Quảng Nam: Gần 29.000 lượt người lao động được hỗ trợ tiền thuê nhà
Đời sống

Quảng Nam: Gần 29.000 lượt người lao động được hỗ trợ tiền thuê nhà

NGUYỄN LUẬN
Tác giả: NGUYỄN LUẬN
Theo UBND tỉnh Quảng Nam, có 571 doanh nghiệp với 28.977 lượt người lao động đã được ban hành quyết định phê duyệt danh sách và kinh phí chi trả, số tiền hỗ trợ tiền thuê nhà là 15,537 tỷ đồng (tính đến hết ngày 15/8/2022).
Chi hỗ trợ tiền thuê nhà cho NLĐ: Không như kỳ vọng Hỗ trợ tiền thuê nhà cho NLĐ đạt gần 87%, một số địa phương xin gia hạn Công đoàn vận động chủ trọ miễn, giảm tiền thuê nhà cho công nhân

Có 28.977 lượt người lao động được hỗ trợ tiền thuê nhà

Vừa qua, UBND tỉnh Quảng Nam có báo cáo tổng hợp tình hình thực hiện chuyên đề: “Việc thực hiện chính sách hỗ trợ tiền thuê nhà cho người lao động có quan hệ lao động, đang ở thuê, ở trọ, làm việc trong các khu công nghiệp, khu chế xuất, khu vực kinh tế trọng điểm theo Nghị quyết số 43/2022/QH15”.

Báo cáo cho biết, đến hết ngày 15/8/2022, có 571 doanh nghiệp với 28.977 lượt người lao động đã được ban hành quyết định phê duyệt danh sách và kinh phí chi trả với số tiền hỗ trợ 15,537 tỷ đồng.

Theo UBND tỉnh Quảng Nam, thuận lợi trong quá trình triển khai là chính sách hỗ trợ tiền thuê nhà cho người lao động theo quy định tại Quyết định 08/2022/QĐ-TTg ngày 28/3/2022 của Thủ tướng Chính phủ được ban hành kịp thời và có ý nghĩa xã hội nhân văn sâu sắc, góp phần hỗ trợ người lao động, phục hồi sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, giảm thiểu những tác động tiêu cực của đại dịch Covid-19, chia sẻ bớt khó khăn cho người lao động.

Chính sách hỗ trợ tiền thuê nhà cho người lao động đã được sự quan tâm, chỉ đạo thường xuyên của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội; có sự phối hợp, hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc kịp thời của các Sở, Ban, ngành, UBND các huyện, thị xã, thành phố, doanh nghiệp.

UBND tỉnh Quảng Nam cũng đánh giá, chính sách hỗ trợ tiền thuê nhà cho người lao động theo Quyết định số 08/2022/QĐ-TTg ngày 28/3/2022 của Thủ tướng Chính phủ, về đối tượng, điều kiện hỗ trợ được quy định cụ thể, rõ ràng; thủ tục, hồ sơ đơn giản đã tạo thuận lợi cho người lao động trong quá trình làm hồ sơ, doanh nghiệp lập danh sách và các địa phương thẩm định, phê duyệt danh sách và kinh phí hỗ trợ.

Quảng Nam: Gần 29.000 lượt người lao động được hỗ trợ tiền thuê nhà
Có 28.977 lượt người lao động trên địa bàn tỉnh Quảng Nam đã được ban hành quyết định phê duyệt danh sách và kinh phí chi trả hỗ trợ tiền thuê nhà. Ảnh minh họa, nguồn: TTXVN.

Bên cạnh thuận lợi đã nêu trên, UBND tỉnh Quảng Nam cho rằng, trong quá trình triển khai cũng có những khó khăn, bất cập. Cụ thể, đa số doanh nghiệp không kịp thời lập danh sách người lao động đề nghị hỗ trợ tiền thuê nhà hàng tháng mà để gộp 2 hoặc 3 tháng mới lập danh sách theo tháng một lần gửi cho cơ quan bảo hiểm xã hội xác nhận, gửi UBND các huyện, thị xã, thành phố để thẩm định ban hành quyết định phê duyệt danh sách và kinh phí hỗ trợ (đa số hồ sơ đề nghị hỗ trợ phát sinh từ tháng 7/2022, nhất là vào nửa đầu tháng 8/2022). Do đó, dẫn đến tiến độ thực hiện chính sách hỗ trợ tiền thuê nhà cho người lao động giai đoạn đầu thực hiện còn chậm.

Một số địa phương chưa kịp thời thẩm định, phê duyệt danh sách và kinh phí hỗ trợ khi đã nhận được thủ tục, hồ sơ đầy đủ của doanh nghiệp, còn có tâm lý chờ có nhiều hồ sơ để trình phê duyệt.

Khi đã ban hành quyết định phê duyệt danh sách và kinh phí hỗ trợ, một số địa phương chưa chủ động sử dụng nguồn dự phòng và các nguồn kinh phí hợp pháp khác của ngân sách cấp mình để chi hỗ trợ tiền thuê nhà cho người lao động được kịp thời theo quy định tại Quyết định số 1074/QĐ-UBND của UBND tỉnh. Do đó, thời gian đầu tỷ lệ người lao động đã chi hỗ trợ và số tiền đã chi thấp so với số lao động và số tiền theo quyết định phê duyệt.

Giám sát đúng đối tượng, công khai, minh bạch trong hỗ trợ

Theo UBND tỉnh Quảng Nam, trong quá trình triển khai, Liên đoàn Lao động tỉnh đã chỉ đạo các cấp công đoàn chủ động phối hợp với chủ doanh nghiệp thực hiện việc rà soát, hỗ trợ, kiểm tra, giám sát bảo đảm kịp thời, đúng đối tượng, công khai, minh bạch. Đồng thời, phối hợp với chính quyền đồng cấp giải quyết các vướng mắc phát sinh về trình tự thủ tục hồ sơ của người lao động để kịp thời được hỗ trợ.

Ban Thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh đã phối hợp với Hội Nông dân tỉnh tổ chức giám sát việc triển khai thực hiện chính sách, đảm bảo công khai, minh bạch, đúng đối tượng; thành lập các tổ giám sát tại các địa phương để giám sát quá trình triển khai thực hiện chính sách.

Bên cạnh đó, Công an tỉnh đã chỉ đạo các phòng chuyên môn, nghiệp vụ, công an các cấp phối hợp với các ngành, cơ quan liên quan và UBND các huyện, thị xã, thành phố xác định tình hình cư trú của người lao động.

LĐLĐ tỉnh Quảng Nam: Hỗ trợ gần 500 triệu đồng xây dựng 12 mái ấm cho nữ công nhân LĐLĐ tỉnh Quảng Nam: Hỗ trợ gần 500 triệu đồng xây dựng 12 mái ấm cho nữ công nhân

Ngày 03/3, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) tỉnh Quảng Nam tổ chức Hội nghị tổng kết hoạt động nữ công và phong trào “Giỏi việc ...

Người lao động cần làm gì để được hưởng kinh phí hỗ trợ chữa bệnh nghề nghiệp? Người lao động cần làm gì để được hưởng kinh phí hỗ trợ chữa bệnh nghề nghiệp?

Khi được xác định mắc bệnh nghề nghiệp (BNN), tùy vào tình trạng bệnh, người bệnh sẽ được quỹ bảo hiểm y tế chi trả. ...

Gần 320.000 công nhân lao động được vay từ gói tín dụng 20.000 tỷ đồng Gần 320.000 công nhân lao động được vay từ gói tín dụng 20.000 tỷ đồng

Theo Ban Quan hệ lao động (Tổng LĐLĐ Việt Nam), hiện đã có gần 320.000 đoàn viên, người lao động được vay 5.345 tỉ đồng ...

Tin mới hơn

Văn hóa công nhân với nâng cao năng suất lao động và hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp

Văn hóa công nhân với nâng cao năng suất lao động và hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp

Khi nền kinh tế chuyển đổi từ nông nghiệp sang công nghiệp và tiến hành phát triển công nghiệp theo hướng hiện đại, văn hóa công nhân là chủ đề đặc biệt được quan tâm, trong đó có mục tiêu đóng góp cho tăng năng suất lao động và nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Bài viết chia sẻ quan điểm của tác giả về xây dựng văn hóa công nhân, đặc biệt trong thời kỳ Việt Nam bắt đầu chuyển sang phát triển bền vững hiện nay.
Luật BHXH 2024: An sinh không dừng lại ở người lao động

Luật BHXH 2024: An sinh không dừng lại ở người lao động

Sửa đổi quy định về điều kiện tuổi của thân nhân hưởng trợ cấp tuất hàng tháng trong Luật BHXH 2024 là lời hồi đáp đầy nhân văn dành cho hàng triệu người lao động và gia đình họ, những người đã âm thầm cống hiến cả cuộc đời cho sự phát triển của đất nước.
Luật BHXH 2024: "Neo giữ" người lao động có kinh nghiệm

Luật BHXH 2024: "Neo giữ" người lao động có kinh nghiệm

Với nhiều người lao động, đặc biệt là công nhân nghỉ hưu không hẳn là “dấu chấm hết” cho một hành trình làm việc, mà có khi lại là khởi đầu cho một giai đoạn mới đầy trăn trở: “Tiếp tục cống hiến hay dừng lại”?

Tin tức khác

Luật BHXH 2024: Người công nhân không phải “đánh đổi” sinh mạng cho từng ngày công

Luật BHXH 2024: Người công nhân không phải “đánh đổi” sinh mạng cho từng ngày công

Trong hành trình mưu sinh, người công nhân không chỉ đối mặt với sự khắc nghiệt của dây chuyền sản xuất, mà còn phải “vật lộn” với những căn bệnh hiểm nghèo, mãn tính kéo dài tháng năm.
Luật BHXH 2024: Công nhân nghỉ ốm không phải giấu, phải sợ, phải đánh đổi

Luật BHXH 2024: Công nhân nghỉ ốm không phải giấu, phải sợ, phải đánh đổi

Giữa hàng triệu lượt nghỉ ốm mỗi năm của người lao động, đã từng có biết bao buổi làm dang dở, những lần gắng gượng trở lại ca vì sợ bị trừ lương, mất chuyên cần hay mất bảo hiểm y tế.
Công nhân và việc học tập suốt đời

Công nhân và việc học tập suốt đời

“Học tập suốt đời” là tên bài viết được hưởng ứng rộng rãi và tạo tiếng vang lớn của Tổng Bí thư Tô Lâm thời gian gần đây. Vấn đề này được nhìn nhận như một trong những giải pháp, yêu cầu tối quan trọng để phát huy tiềm năng, sức sáng tạo của con người Việt Nam, trong đó có đội ngũ công nhân lao động, góp phần thực hiện thắng lợi khát vọng vươn mình của dân tộc.
Công nhân ngành điều tại Bình Phước: Người giữ hồn cho nông sản Việt

Công nhân ngành điều tại Bình Phước: Người giữ hồn cho nông sản Việt

Giữa những con số xuất khẩu hàng tỷ USD mỗi năm của ngành điều Việt Nam, ít ai để ý rằng đằng sau thành công ấy là những đôi tay chai sạn, những giọt mồ hôi rơi giữa xưởng nóng và những câu chuyện đời thầm lặng của người lao động. Từ những người phụ nữ ngồi bó gối bên rổ điều sống để tách vỏ, đến những công nhân vận hành dây chuyền sản xuất hiện đại, họ chính là những mắt xích bền bỉ góp phần đưa hạt điều Việt Nam có mặt tại hơn 90 quốc gia trên thế giới.
Luật BHXH 2024: Khi pháp luật lắng nghe tiếng lòng người mẹ

Luật BHXH 2024: Khi pháp luật lắng nghe tiếng lòng người mẹ

Giữa nhịp sống tất bật nơi các khu công nghiệp, hàng triệu nữ công nhân vẫn âm thầm lao động, cống hiến và hy sinh, mang trên vai không chỉ gánh nặng mưu sinh mà còn cả giấc mơ làm mẹ.
Luật BHXH 2024: Một “cú chạm” – một thông điệp

Luật BHXH 2024: Một “cú chạm” – một thông điệp

Không còn phải rời xưởng sớm để nộp một tờ đơn. Không còn mất công cả buổi để đi xin xác nhận giấy tờ. Không còn cảnh ngồi hàng giờ trước cánh cửa cơ quan BHXH với ánh mắt lo lắng.
Xem thêm