Cuộc thi viết về mô hình, tấm gương người tốt, việc tốt trong phong trào CNVCLĐ TP. Đà Nẵng lần thứ II:

"Sân chơi" của những người làm báo chuyên nghiệp và không chuyên

Ngày 20/9, LĐLĐ TP Đà Nẵng phối hợp với Hội Nhà báo TP Đà Nẵng, Tạp chí Lao động và Công đoàn tổ chức Lễ tổng kết trao giải “Cuộc thi viết về mô hình, tấm gương người tốt, việc tốt trong phong trào công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ) TP Đà Nẵng lần thứ II, năm 2023”.
Người “truyền lửa” bằng cả trái tim Nữ nhân viên đường sắt xúc động kể lại 40 phút đỡ đẻ thành công ngay trên tàu Tạp chí LĐ&CĐ đoạt giải Nhất Cuộc thi viết về phong trào CNVCLĐ TP Đà Nẵng

Cuộc thi diễn ra từ ngày 01/01/2023 đến ngày 31/7/2023, dành cho đối tượng là các phóng viên, nhà báo, các cơ quan báo chí địa phương và Trung ương đóng trên địa TP Đà Nẵng; Hội viên Hội Nhà báo và cán bộ, đoàn viên công đoàn; người dân sinh sống tại TP Đà Nẵng. Tại Lễ tổng kết trao giải Cuộc thi, Ban Tổ chức đã trao giải thưởng cho 22 tác phẩm xuất sắc (11 tác phẩm chuyên nghiệp và 11 tác phẩm không chuyên).

“Nguồn lực Công đoàn dồi dào làm nên thành công Cuộc thi”
Tác giả Phan Thị Hà, cơ quan LĐLĐ TP Đà Nẵng đoạt giải Nhất Cuộc thi ở nhóm không chuyên với tác phẩm: “20 năm “gieo mầm xanh” ở miền núi”. Ảnh: P.N.

Vượt qua 90 tác phẩm của nhóm tác giả không chuyên, tác giả Phan Thị Hà, cơ quan LĐLĐ TP Đà Nẵng đã nhận được giải Nhất Cuộc thi với tác phẩm “20 năm “gieo mầm xanh” ở miền núi”. Phần thưởng gồm Giấy Chứng nhận của Ban Tổ chức và 7 triệu đồng.

Tác phẩm của tác giả Nguyễn Thị Hà kể về câu chuyện cô giáo Nguyễn Thị Bích Khuê, (sinh năm 1981), Tổ trưởng Tổ công đoàn thuộc Công đoàn Trường Mầm non Hòa Bắc (huyện Hòa Vang, TP Đà Nẵng), Cô Khuê đã dành cả tuổi thanh xuân cắm bản, chăm sóc trẻ. Dù khó khăn, vất vã cũng không khuất phục được nữ giáo viên quê Điện Bàn, Quảng Nam, bởi cô Khuê tâm niệm, "dạy là cho đi, là sẻ chia với các em có hoàn cảnh khó khăn...".

Suốt 20 năm giảng dạy học sinh người đồng bào Cơ Tu cũng như người Kinh tại các điểm trường của Trường Mầm non Hòa Bắc, cô Khuê luôn thương yêu, sẻ chia với các em học sinh. Nhiều gia đình khó khăn, cô giúp đỡ, hỗ trợ sách vở, bút, thước,... khiến phụ huynh hết sức xúc động.

Khi được xướng tên nhận giải thưởng cao nhất của Cuộc thi dành cho khối không chuyên và nhận được những tràn pháo tay của đồng nghiệp bên dưới, đồng chí Phan Thị Hà vô cùng bất ngờ, xúc động vì đây lần đầu tiên được nhận một giải lớn và có giá trị.

Cảm giác vẫn còn lâng lâng vui sướng khi nhận được Giấy Chứng nhận và tiền thưởng từ Ban Tổ chức do đồng chí Nguyễn Duy Minh, Phó Trưởng Đoàn Đại biểu Quốc hội đơn vị TP Đà Nẵng và đồng chí Phan Thị Thúy Linh, Chủ tịch LĐLĐ TP Đà Nẵng trao trên sân khấu, nữ tác giả chia sẻ: "Thật bất ngờ và xúc động khi được Ban Tổ chức chọn để trao giải Nhất khối không chuyên. Để chọn mô hình và nhân vật viết bài gửi tham gia Cuộc thi với tôi cũng rất khó khăn. Qua giới thiệu của một người quen về việc có một giáo viên ở TP Đà Nẵng, bám trường, bám bản, gắn bó 20 năm với trẻ mầm non vùng cao, đặc biệt là trẻ đồng bào Cơ tu, tôi đã nhờ người quen liên hệ nắm thông tin. Tôi cảm thấy thực sự xúc động, khâm phục khi nghe nhân vật kể về quá trình công tác của mình. Từ đó hình thành bài viết và gửi tác phẩm tham gia dự thi. Tôi nghĩ, Cuộc thi này có ý nghĩa thực tế rất lớn, lan tỏa được những hình ảnh đẹp, mô hình hay về người tốt, việc tốt trong CNVCLĐ của Công đoàn TP Đà Nẵng nói riêng và người dân thành phố nói chung. Qua đây cũng giúp những cây viết không chuyên như chúng tôi rèn luyện thêm kỹ năng viết báo…”

“Nguồn lực Công đoàn dồi dào làm nên thành công Cuộc thi”
Đồng chí Nguyễn Duy Minh, Phó Trưởng Đoàn Đại biểu Quốc hội đơn vị TP Đà Nẵng và đồng chí Phan Thị Thúy Linh, Chủ tịch LĐLĐ TP Đà Nẵng trao giải Nhất cho tác giả Đặng Văn Năm, Tạp chí Lao động và Công đoàn. Ảnh: P.N.

Giải Nhất Cuộc thi ở nhóm tác giả chuyên nghiệp được trao cho tác giả Đặng Văn Năm, Tạp chí Lao động và Công đoàn với tác phẩm “Công đoàn phải mang lại công bằng cho đoàn viên và doanh nghiệp”. Phần thưởng là Giấy Chứng nhận và tiền thưởng 10 triệu đồng từ Ban Tổ chức.

Tác phẩm đoạt giải là chương trình phỏng vấn truyền hình, khách mời là đồng chí Hồ Sĩ Tân, nguyên Chủ tịch Công đoàn Công ty Vinakad – người cán bộ công đoàn luôn tâm huyết với công việc, mong muốn đóng góp nhiều hơn cho tổ chức Công đoàn. Buổi phỏng vấn xoay quanh chủ đề Công đoàn chăm lo, đại diện bảo vệ người lao động như thế nào? Kinh nghiệm để thương lượng, đối thoại với chủ doanh nghiệp để bảo vệ, nâng cao phúc lợi cho đoàn viên, người lao động. Đồng chí Tân xác định, khi đã là Chủ tịch Công đoàn Công ty thì phải đấu tranh, thương lượng để đoàn viên, người lao động được đối xử công bằng, được hưởng những quyền lợi tốt nhất, đúng theo luật định.

Chia sẻ về quá trình thực hiện chương trình này, tác giả Đặng Văn Năm cho biết tác phẩm chọn tham gia dự thi là Chương trình Talk Công đoàn do Tổng Biên tập Tạp chí Lao động và Công đoàn xây dựng ý tưởng nội dung và ra mắt vào tháng 2/2023 trên Tạp chí điện tử Lao động và Công đoàn, thời lượng chương trình từ 25 đến 30 phút. Đây là chương trình phỏng vấn truyền hình dành cho đối tượng người xem là cán bộ công đoàn, nơi để các khách mời trao đổi về những kinh nghiệm, chuyện nghề công đoàn. Thông qua đó sẽ chuyển tải những cách làm hay, sáng tạo từ thực tế công tác để cán bộ công đoàn có thể vận dụng trong hoạt động công đoàn ở cơ quan, đơn vị. Khách mời của Chương trình Talk Công đoàn số đó là đồng chí Hồ Sĩ Tân, nguyên Chủ tịch Công đoàn Công ty Vinakad (Đà Nẵng).

“Thật lòng mà nói, Chương trình có tạo được điểm nhấn, lọt vào chung khảo, các thành viên Ban Giám khảo chấm điểm cao cũng là do khách mời và MC “tâm đầu ý hợp” trong cách đặt vấn đề và dẫn dắt câu chuyện để có được cảm xúc và chiều sâu. Đồng chí Tân đã phả vào lòng người nghe, người xem bằng chất giọng trầm ấm, đầy cảm xúc và cả nước mắt khi kể lại những câu chuyện mà đồng chí với tư cách là Chủ tịch Công đoàn của một công ty FDI đứng ra bảo vệ người lao động. "Triết lý Win- Win" mà đồng chí Tân vận dụng đã mang lại hiệu quả cao trong quá trình đàm phán, thương lượng với chủ doanh nghiệp. Vì vậy, đồng chí Tân được đoàn viên, người lao động tín nhiệm bầu anh làm Chủ tịch Công đoàn Công ty 3 nhiệm kỳ”, tác giả Đặng Văn Năm chia sẻ.

Cũng theo đồng chí Năm, Cuộc thi đã thu hút không chỉ các phóng viên, nhà báo theo dõi lĩnh vực công đoàn mà còn cả các phóng viên ở nhiều lĩnh vực khác cũng gửi tác phẩm dự thi. Điều này cho thấy Cuộc thi đang trở thành một "sân chơi" của phóng viên, nhà báo hoạt động báo chí trên địa bàn TP Đà Nẵng.

Giải thưởng nhóm tác giả không chuyên của Cuộc thi:

Giải Nhất:

Tác giả: Phan Thị Hà, Cơ quan LĐLĐ TP Đà Nẵng với tác phẩm: “20 năm “gieo mầm xanh” ở miền núi”.

Giải Nhì:

Tác giả: Nguyễn Văn Công, Trường Cao đẳng nghề Bách khoa Hà Nội với tác phẩm: “Sứ giả đỏ” trên những nẻo đường thiện nguyện

Nhóm tác giả: Văn Minh, Phạm Trang, Yên Ly, Công đoàn quận Ngũ Hành Sơn với tác phẩm: “Lan tỏa những giá trị tươi đẹp”.

Giải Ba:

Nhóm tác giả: Huỳnh Thị Hương, Trần Thị Diệu Phúc, Trường Tiểu học Mai Đăng Chơn, quận Ngũ Hành Sơn, TP Đà Nẵng với tác phẩm: “Người lan tỏa văn hóa đọc trong học sinh”

Tác giả: Phan Thị Nhật Minh với tác phẩm “Khi tiếng nói của công nhân lao động được lắng nghe”

Tác giả: Lê Thị Thúy Kiều, Trường Tiểu học Hai Bà Trưng, quận Sơn Trà, TP Đà Nẵng với tác phẩm “Trái tim tình nguyện vì cộng đồng”

Giải Khuyến khích:

Tác giả Nguyễn Thị Thu Hương, Trung tâm Công nghệ sinh học Đà Nẵng với tác phẩm “Gương sáng ngành Y”.

Tác giả: Lê Thị Hân, Giáo viên Trường THCS Phan Bội Châu (quận Sơn Trà) với tác phẩm: “Một điểm sáng trong công tác khuyến học, khuyến tài ở Đà Nẵng”.

Tác giả: Nguyễn Thanh Hiền, Ban Dân vận Thành uỷ Đà Nẵng với tác phẩm: “LĐLĐ huyện Hòa Vang: Tất cả vì đoàn viên, người lao động”.

Tác giả: Huỳnh Tân, Linh Chi, Thanh Tâm, LĐLĐ huyện Hòa Vang với tác phẩm: “Mỗi công đoàn cơ sở - Một địa chỉ nhân đạo”.

Tác giả: Nguyễn Lan Anh, Trường Tiểu học Trần Quốc Toản, quận Sơn Trà, TP Đà Nẵng với tác phẩm “Người chiến sĩ công đoàn giàu lòng nhân ái”.

Giải thưởng nhóm tác giả chuyên nghiệp của Cuộc thi:

Giải Nhất:

Tác giả Đặng Văn Năm, Tạp chí Lao động và Công đoàn với tác phẩm “Công đoàn phải mang lại công bằng cho đoàn viên và doanh nghiệp”;

Giải Nhì:

Tác giả: Nguyễn Thị Mỹ Hiếu, Đài PTTH Đà Nẵng với tác phẩm “Liên đoàn Lao động huyện Hòa Vang với công tác đền ơn đáp nghĩa”

Nhóm tác giả: Thu Duyên, Xuân Hậu, Quốc Cường, Quang Thảo, Phương Minh, Báo Đà Nẵng với tác phẩm “Quan tâm, chăm lo đời sống công nhân, người lao động”.

Giải Ba:

Nhóm tác giả: Xuân Hậu, Nguyễn Quang, Báo Đà Nẵng với tác phẩm “Gian nan đòi nợ bảo hiểm xã hội”

Tác giả: Phan Thị Thuỳ Trang, Đài PTTH Đà Nẵng với tác phẩm “Người tổ trưởng tận tâm vì lợi ích công nhân”

Tác giả: Bùi Ngọc Phú, Báo Đà Nẵng với tác phẩm “Xây dựng tổ chức Công đoàn trong doanh nghiệp vững mạnh, đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới”.

Giải Khuyến khích:

Tác giả: Hoàng Thị Tuyết Lê, đơn vị VOV miền Trung với tác phẩm “Toả sáng tấm gương giáo viên, Chủ tịch Công đoàn mẫu mực, tiêu biểu”

Tác giả: Nguyễn Văn Luận, Tạp chí Lao động và Công đoàn với tác phẩm “Phát triển đoàn viên, thành lập CĐCS ở khu vực tư nhân: "Đừng thấy khó mà buông"

Tác giả: Bùi Thị Thanh Tâm, Báo Nhân Dân – Cơ quan thường trú tại Đà Nẵng với tác phẩm “Người chèo lái đơn vị tuyến đầu chống dịch”

Nhóm tác giả: Phan Thị Thuỳ Trang, Nguyễn Văn Hải, Đài PTTH Đà Nẵng với tác phẩm “Nỗ lực chăm lo người lao động”

Nhóm tác giả: Mai Quang, Thanh Thảo, Cổng Thông tin điện tử TP Đà Nẵng với tác phẩm “Công đoàn Khu Công nghệ cao và các Khu công nghiệp với “nhiệm vụ kép”.

Ban Giám khảo đánh giá chất lượng Cuộc thi viết về phong trào CNVCLĐ TP Đà Nẵng lần II Ban Giám khảo đánh giá chất lượng Cuộc thi viết về phong trào CNVCLĐ TP Đà Nẵng lần II

Ông Trần Bá Dung, nguyên Trưởng Ban Nghiệp vụ - Hội Nhà báo Việt Nam - thành viên Ban Giám khảo Cuộc thi viết về ...

Người “truyền lửa” bằng cả trái tim Người “truyền lửa” bằng cả trái tim

Hưởng ứng cuộc thi viết về tấm gương “người tốt, việc tốt”, tôi xin được chia sẻ về một tấm gương tiêu biểu trong trường ...

Lan toả Lan toả "Mái ấm Công đoàn” đến với lao động nghèo ở Đà Nẵng

Trải qua 13 năm hoạt động, Chương trình “Mái ấm Công đoàn” của Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) TP Đà Nẵng đã hỗ trợ xây ...

Tạp chí LĐ&CĐ đoạt giải Nhất Cuộc thi viết về phong trào CNVCLĐ TP Đà Nẵng Tạp chí LĐ&CĐ đoạt giải Nhất Cuộc thi viết về phong trào CNVCLĐ TP Đà Nẵng

Chiều 20/9, LĐLĐ TP. Đà Nẵng phối hợp với Hội Nhà báo TP Đà Nẵng, Tạp chí Lao động và Công đoàn (Tạp chí LĐ&CĐ) ...

Công nhân ngành điều tại Bình Phước: Người giữ hồn cho nông sản Việt

Công nhân ngành điều tại Bình Phước: Người giữ hồn cho nông sản Việt

Giữa những con số xuất khẩu hàng tỷ USD mỗi năm của ngành điều Việt Nam, ít ai để ý rằng đằng sau thành công ấy là những đôi tay chai sạn, những giọt mồ hôi rơi giữa xưởng nóng và những câu chuyện đời thầm lặng của người lao động. Từ những người phụ nữ ngồi bó gối bên rổ điều sống để tách vỏ, đến những công nhân vận hành dây chuyền sản xuất hiện đại, họ chính là những mắt xích bền bỉ góp phần đưa hạt điều Việt Nam có mặt tại hơn 90 quốc gia trên thế giới.
Luật BHXH 2024: Khi pháp luật lắng nghe tiếng lòng người mẹ

Luật BHXH 2024: Khi pháp luật lắng nghe tiếng lòng người mẹ

Giữa nhịp sống tất bật nơi các khu công nghiệp, hàng triệu nữ công nhân vẫn âm thầm lao động, cống hiến và hy sinh, mang trên vai không chỉ gánh nặng mưu sinh mà còn cả giấc mơ làm mẹ.
Luật BHXH 2024: Một “cú chạm” – một thông điệp

Luật BHXH 2024: Một “cú chạm” – một thông điệp

Không còn phải rời xưởng sớm để nộp một tờ đơn. Không còn mất công cả buổi để đi xin xác nhận giấy tờ. Không còn cảnh ngồi hàng giờ trước cánh cửa cơ quan BHXH với ánh mắt lo lắng.
Luật BHXH năm 2024: "Mở lối" an sinh cho người lao động

Luật BHXH năm 2024: "Mở lối" an sinh cho người lao động

Chính sách bổ sung trợ cấp hàng tháng trong Luật BHXH năm 2024 không chỉ là một cải cách về pháp lý, mà còn là một bước tiến dài trong việc bảo vệ quyền lợi của người lao động.
Luật BHXH năm 2024: Người lao động không phải "bán tương lai" để “cứu hôm nay"

Luật BHXH năm 2024: Người lao động không phải "bán tương lai" để “cứu hôm nay"

Trong bối cảnh hàng triệu công nhân đang đối mặt với khó khăn sau đại dịch, mất việc, thiếu ổn định thu nhập, luật mới mở ra một lối đi khác. Đó là, khuyến khích bảo lưu thời gian đóng để hướng tới lương hưu, một “mái nhà” an toàn khi tuổi già “gõ cửa”.
Giảm thời gian tối thiểu đóng BHXH: Người lao động có thể tự mình đi đến tương lai an toàn

Giảm thời gian tối thiểu đóng BHXH: Người lao động có thể tự mình đi đến tương lai an toàn

Đối với hàng triệu người lao động, đặc biệt là lực lượng lao động phi chính thức vốn chiếm gần 60% tổng số người làm việc tại Việt Nam quy định cũ là rào cản lớn khiến họ ngần ngại tham gia BHXH.
Giảm thời gian tối thiểu đóng BHXH: Một chính sách, nhiều niềm tin

Giảm thời gian tối thiểu đóng BHXH: Một chính sách, nhiều niềm tin

Với việc Luật Bảo hiểm xã hội (BHXH) năm 2024 chính thức giảm thời gian tối thiểu đóng BHXH để hưởng lương hưu từ 20 năm xuống còn 15 năm, hàng triệu người lao động, đặc biệt là những người tham gia BHXH muộn hoặc có thời gian lao động đứt quãng, như vừa mở ra một cánh cửa hy vọng.
Nghị quyết 57: Tháo gỡ “nút thắt” thể chế để “thức tỉnh” sức mạnh đổi mới

Nghị quyết 57: Tháo gỡ “nút thắt” thể chế để “thức tỉnh” sức mạnh đổi mới

Suốt một thời gian dài, đổi mới sáng tạo ở Việt Nam vẫn được gắn liền với những phòng thí nghiệm khép kín, những đề tài hàn lâm khó đo đếm và đôi khi xa rời thực tiễn sản xuất, đời sống.
Nghị quyết 57: Cởi trói pháp lý, mở đường sáng tạo

Nghị quyết 57: Cởi trói pháp lý, mở đường sáng tạo

Khi pháp luật thôi là rào cản, mà trở thành điểm tựa, người công nhân sẽ không còn là người “thi hành ý tưởng” mà có thể là người “khởi xướng đổi mới”. Chính sách pháp lý ấy, nếu được thực thi đúng đắn sẽ đưa tầng lớp lao động bước vào vai trò trung tâm của cuộc cách mạng đổi mới quốc gia.
Nghị quyết 57: “Cánh cửa vàng” mở ra kỷ nguyên mới cho công nhân Việt Nam

Nghị quyết 57: “Cánh cửa vàng” mở ra kỷ nguyên mới cho công nhân Việt Nam

Việc Chính phủ được đề nghị phân bổ tối thiểu 3% ngân sách nhà nước cho khoa học – công nghệ và nâng dần lên 2% GDP, là bước chuyển từ “lời nói” thành “hành động”. Đây là tín hiệu cho thấy, Nhà nước đang xác lập một ưu tiên quốc gia mới và ưu tiên ấy không chỉ dành cho các viện nghiên cứu, phòng thí nghiệm cao cấp mà còn dành cho công nhân, kỹ sư, người lao động nơi xưởng máy, công trình, đồng ruộng.