Nhật ký F0: "Tôi nhớ gia đình da diết"
Đời sống

Nhật ký F0: "Tôi nhớ gia đình da diết"

Kỳ Anh - An Bình (ghi)
Cầm lá thư của cô cháu gái bé bỏng, M.T không khỏi xúc động. Nỗi nhớ gia đình dâng trào trong lòng cô.
Nhật ký F0: "Trong cuộc chiến này tôi không chỉ có một mình" Nhật ký F0: Ngày đầu tiên cô đơn và đầy nước mắt
Nhật ký F0:
Tấm thiệp do chính tay cháu gái của M.T vẽ gửi tặng cô.
Ngày 28 tháng 8 năm 2021

Cuối cùng anh chị đã tìm được cách gửi đồ cho tôi rồi, có máy đo oxy, nước muối sinh lý, nước rửa mũi,…những thứ tôi đang rất cần. Tìm shipper mùa dịch khó đến nhường nào, anh chị tôi chạy ngược, chạy xuôi, phí ship từ Bình Tân tới Tân Bình lên đến 150.000 đồng. Thật may quá!

Mở thùng đồ ra, tôi còn bất ngờ hơn, trong đó có lá thư từ đứa cháu gái bé bỏng, con anh trai của tôi.

“Con chúc Út có thật nhiều sức khỏe, mà nè Út đang bị Covid đấy nhé, Út phải ăn uống điều độ và phải nhớ ngủ sớm nha. Hết dịch, Út nhớ dẫn con đi chơi siêu thị nha, còn nữa, Út nhớ dẫn con vô nhà banh chơi và ăn kem nha Út”.

Nét chữ ngô nghê, còn cẩn thận kèm theo tấm thiệp tự tay vẽ, chúng khiến tôi không khỏi xúc động, đọc thư mà nước mắt chỉ chực rơi, nhưng cũng cảm thấy ấm áp, có động lực hơn rất nhiều. Cháu tôi lúc nào cũng như vậy, dễ thương và tình cảm. Nỗi nhớ gia đình lại dâng trào trong lòng tôi. Tôi nhớ gia đình đến da diết!

Nhật ký F0: "Tôi nhớ gia đình da diết"
Những dòng chữ ngô nghê nhưng chất chứa tình cảm của cháu gái M.T.

Nhà tôi có 5 anh chị em, 3 trai, 2 gái, tôi là con út. Tất cả anh chị em đều xa quê, lên Sài Gòn làm việc. Nơi quê nhà chỉ còn ba mẹ. Ba mẹ tôi cũng đã lớn tuổi, nghỉ hưu.

Nhiều lúc một mình, tôi ngồi ngoài ban công, nhìn xuống đường phố Sài Gòn mà suy nghĩ, có khi nào ba mẹ cũng đang ngóng trông chúng tôi ngoài hiên nhà? Ở cùng một bầu trời mà lại cách xa đến thế.

Dịch bệnh bùng phát khiến gia đình càng thêm xa cách, tôi chẳng thể nào về quê thăm ba mẹ. Ba mẹ cũng không thể lên với tôi. Nay tôi còn không may nhiễm bệnh, tôi lo lắng cho bản thân một thì thương ba mẹ gấp trăm lần.

Đã 5 năm kể từ ngày tôi rời quê lên thành phố tự lập. Nhìn lại, thời gian trôi nhanh quá! Chớp mắt một cái, cô gái ngây ngô ngày nào giờ đã trưởng thành hơn. Những lúc đau ốm, nằm một mình trong căn phòng, ký ức cứ ùa về.

Ngày mới lên Sài Gòn, nơi làm việc của tôi ở quận Tân Bình, anh chị lại sinh sống ở Bình Tân. Quãng đường quá xa, nên tôi quyết định xin ra ở riêng. Đó là chuỗi ngày tủi thân, loay hoay đủ đường, đi làm về, tự nấu cơm, tự ăn, tự giải quyết mọi việc...

Dần dần, tôi quen với cuộc sống tự lập, bản thân có kỹ năng sống hơn. Lâu lâu ốm vặt, cảm cúm 1-2 lần tôi cũng tự chăm sóc được cho mình. Tôi nghĩ là mình mạnh mẽ, cho đến khi bị mắc Covid-19. Có thể nói là “bước ngoặt” tôi không lường trước được.

Sau đợt này, chắc gia đình sẽ không cho tôi ở một mình nữa, sẽ chuyển về sống cùng anh chị. Tôi chưa suy nghĩ được nhiều về chuyện này, vì bây giờ phải tập trung chữa khỏi bệnh đã, rồi hẵng tính tiếp.

Ngày 29 tháng 8 năm 2021

Sáng nay, tôi vẫn thức giấc lúc 6h. Chắc do tâm lý, cứ giờ đó tôi tỉnh. Cổ họng đã bớt rát nhưng còn ho nhiều và nghẹt mũi. Tôi uống ít nước ấm rồi ăn sáng. Hôm nay có thêm ngũ cốc, chuối và sữa. Mấy ngày nay được sự hỗ trợ từ mọi người, tôi có nhiều thực phẩm hơn, cũng phải dặn lòng, cố gắng ăn uống để mau khỏi bệnh và không phụ sự quan tâm của mọi người.

Nhật ký F0:
Cháo xương heo, bí đỏ, bữa trưa của M.T.

Buổi trưa, tôi nấu cháo xương heo, bí đỏ cho dễ nuốt hơn. Tôi cũng chịu khó xem các công thức nấu ăn trên mạng để thay đổi, đỡ ngán hơn.

Hôm nay, còn nhờ được người mua giúp ít nước bù điện giải, nước dừa. Tôi uống cả ngày, ăn thêm trái cây, thấy cơ thể thanh lọc, nhẹ nhõm hơn. Có phải đang tiến triển tốt hơn không?

Mấy bữa nay, tôi đã không còn khóc nhiều. Thấy tôi bình tâm hơn, mẹ ở quê cũng phần nào bớt lo lắng. Tôi mong sớm khỏe lại, mong dịch bệnh sớm qua đi, việc đầu tiên tôi làm sẽ là về quê và ôm mẹ vào lòng!

Hai con nhỏ bước vào năm học mới, mẹ lên đường chi viện TP. HCM Hai con nhỏ bước vào năm học mới, mẹ lên đường chi viện TP. HCM

Trước khi nhận lệnh lên đường chi viện cho TP. HCM, điều dưỡng Lê Thị Mỹ Hạnh vừa thu xếp việc gia đình vừa tất ...

Công nhân xúc động vì bất ngờ nhận được quà từ công đoàn trong mùa dịch Công nhân xúc động vì bất ngờ nhận được quà từ công đoàn trong mùa dịch

Chị N.T.P.T (huyện Châu Thành, tỉnh Long An) làm việc tại Công ty TNHH Pouyuen Việt Nam (quận Bình Tân TP HCM), cả gia đình ...

Người dân quyết định chiến  thắng này! Người dân quyết định chiến thắng này!

Câu trên là lời của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính. Đây là một phát ngôn, một câu nói mang đầy tính thuyết phục ...

Tin mới hơn

Văn hóa công nhân với nâng cao năng suất lao động và hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp

Văn hóa công nhân với nâng cao năng suất lao động và hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp

Khi nền kinh tế chuyển đổi từ nông nghiệp sang công nghiệp và tiến hành phát triển công nghiệp theo hướng hiện đại, văn hóa công nhân là chủ đề đặc biệt được quan tâm, trong đó có mục tiêu đóng góp cho tăng năng suất lao động và nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Bài viết chia sẻ quan điểm của tác giả về xây dựng văn hóa công nhân, đặc biệt trong thời kỳ Việt Nam bắt đầu chuyển sang phát triển bền vững hiện nay.
Luật BHXH 2024: An sinh không dừng lại ở người lao động

Luật BHXH 2024: An sinh không dừng lại ở người lao động

Sửa đổi quy định về điều kiện tuổi của thân nhân hưởng trợ cấp tuất hàng tháng trong Luật BHXH 2024 là lời hồi đáp đầy nhân văn dành cho hàng triệu người lao động và gia đình họ, những người đã âm thầm cống hiến cả cuộc đời cho sự phát triển của đất nước.
Luật BHXH 2024: "Neo giữ" người lao động có kinh nghiệm

Luật BHXH 2024: "Neo giữ" người lao động có kinh nghiệm

Với nhiều người lao động, đặc biệt là công nhân nghỉ hưu không hẳn là “dấu chấm hết” cho một hành trình làm việc, mà có khi lại là khởi đầu cho một giai đoạn mới đầy trăn trở: “Tiếp tục cống hiến hay dừng lại”?

Tin tức khác

Luật BHXH 2024: Người công nhân không phải “đánh đổi” sinh mạng cho từng ngày công

Luật BHXH 2024: Người công nhân không phải “đánh đổi” sinh mạng cho từng ngày công

Trong hành trình mưu sinh, người công nhân không chỉ đối mặt với sự khắc nghiệt của dây chuyền sản xuất, mà còn phải “vật lộn” với những căn bệnh hiểm nghèo, mãn tính kéo dài tháng năm.
Luật BHXH 2024: Công nhân nghỉ ốm không phải giấu, phải sợ, phải đánh đổi

Luật BHXH 2024: Công nhân nghỉ ốm không phải giấu, phải sợ, phải đánh đổi

Giữa hàng triệu lượt nghỉ ốm mỗi năm của người lao động, đã từng có biết bao buổi làm dang dở, những lần gắng gượng trở lại ca vì sợ bị trừ lương, mất chuyên cần hay mất bảo hiểm y tế.
Công nhân và việc học tập suốt đời

Công nhân và việc học tập suốt đời

“Học tập suốt đời” là tên bài viết được hưởng ứng rộng rãi và tạo tiếng vang lớn của Tổng Bí thư Tô Lâm thời gian gần đây. Vấn đề này được nhìn nhận như một trong những giải pháp, yêu cầu tối quan trọng để phát huy tiềm năng, sức sáng tạo của con người Việt Nam, trong đó có đội ngũ công nhân lao động, góp phần thực hiện thắng lợi khát vọng vươn mình của dân tộc.
Công nhân ngành điều tại Bình Phước: Người giữ hồn cho nông sản Việt

Công nhân ngành điều tại Bình Phước: Người giữ hồn cho nông sản Việt

Giữa những con số xuất khẩu hàng tỷ USD mỗi năm của ngành điều Việt Nam, ít ai để ý rằng đằng sau thành công ấy là những đôi tay chai sạn, những giọt mồ hôi rơi giữa xưởng nóng và những câu chuyện đời thầm lặng của người lao động. Từ những người phụ nữ ngồi bó gối bên rổ điều sống để tách vỏ, đến những công nhân vận hành dây chuyền sản xuất hiện đại, họ chính là những mắt xích bền bỉ góp phần đưa hạt điều Việt Nam có mặt tại hơn 90 quốc gia trên thế giới.
Luật BHXH 2024: Khi pháp luật lắng nghe tiếng lòng người mẹ

Luật BHXH 2024: Khi pháp luật lắng nghe tiếng lòng người mẹ

Giữa nhịp sống tất bật nơi các khu công nghiệp, hàng triệu nữ công nhân vẫn âm thầm lao động, cống hiến và hy sinh, mang trên vai không chỉ gánh nặng mưu sinh mà còn cả giấc mơ làm mẹ.
Luật BHXH 2024: Một “cú chạm” – một thông điệp

Luật BHXH 2024: Một “cú chạm” – một thông điệp

Không còn phải rời xưởng sớm để nộp một tờ đơn. Không còn mất công cả buổi để đi xin xác nhận giấy tờ. Không còn cảnh ngồi hàng giờ trước cánh cửa cơ quan BHXH với ánh mắt lo lắng.
Xem thêm