Quảng Nam: TP Hội An nguy cơ thiếu hụt lao động lành nghề cho ngành Du lịch
Người lao động

Quảng Nam: TP Hội An nguy cơ thiếu hụt lao động lành nghề cho ngành Du lịch

PHAN NGUYÊN
Tác giả: PHAN NGUYÊN
Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) TP Hội An cho biết, sau Tết Nhâm Dần 2022, Công đoàn cơ sở (CĐCS) khối doanh nghiệp ngoài Nhà nước đã dần hoạt động trở lại sau thời gian ngừng nghỉ do dịch Covid - 19. Tuy nhiên, số đoàn viên, người lao động (NLĐ) sụt giảm nghiêm trọng từ 4.800 đoàn viên đầu năm 2020 thì đến nay chỉ còn hơn 1.000 đoàn viên.
Quảng Nam: "Giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng BHXH do Trạm Y tế xã, phường cấp là hợp lệ"! Quảng Nam:Thúc đẩy phát triển nhà ở xã hội, nhà ở công nhân Chương trình "Bếp ăn yêu thương" của Công đoàn Trường Tiểu học Mà Cooih: Ấm áp, sẻ chia
Đào tạo nguồn lao động cho ngành du lịch là vấn đề đang được TP Hội An quan tâm (Ảnh: Phan Nguyên)
Đào tạo nguồn lao động cho ngành Du lịch là vấn đề đang được TP Hội An quan tâm (Ảnh: Phan Nguyên)

Cụ thể, Công ty CP Công trình công cộng Hội An có 320 đoàn viên, Nghiệp đoàn Ghe bơi Hội An có 271 đoàn viên, Nghiệp đoàn Xích lô có 102 đoàn viên. Còn lại 307 đoàn viên, NLĐ chia đều cho 49 CĐCS khối doanh nghiệp ngoài Nhà nước tại Hội An.

“Thực tế, nhiều CĐCS chỉ còn từ 2 đến 5 đoàn viên, NLĐ còn hợp đồng và được đóng Bảo hiểm xã hội (BHXH). Đơn cử như Khách sạn Palm Garden Resort trước khi dịch COVID-19 bùng phát, có gần 300 đoàn viên, người lao động nhưng bây giờ chỉ còn 20 người lao động được đóng BHXH. Công ty CP Du lịch – Dịch vụ Hội An trước đây có 450 đoàn viên, NLĐ nhưng hiện nay chỉ còn 100 NLĐ được đóng BHXH. Còn những ngành như thêu, may mặc thì số lượng đoàn viên giảm từ 90% trở lên", đồng chí Phùng Hữu – Phó Chủ tịch LĐLĐ TP Hội An cho biết.

Khách sạn Royal Hội An - MGallery, nơi chị Nguyễn Thúy An làm lễ tân bị ảnh hưởng nghiêm trọng bởi dịch COVID – 19. Cầm cự đến tháng 3 năm 2020, chị An nghỉ việc. Sau đó, chị bán hàng online và làm nhân viên cho một công ty dịch vụ để có thu nhập trang trải cuộc sống.

Còn chị Lê Thị Diệu Thảo, là hướng dẫn viên du lịch tiếng Hàn tại Hội An chia sẻ: “Trước dịch, khách Hàn Quốc du lịch đến Hội An rất đông nên công việc mình khá bận rộn. Đùng một cái, dịch bùng phát, Hội An vắng tanh, không có một bóng khách Hàn Quốc. Mình thất nghiệp từ tháng 3 năm 2020 đến nay. Sau Tết, mình đã chuyển vào Sài Gòn làm phiên dịch cho một siêu thị phục vụ khách Hàn Quốc để có thu nhập trang trải cuộc sống. Sắp tới nếu du lịch mở cửa trở lại, có khách Hàn Quốc thì mình chắc chắn sẽ quay về Hội An làm việc. Đó môi trường có nhiều cơ hội để phát triển nghề nghiệp của mình. Mình rất nhớ và yêu sự đông vui, nhộn nhịp của Hội An”.

Hội An chuẩn bị cho ngày mở cửa lại hoạt động du lịch từ 15/3
Hội An chuẩn bị cho ngày mở cửa lại hoạt động Du lịch từ 15/3 (Ảnh: Phan Nguyên)

Ông Lê Viết Phúc – Trưởng Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội cho biết: “Trước dịch COVID - 19, Hội An có hơn 800 cơ sở lưu trú với 12 nghìn lao động hoạt động trong ngành Du lịch. Sau 2 năm tác động nặng nề của dịch thì rất nhiều NLĐ bị mất việc. Họ tản mát đi nhiều nơi, một số thì chuyển sang lao động tự do, số còn lại đi vào các khu công nghiệp. Đây là lực lượng lao động đã được đào tạo, có kinh nghiệm nhưng hiện tại cuộc sống đã ổn định và việc gọi họ quay lại ngành Du lịch là rất khó khăn”.

Hiện tại, lượng khách ở những cơ sở lưu trú tại Hội An chỉ đạt từ 5% đến 7% vào các ngày thứ Bảy và Chủ nhật. Lượng khách du lịch còn rất thấp nên tâm lý NLĐ dù muốn nhưng họ vẫn còn nghe ngóng chứ chưa mạnh dạn quay lại làm việc.

“Năm 2020, BHXH đã chi trả hơn 5.000 hồ sơ hưởng bảo hiểm thất nghiệp trên địa bàn TP Hội An. Đến năm 2021 thì số lượng hồ sơ hưởng bảo hiểm thất nghiệp giảm còn 900.

Để giải bài toán thiếu hụt nguồn lao động cho ngành Du lịch khi Hội An mở cửa đón khách trở lại, Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội đã kết nối với Hiệp hội Du lịch TP Hội An và Trung tâm Dịch vụ việc làm mở những lớp đào tạo miễn phí về phục vụ nhà hàng, buồng phòng, lễ tân,… để chuẩn bị nguồn lao động lành nghề sẵn sàng đón khách và đảm bảo chất lượng phục vụ”, ông Phúc cho biết thêm.

“Hiện tại, ngành Du lịch của Hội An đang dần phục hồi nhưng lại thiếu nguồn lao động trầm trọng dẫn đến số lượng đoàn viên vẫn chưa thể tăng lại. Sau thời gian dài nghỉ việc do dịch bệnh, NLĐ trong lĩnh vực này đã dịch chuyển sang kinh doanh hoặc làm việc tự do và chưa muốn quay lại”, đồng chí Phùng Hữu – Phó Chủ tịch LĐLĐ TP Hội An cho biết thêm.

Quảng Nam sẽ hỗ trợ Hội An tổ chức chuỗi sự kiện (truyền thông, xúc tiến, quảng bá...) kích cầu du lịch (Ảnh: Phan Nguyên)
Quảng Nam sẽ hỗ trợ Hội An tổ chức chuỗi sự kiện (truyền thông, xúc tiến, quảng bá...) kích cầu du lịch (Ảnh: Phan Nguyên)

Ông Nguyễn Thanh Hồng - Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Quảng Nam cho biết, cùng với nỗ lực của doanh nghiệp, chính quyền đã triển khai những chính sách hỗ trợ để phục hồi ngành Du lịch như: Ngân sách tỉnh hỗ trợ TP Hội An tương ứng đối với khoản kinh phí giảm 50% phí tham quan, hỗ trợ 13 di tích tư nhân (trong 19 di tích thuộc ô vé tham quan phố cổ Hội An) với mức 5 triệu đồng/di tích/01 tháng để bù một phần chi phí, đảm bảo duy trì mở cửa các di tích đón khách tham quan. Hỗ trợ Hội An tổ chức chuỗi sự kiện (truyền thông, xúc tiến, quảng bá...) kích cầu du lịch. Cùng với đó, các trường đào tạo hoạt động trở lại để kịp đào tạo nhân lực cho các lĩnh vực dịch vụ du lịch.

“Với 800 cơ sở lưu trú (năm 2020) thì du lịch Hội An tạo ra cho xã hội ít nhất là 18.000 việc làm trực tiếp và xấp xỉ 40.000 việc làm gián tiếp. Hội An sẽ thiếu nguồn lao động trầm trọng khi du lịch mở cửa trở lại. Vì thế, chúng tôi đang khẩn trương đẩy mạnh xã hội hóa, hỗ trợ doanh nghiệp đào tạo nhân lực du lịch chất lượng. Đa dạng hóa phương thức đào tạo, chú trọng kỹ năng mềm và đạo đức nghề nghiệp, phát triển nhân lực quản lý du lịch và lao động có tay nghề cao. Tổ chức các lớp tập huấn nghiệp vụ thuyết minh và các nghiệp vụ du lịch cho đội ngũ cán bộ. Mở lớp bồi dưỡng kiến thức, cách làm du lịch xanh cho người dân. Mời các chuyên gia nước ngoài có năng lực về du lịch, phát triển du lịch xanh, tư vấn kế hoạch tổng thể phát triển du lịch đạt chất lượng quốc tế giai đoạn 2025 - 2030”, ông Nguyễn Văn Lanh - Phó Chủ tịch UBND TP Hội An thông tin.
Những chiếc xe nôi của lòng nhân đạo Những chiếc xe nôi của lòng nhân đạo
Giá xăng quốc tế và nỗi lo quốc nội Giá xăng quốc tế và nỗi lo quốc nội
Ngôi nhà 4 mặt tiền Ngôi nhà 4 mặt tiền

Tin mới hơn

Học để làm chủ công việc, làm chủ cuộc đời

Học để làm chủ công việc, làm chủ cuộc đời

Trong nhà xưởng, công trường, dây chuyền sản xuất, có hàng nghìn máy vận hành ngày đêm. Nhưng “cỗ máy” lớn nhất, bền bỉ nhất, chính là trí tuệ và đôi tay của người lao động. Nếu không học, không cập nhật tri thức công nhân sẽ bị “bỏ lại” trong “guồng quay” khắc nghiệt của thời đại.
Đội ngũ công nhân trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc

Đội ngũ công nhân trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc

Để đưa đất nước bước vào kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc, Đảng ta đã xác định tháo gỡ các điểm nghẽn về thể chế, phát triển khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số quốc gia; định vị lại và khuyến khích phát huy vai trò của kinh tế tư nhân, huy động mọi nguồn lực cho phát triển; cùng với đó là sắp xếp lại hệ thống bộ máy tổ chức, bảo đảm tinh gọn, hoạt động hiệu lực hiệu quả và phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao - trong đó, việc phát huy vai trò của đội ngũ công nhân có vai trò vô cùng quan trọng.
Văn hóa công nhân với nâng cao năng suất lao động và hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp

Văn hóa công nhân với nâng cao năng suất lao động và hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp

Khi nền kinh tế chuyển đổi từ nông nghiệp sang công nghiệp và tiến hành phát triển công nghiệp theo hướng hiện đại, văn hóa công nhân là chủ đề đặc biệt được quan tâm, trong đó có mục tiêu đóng góp cho tăng năng suất lao động và nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Bài viết chia sẻ quan điểm của tác giả về xây dựng văn hóa công nhân, đặc biệt trong thời kỳ Việt Nam bắt đầu chuyển sang phát triển bền vững hiện nay.

Tin tức khác

Công nhân Việt Nam và hành trình không nghỉ

Công nhân Việt Nam và hành trình không nghỉ

50 năm sau ngày đất nước thống nhất, đã qua rồi cái thời khó khăn gian khổ, khi công nhân phải vật lộn với từng miếng cơm manh áo trong những nhà máy xí nghiệp cũ kỹ. Giờ đây, công nhân Việt Nam đã vươn lên mạnh mẽ, trở thành những người tiên phong trong kỷ nguyên công nghiệp 4.0, làm chủ công nghệ hiện đại, vận hành những hệ thống tự động hóa tinh vi, và là lực lượng không thể thiếu trong nền kinh tế số đang phát triển mạnh mẽ…
Học để hoàn thiện nhân cách, làm giàu trí tuệ

Học để hoàn thiện nhân cách, làm giàu trí tuệ

Chưa bao giờ thế giới thay đổi nhanh như hôm nay. Công nghệ phát triển mỗi giờ, mỗi phút. Một kỹ năng có thể lạc hậu chỉ sau vài năm. Một công nghệ có thể thay đổi cả ngành nghề. Trong dòng xoáy ấy, nếu không học, người lao động sẽ lạc nhịp, tụt hậu, thậm chí bị đào thải.
Những cơ hội học tập “trong tầm tay” cho công nhân thời đại mới

Những cơ hội học tập “trong tầm tay” cho công nhân thời đại mới

"Học để không bị bỏ lại phía sau" - thông điệp từ Tổng Bí thư Tô Lâm càng trở nên cấp thiết khi thị trường lao động liên tục biến động. Vậy, người công nhân cần trang bị những gì và học như thế nào trong bối cảnh mới? Những giải pháp học tập linh hoạt, thiết thực đang mở ra nhiều cơ hội hơn bao giờ hết để người lao động nâng cao năng lực, khẳng định giá trị bản thân.
Luật BHXH 2024: An sinh không dừng lại ở người lao động

Luật BHXH 2024: An sinh không dừng lại ở người lao động

Sửa đổi quy định về điều kiện tuổi của thân nhân hưởng trợ cấp tuất hàng tháng trong Luật BHXH 2024 là lời hồi đáp đầy nhân văn dành cho hàng triệu người lao động và gia đình họ, những người đã âm thầm cống hiến cả cuộc đời cho sự phát triển của đất nước.
Học để không bị bỏ lại phía sau

Học để không bị bỏ lại phía sau

Cách mạng số đang định hình lại sâu sắc thị trường lao động việc làm, đặt ra yêu cầu cấp bách để thích ứng. Để không chỉ tồn tại mà còn kiến tạo giá trị bền vững, người lao động cần phát huy mạnh mẽ tinh thần học tập suốt đời, với sự đồng hành, tiếp sức chiến lược và hiệu quả từ tổ chức Công đoàn.
Luật BHXH 2024: "Neo giữ" người lao động có kinh nghiệm

Luật BHXH 2024: "Neo giữ" người lao động có kinh nghiệm

Với nhiều người lao động, đặc biệt là công nhân nghỉ hưu không hẳn là “dấu chấm hết” cho một hành trình làm việc, mà có khi lại là khởi đầu cho một giai đoạn mới đầy trăn trở: “Tiếp tục cống hiến hay dừng lại”?
Xem thêm