Sống chung với dịch
Cà phê tối - 30/08/2021 15:47 Hà Phan
Thủ tướng Phạm Minh Chính phát biểu tại cuộc họp - Ảnh: VGP |
Thực tế dịch tễ đã qua chứng minh điều mà Thủ tướng nhận định ngay cả các nước có điều kiện, tiềm lực kinh tế lớn vẫn bị động và quá tải về hệ thống y tế. Các cường quốc như Mỹ, Anh, Pháp, Nhật... cũng không thể chịu đựng mãi việc "đóng cửa" kéo dài bởi chẳng ngân khố hay nền kinh tế, cuộc sống sinh hoạt của người dân nước nào chịu nổi mãi.
Điều đó càng khó khăn ở một nước chưa giàu như chúng ta. Dù tình hình dịch bệnh đang quá phức tạp, diễn biến khó lường và mất mát vẫn còn nhiều nhưng đã đến lúc tính chuyện "mở cửa" dần. Có thể mở quy mô rộng chưa thể được ngay vì Việt Nam mới chỉ có 17,4% dân số đã tiêm 1 liều vắc xin, 2,4% đã tiêm đủ 2 liều. Nhưng tại TP HCM, hơn 50% (nếu theo ước tính thực tế 13-14 triệu dân) hoặc gần 80% tính (theo số liệu chính thức) dân trên 18 tuổi thì nên có lộ trình “hé cửa” trong thời gian tới.
Ngoài chuyện vắc xin ngày một tiêm nhiều hơn, gần tới thời điểm sinh kháng thể cho số đông thì các loại thuốc sắp có cũng tác động đáng kể để hạn chế dịch bệnh. Điều đáng nói hơn là con số 80% nhiễm Covid có triệu chứng nhẹ hoặc không biểu hiện, như bệnh cảm cúm thông thường. 20% còn lại cũng chỉ có khoảng 5% cần tập trung chữa trị.
Nói rõ như vậy không phải để chủ quan mà dần dà, lúc mỗi ngày đã hơn 12.000 ca F0 như hôm qua thì nên để cho số đông không nặng chẳng riêng gì tại TP HCM tự chữa trị tại nhà theo chỉ dẫn của ngành y tế để tập trung giảm tử vong khi Việt Nam và nhất là TP HCM đang có tỷ lệ tử vong/ca nhiễm khá cao.
Quốc gia hùng cường nào hay nền y tế có tiến bộ đến đâu cũng đã điêu đứng với đại dịch này. Bài học tại Mỹ, Anh, Ấn Độ... đã cho thấy rõ điều đó. Bạn tôi ở Mỹ, giữa năm trước cả nhà nhiễm nhưng y tế bảo khi nào nặng lắm, khó thở thì hãy gọi còn như này tự ở nhà lo đi! Vợ chồng con cái cứ thế mà làm và nặng nhất 20 ngày khỏi, còn trẻ con chỉ 4-5 ngày chơi đùa, sinh hoạt bình thường. Có lẽ với việc hơn 85.000 ca F0 tại TP HCM đang theo dõi điều trị tại nhà đã đủ để minh chứng cho hướng đi đó.
Càng đóng cửa lâu, kinh tế càng khó khăn thì nguồn lực để lo cho nhóm có nguy cơ tử vong, bệnh nặng, chưa kể các loại bệnh khác và chi trả cho hỗ trợ, lo cho đời sống dân phải ở nhà càng kiệt quệ. Giờ đây, nhanh chóng tiêm vắc xin cho người già, có bệnh nền, thai phụ... để giảm nguy cơ bệnh nặng, tử vong. Từng bước cho người đã tiêm 2 mũi, một số ngành đặc thù 1 mũi cũng có thể, tự test để bảo vệ mình và người xung quanh, đảm bảo 5k dần ra đường, đến công sở, vào nhà máy, mở cửa hàng.... làm ăn, giao thương, sản xuất để bù đắp cho nhóm chưa thể ra ngoài.
Khi mà dân chúng biết nguy cơ trở bệnh nặng nếu nhiễm họ sẽ dần có ý thức hơn, lúc mà Nhà nước không bao bọc, che chắn quá kĩ, e ngại quá mức thì tự khắc nhiều người cũng sẽ biết bảo vệ mình. Một số ngành và tỉnh thành đang dần có căn cứ để "thử nghiệm" việc trên. Cũng đã đến lúc mở hành lang pháp lý để bệnh viện tư vào cuộc, chung tay mạnh và nhiều hơn nữa thay vì bó buộc như hiện nay.
Tôi vẫn hy vọng cuối tháng 9, số người đã tiêm nhiều lên, vắc xin có hiệu quả bảo vệ dần đông thì TP HCM sẽ từng bước hé cửa để làm ăn, sản xuất, giao thương... bởi suy cho cùng có muốn đóng cửa hay cố thủ tránh nguy cơ thì "có thực mới vực được đạo". Ngoài kinh tế quá sức chịu đựng và hệ thống y tế mệt mỏi thì nhốt mình trong nhà, bó buộc quanh bốn bức tường lâu dài sẽ để lại hệ lụy tâm lý và phản ứng khó lường.
Không chủ quan, quãng đường ấy còn dài và trắc trở nhưng cũng đừng sợ hãi quá để không dám làm gì! Với tình hình hiện nay và diễn biến trong tương lai, khi Covid 19 như một kẻ thù vô hình, biến thể khó lường thì tìm cách sống chung với dịch lại là cách an toàn bền vững và khả thi nhất cho tất cả.
Nhật ký F0: "Tôi nhớ gia đình da diết" Cầm lá thư của cô cháu gái bé bỏng, M.T không khỏi xúc động. Nỗi nhớ gia đình dâng trào trong lòng cô. |
Tâm sự rơi nước mắt của nữ công nhân phải cho con nhỏ uống nước đường thay sữa Khó khăn dồn dập đến với gia đình Ytha Sari (dân tộc Chăm, quê ở Châu Đốc, tỉnh An Giang) khi dịch bệnh bùng phát ... |
Cách ly tập trung 820 công nhân sau khi phát hiện chùm ca bệnh Sau khi phát hiện chùm ca bệnh tại Công ty Hoya Lens Việt Nam (KCN VSIP Quảng Ngãi), ngành Y tế địa phương đã phối ... |
Tin cùng chuyên mục
Cà phê tối - 23/11/2024 15:28
Đằng sau những sắc thuế!
Kỳ họp Quốc hội lần thứ 8 sẽ biểu quyết về Luật Thuế giá trị gia tăng (VAT) vào ngày 26/11. Theo dự thảo luật (sửa đổi), các hàng hóa, dịch vụ của hoạt động văn hóa, triển lãm, thể dục, thể thao, biểu diễn nghệ thuật, sản xuất phim, nhập khẩu, phát hành phim và chiếu phim đang hưởng thuế VAT 5% sẽ tăng lên 10%.
Cà phê tối - 18/11/2024 15:03
Hết thời “nhập siêu” văn hóa?
Lễ hội Thiết kế Sáng tạo Hà Nội 2024 đã kết thúc vào hôm qua (17/11). Thành công vang dội của Lễ hội cùng những sự kiện gần đây của các đêm nhạc “nội địa” đang cho thấy nhiều chỉ dấu tích cực về công nghiệp văn hóa.
Cà phê tối - 16/11/2024 13:38
Chống lãng phí ngày nhà giáo
20/11 tới gần, khắp các trường trên cả nước đều đang tất bật không khí chuẩn bị tri ân ngày nhà giáo - ngày lễ lớn của cả cô và trò trên cả nước. Đây cũng là một dịp để các nhà trường cũng như phụ huynh học sinh dạy cho các em bài học về chống lãng phí.
Cà phê tối - 11/11/2024 15:29
Thở ở Hà Nội
Đến hẹn lại lên, từ tháng 10 tới tháng 3 là cao điểm bụi mịn ở Hà Nội. Không khí vẩn đục ô nhiễm, các công trình xây cất khắp nơi và vỉa hè tiếp tục ra tăng sức ép bằng những khối đá xếp sẵn chờ ngày lát lại.
Cà phê tối - 09/11/2024 17:52
“Siết” quảng cáo của nghệ sĩ
Việc người nổi tiếng, nghệ sĩ, KOL quảng cáo thái quá về công dụng của nhiều loại thực phẩm chức năng làm “nóng” nghị trường. Bộ trưởng Bộ Y tế cũng như Bộ VH-TT&DL cũng đều lên tiếng về vấn đề trên.
Cà phê tối - 04/11/2024 10:49
San đất nông nghiệp, làm sân pickleball
Hàng loạt lô đất thuộc dự án bỏ hoang, đất kho bãi, thậm chí đất nông nghiệp đã bị san lấp làm sân pickleball - một môn thể thao mới du nhập vào Việt Nam.