Xây dựng Hà Nội sớm ban hành hướng dẫn thực hiện công tác xử lý, giải quyết sự cố công trình, thiết bị để đảm bảo an toàn cho công nhân đang sinh sống tại Khu nhà ở công nhân Kim Chung (Đông Anh, Hà Nội).
Tăng cường thực hiện các giải pháp phòng ngừa ngừng việc tập thể Vươn lên trở thành một trong 10 công nhân có thu nhập cao nhất Gia đình cán bộ công đoàn gìn giữ, phát huy truyền thống người thợ mỏ
Đề nghị sớm giải quyết sự cố công trình ở Khu nhà ở công nhân Kim Chung
1 tháng nay, cư dân thuê trọ tại nhà CT1A phải leo cầu thang bộ do thang máy dừng hoạt động. Ảnh: Quế Chi

Công ty TNHH MTV Quản lý và Phát triển nhà Hà Nội vừa báo cáo Sở Xây dựng Hà Nội tình trạng trang thiết bị hỏng tại Khu nhà ở công nhân Kim Chung (Đông Anh, Hà Nội) sau phản ánh của Cuộc sống an toàn.

Hiện nay, các hộ dân thuê nhà, đang sinh sống tại các tòa nhà 15 tầng CT1A, CT1B Khu nhà ở công nhân Kim Chung bức xúc về tình trạng xuống cấp của tòa nhà: Thang máy hỏng, dừng hoạt động, sự cố mất nước, hệ thống phòng cháy, chữa cháy hư hỏng.

Công ty TNHH MTV Quản lý và Phát triển nhà Hà Nội ghi nhận, những phản ánh của Cuộc sống an toàn về tình trạng xuống cấp tại tòa nhà khiến công nhân mệt mỏi, mất an toàn là hoàn toàn chính xác. Đại diện phòng chuyên môn của công ty, Xí nghiệp Quản lý và Phát triển nhà ở xã hội đã có buổi kiểm tra và làm việc với đại diện các hộ gia đình công nhân đang thuê nhà tại 02 tòa nhà CT1A, CT1B.

Sự cố công trình tại Khu nhà ở công nhân Kim Chung...chờ giải quyết!
Những công nhân thuê nhà tại tầng cao của tòa CT1A , Khu nhà ở công nhân Kim Chung (Đông Anh, Hà Nội) bức xúc khi phải đi cầu thang bộ sau giờ làm việc. Ảnh: SỸ CÔNG

Công ty cho hay, hệ thống thang máy tại Khu nhà ở công nhân gồm 8 chiếc, thuộc 4 nhà CT1A, CT1B, CT2 và CT3. Trong đó có tới 7/8 thang máy đang hoạt động không ổn định. 1 thang hỏng nặng dừng hoạt động ngày 7/12/2021 (thang máy số 2 nhà CT1B); 3/8 thang đã hết hạn kiểm định (thang máy số 1,2 nhà CT1A, thang máy số 1 nhà CT2) do chưa được sửa chữa kịp thời, nên chưa đủ điều kiện để kiểm định tiếp theo theo quy định.

Hiện Xí nghiệp Quản lý và Phát triển nhà ở xã hội (đơn vị quản lý vận hành trực tiếp) đã thông báo cho các hộ thuê dừng hoạt động 3 thang máy (2 thang nhà CT1A, 1 thang nhà CT2) nhằm đảm bảo an toàn, trong khi chờ được sửa chữa xong theo quy định Điều 16 Nghị định 44/2016/NĐ-CP ngày 15/5/2016 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật An toàn, vệ sinh lao động về hoạt động kiểm định kỹ thuật an toàn lao động, huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động và quan trắc môi trường lao động.

Điều này gây khó khăn cho cư dân các toà nhà, đặc biệt nhà CT1A đang có cả 2 thang máy phải dừng hoạt động. Công nhân thuê nhà trên các tầng cao rất bức xúc vì sau giờ làm việc mệt mỏi phải đi cầu thang bộ để vào nhà. Cùng với đó, công tác bảo trì các thang máy hằng tháng từ đầu năm 2022 đã dừng lại, chưa có các hướng dẫn của các cấp có thẩm quyền.

Đề nghị sớm giải quyết sự cố công trình ở Khu nhà ở công nhân Kim Chung
Cầu thang bộ bị xuống cấp, hư hỏng. Ảnh: NVCC

Hiện nay, công tác bảo trì gặp nhiều vướng mắc, muốn thực hiện bảo trì công trình, hạng mục trang thiết bị có sự cố hoặc có dấu hiệu nguy hiểm, công ty phải thực hiện đầy đủ các thủ tục theo quy định tại Nghị định 06/2021/NĐ-CP ngày 26/1/2021 của Chính phủ về quy định chi tiết một số nội dung về quản lý chất lượng, thi công xây dựng và bảo trì công trình xây dựng.

Cùng với đó là các quy định hiện hành về kế hoạch bảo trì, báo cáo kinh tế kỹ thuật, kế hoạch lựa chọn nhà thầu và phải được UBND TP Hà Nội phê duyệt dự toán thu chi quản lý quỹ nhà theo quy định. Do đó, thời gian chờ đợi phê duyệt thường kéo dài cả năm. Công ty đã kiến nghị Sở Xây dựng Hà Nội xem xét, tháo gỡ khó khăn về vấn đề này nhưng đến nay chưa nhận được ý kiến chỉ đạo thực hiện.

Ông Phạm Hoàng Hải, Phó Giám đốc Xí nghiệp Quản lý và Phát triển nhà ở xã hội (Công ty TNHH MTV Quản lý và Phát triển nhà Hà Nội) cho biết, về thực hiện kế hoạch bảo trì năm 2021: Các nội dung hư hỏng trang thiết bị, công ty đã được Sở Xây dựng phê duyệt kế hoạch bảo trì và báo cáo kinh tế kĩ thuật năm 2021. Tuy nhiên, vẫn chưa thực hiện bảo trì sửa chữa do chưa đủ các thủ tục pháp lý theo quy định. Đến ngày 31/12/2021, dự toán thu chi quản lý vận hành năm 2021 của quỹ nhà công nhân mới được UBND TP Hà Nội duyệt nên công ty không đủ thời gian, khả năng thực hiện theo dự toán được giao trong năm.

Công ty đề nghị, đối với công tác bảo dưỡng trang thiết bị theo kế hoạch bảo trì năm 2022 quỹ nhà ở công nhân: Theo Khoản 1 Điều 33 Nghị định 06/2021/NĐ-CP ngày 26/1/2021 của Chính phủ quy định chi tiết một số nội dung quản lý chất lượng, thi công xây dựng bảo trì công trình xây dựng về trình tự thực hiện bảo dưỡng định kì hằng năm do chủ sở hữu hoặc người được giao quản lý sử dụng công trình tự tổ chức thực hiện việc kiểm tra bảo dưỡng và sửa chữa công trình theo quy trình bảo trì công trình được phê duyệt nếu đủ điều kiện năng lực hoặc thuê tổ chức có đủ điều kiện năng lực.

Đề nghị sớm hướng dẫn giải quyết sự cố công trình, thiết bị khi có dấu hiệu nguy hiểm
Công văn của Công ty TNHH MTV Quản lý và Phát triển nhà Hà Nội gửi Sở Xây dựng.

Đối với công tác bảo trì, sửa chữa thang máy: Hư hỏng nặng, niên hạn kiểm định đối với các thang máy tại 4 đơn nguyên nhà 15 tầng Khu nhà ở công nhân đã hết, công ty đề nghị Sở Xây dựng sớm hướng dẫn cụ thể về thủ tục thực hiện bảo trì theo báo cáo của công ty, đặc biệt hướng dẫn thực hiện công tác xử lý, giải quyết sự cố công trình, thiết bị khi có dấu hiệu nguy hiểm.

Đề nghị Sở Xây dựng cho phép công ty kí hợp đồng nguyên tắc với đơn vị bảo dưỡng định kì thiết bị theo phương thức chỉ định thầu rút gọn đối với các hạng mục trong hạn mức chỉ định thầu rút gọn theo kế hoạch bảo trì năm 2022 đã được duyệt. Từ đó công ty thực hiện bảo dưỡng định kì hằng tháng cho các thang máy, máy phát điện, máy bơm nước sinh hoạt, máy bơm nước cứu hỏa… theo nguyên tắc ưu tiên lựa chọn các đơn vị đã tham gia công tác này trong các năm trước đây và các đơn vị cam kết tự bỏ kinh phí thực hiện trước, nhằm đảm bảo duy trì tuổi thọ, chống xuống cấp các trang thiết bị quỹ nhà.

“Chúng tôi mong muốn cơ quan chức năng sớm giải quyết thủ tục bảo trì, bảo dưỡng, sửa chữa các hạng mục công trình để đảm bảo an toàn cho người sử dụng, phục vụ nhu cầu đi lại của người thuê nhà. Đồng thời mong muốn Công đoàn các Khu công nghiệp và Chế xuất Hà Nội, LĐLĐ TP Hà Nội, Tổng LĐLĐ Việt Nam đóng góp tiếng nói để bảo vệ công nhân đang thuê tại đây” - anh Nguyễn Văn Thăng (công nhân Khu công nghiệp Bắc Thăng Long, đang thuê căn hộ 1404 tòa CT1A) cho biết.

Sáng kiến làm tăng hiệu quả khai thác đội tàu, có giá trị làm lợi gần 9 tỉ đồng Sáng kiến làm tăng hiệu quả khai thác đội tàu, có giá trị làm lợi gần 9 tỉ đồng

Với 8 sáng kiến được đưa vào áp dụng trong 3 năm (2018 - 2021), anh Lê Đức Huy - chuyên viên Phòng Kỹ thuật, ...

Đà Nẵng: Người lao động đến trụ sở cơ quan thi hành án xin nhận tiền nợ lương, nợ BHXH Đà Nẵng: Người lao động đến trụ sở cơ quan thi hành án xin nhận tiền nợ lương, nợ BHXH

Ngày 14/2, nhiều người từng làm tại Công ty TNHH MTV T.B.O Vina (Khu công nghiệp Hòa Khánh, Đà Nẵng) tìm đến Chi cục Thi ...

Niềm vui đến trường - nỗi lo ở lại nhà Niềm vui đến trường - nỗi lo ở lại nhà

Sáng nay (14/2), sau 9 tháng ròng ở nhà hay học tại gia vì Covid ngăn cản, hơn 1 triệu học sinh từ mầm non ...

Tin mới hơn

Văn hóa công nhân với nâng cao năng suất lao động và hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp

Văn hóa công nhân với nâng cao năng suất lao động và hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp

Khi nền kinh tế chuyển đổi từ nông nghiệp sang công nghiệp và tiến hành phát triển công nghiệp theo hướng hiện đại, văn hóa công nhân là chủ đề đặc biệt được quan tâm, trong đó có mục tiêu đóng góp cho tăng năng suất lao động và nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Bài viết chia sẻ quan điểm của tác giả về xây dựng văn hóa công nhân, đặc biệt trong thời kỳ Việt Nam bắt đầu chuyển sang phát triển bền vững hiện nay.
Luật BHXH 2024: An sinh không dừng lại ở người lao động

Luật BHXH 2024: An sinh không dừng lại ở người lao động

Sửa đổi quy định về điều kiện tuổi của thân nhân hưởng trợ cấp tuất hàng tháng trong Luật BHXH 2024 là lời hồi đáp đầy nhân văn dành cho hàng triệu người lao động và gia đình họ, những người đã âm thầm cống hiến cả cuộc đời cho sự phát triển của đất nước.
Luật BHXH 2024: "Neo giữ" người lao động có kinh nghiệm

Luật BHXH 2024: "Neo giữ" người lao động có kinh nghiệm

Với nhiều người lao động, đặc biệt là công nhân nghỉ hưu không hẳn là “dấu chấm hết” cho một hành trình làm việc, mà có khi lại là khởi đầu cho một giai đoạn mới đầy trăn trở: “Tiếp tục cống hiến hay dừng lại”?

Tin tức khác

Luật BHXH 2024: Người công nhân không phải “đánh đổi” sinh mạng cho từng ngày công

Luật BHXH 2024: Người công nhân không phải “đánh đổi” sinh mạng cho từng ngày công

Trong hành trình mưu sinh, người công nhân không chỉ đối mặt với sự khắc nghiệt của dây chuyền sản xuất, mà còn phải “vật lộn” với những căn bệnh hiểm nghèo, mãn tính kéo dài tháng năm.
Luật BHXH 2024: Công nhân nghỉ ốm không phải giấu, phải sợ, phải đánh đổi

Luật BHXH 2024: Công nhân nghỉ ốm không phải giấu, phải sợ, phải đánh đổi

Giữa hàng triệu lượt nghỉ ốm mỗi năm của người lao động, đã từng có biết bao buổi làm dang dở, những lần gắng gượng trở lại ca vì sợ bị trừ lương, mất chuyên cần hay mất bảo hiểm y tế.
Công nhân và việc học tập suốt đời

Công nhân và việc học tập suốt đời

“Học tập suốt đời” là tên bài viết được hưởng ứng rộng rãi và tạo tiếng vang lớn của Tổng Bí thư Tô Lâm thời gian gần đây. Vấn đề này được nhìn nhận như một trong những giải pháp, yêu cầu tối quan trọng để phát huy tiềm năng, sức sáng tạo của con người Việt Nam, trong đó có đội ngũ công nhân lao động, góp phần thực hiện thắng lợi khát vọng vươn mình của dân tộc.
Công nhân ngành điều tại Bình Phước: Người giữ hồn cho nông sản Việt

Công nhân ngành điều tại Bình Phước: Người giữ hồn cho nông sản Việt

Giữa những con số xuất khẩu hàng tỷ USD mỗi năm của ngành điều Việt Nam, ít ai để ý rằng đằng sau thành công ấy là những đôi tay chai sạn, những giọt mồ hôi rơi giữa xưởng nóng và những câu chuyện đời thầm lặng của người lao động. Từ những người phụ nữ ngồi bó gối bên rổ điều sống để tách vỏ, đến những công nhân vận hành dây chuyền sản xuất hiện đại, họ chính là những mắt xích bền bỉ góp phần đưa hạt điều Việt Nam có mặt tại hơn 90 quốc gia trên thế giới.
Luật BHXH 2024: Khi pháp luật lắng nghe tiếng lòng người mẹ

Luật BHXH 2024: Khi pháp luật lắng nghe tiếng lòng người mẹ

Giữa nhịp sống tất bật nơi các khu công nghiệp, hàng triệu nữ công nhân vẫn âm thầm lao động, cống hiến và hy sinh, mang trên vai không chỉ gánh nặng mưu sinh mà còn cả giấc mơ làm mẹ.
Luật BHXH 2024: Một “cú chạm” – một thông điệp

Luật BHXH 2024: Một “cú chạm” – một thông điệp

Không còn phải rời xưởng sớm để nộp một tờ đơn. Không còn mất công cả buổi để đi xin xác nhận giấy tờ. Không còn cảnh ngồi hàng giờ trước cánh cửa cơ quan BHXH với ánh mắt lo lắng.
Xem thêm